,
221
5921
Tin tức - Sự kiện
tintuc-sukien
/giaoduc/tuyensinh/tintuc-sukien/
886238
Trường phổ thông khởi động thi trắc nghiệm
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Trường phổ thông khởi động thi trắc nghiệm

Cập nhật lúc 06:19, Thứ Sáu, 12/01/2007 (GMT+7)
,

Hầu hết các trường THPT ở TP.HCM đều không thụ động ngồi chờ hướng dẫn thi trắc nghiệm (TN) của Bộ GD-ĐT mà đều rục rịch khởi động chuẩn bị cho HS mình...

Ngân hàng đề: Không đơn giản!

Học sinh Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) thi thử trắc nghiệm môn ngoại ngữ từ năm học 2005-2006 - Ảnh: K.L

Ông Kim Vĩnh Phúc, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, cho biết: “Do trường có nhiều máy vi tính nên từ lâu đã kiểm tra 15 phút TN trên máy  bốn môn toán, lý, hóa, ngoại ngữ cho tất cả khối lớp. Với bài kiểm tra một tiết cũng áp dụng cho lớp 10, các lớp THCS. Riêng lớp 12 đã đưa TN vào kiểm tra ngoại ngữ một tiết”.

Không ít thì nhiều, hầu như trường nào cũng đã từng cho HS làm quen với cách thi TN trong các bài kiểm tra thường xuyên (đa số làm với các môn sử, địa, ngoại ngữ) nhưng đó mới chỉ làm quen với hình thức thi, chưa đánh giá được chiều sâu kiến thức HS. Vì vậy, để cấp tốc cho HS tiếp cận TN với bốn môn như năm nay, các trường đều đặt yêu cầu từ bây giờ, bài kiểm tra 15 phút trở lên phải bằng hình thức TN. Và với yêu cầu này, đề thi  trở thành mối lo hàng đầu của giáo viên (GV), ban giám hiệu, bởi làm đề thi TN khó khăn gấp nhiều lần so với đề thi tự luận.

Ông Nguyễn Hoàng Việt, hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận, nhìn nhận: “Đau đầu nhất là đề thi. Soạn một đề thi TN không đơn giản như soạn đề tự luận. TN có nhiều loại, mỗi loại có cách đặt câu riêng, mỗi môn cũng có cách đặt câu hỏi khác nhau. Soạn mỗi câu TN có khi phải mất 10-15 phút. Phải là  GV nhiều kinh nghiệm mới có thể soạn tốt. Chưa kể còn phải qua kiểm định nhiều lần mới có thể có bộ đề chuẩn xác”.

Trong khi đó, vì lo trường mới, GV hầu hết đều trẻ, có nhiệt tình nhưng chưa có kinh nghiệm trong việc làm đề TN nên từ cuối năm học 2005-2006 Trường THPT Lương Thế Vinh đã mời TS Trần Đức Nghĩa (phó giám đốc ĐHQG TP.HCM) và các thầy ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM về tập huấn hai đợt cho GV cách làm đề.

Thế nhưng nhanh nhạy hơn cả có lẽ là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Từ năm ngoái, khi Bộ GD-ĐT bắt đầu triển khai thi TN môn ngoại ngữ, nhà trường đã có kế hoạch mua máy chấm thi. Năm nay bộ chính thức thông báo sẽ thi TN bốn môn thì chiếc máy và phần mềm có giá 100 triệu đồng đã có mặt tại trường. Theo ông hiệu trưởng Võ Anh Dũng: “Mấy ngày nay đã có nhiều hiệu trưởng gọi đến tìm hiểu. Chúng tôi mua máy chấm không chỉ để giúp việc chấm thi nhanh, chính xác mà quan trọng hơn, máy có thể phân tích được bài làm của HS (mỗi câu có bao nhiêu HS chọn đáp án A, B, C, D)”.

Thi kiểu nào dạy kiểu đó

“Đề thi cũng lo nhưng không lo bằng cách dạy bởi thi kiểu nào dạy kiểu đó!”, nhiều hiệu trưởng tâm sự. Cụ thể hơn, ông Nguyễn Bác Dụng, hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, giải thích: “Nếu trước đây dạy thi tự luận GV có thể cắt bớt phần đọc thêm, những phần không cho là quan trọng  thì với cách thi TN phải dạy đủ, có hệ thống, toàn bộ chương trình có sự liên thông với nhau. Với dạng bài tập, trước đây có thể tập trung mức độ khó nhưng nay phải tập thật vững căn bản (dĩ nhiên HS giỏi vẫn có những bài luyện tập khó), rồi cách làm bài cũng phải thay đổi”.

Với cách dạy và học này, lo lắng nhất là các trường có đầu vào thấp.  Trước đây, những trường này thường tập trung dạy trọng tâm, nay HS phải học dàn đều chi tiết toàn chương trình là một thách thức không nhỏ. Còn với các trường nói chung, nhiều hiệu trưởng dự báo khả năng điểm thi các môn TN năm nay sẽ không cao. Đây là điều mà phụ huynh HS cần chuẩn bị trước về tâm lý.

Bên cạnh đó, ông Võ Anh Dũng, hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, còn lo ngại: “Thi TN, HS chỉ cần có đáp số đúng mà không cần biết làm thế nào để ra đáp số đó, như vậy HS sẽ dùng kiến thức ngoài chương trình (có thể dùng kiến thức bậc đại học) để đạt được kết quả nhanh nhất, tức phải đi học thêm (vì nhà trường chỉ dạy theo sách). Điều này mâu thuẫn với chủ trương giảm tải của bộ. Mặt khác, nếu bài kiểm tra thường xuyên trường áp dụng 100% TN  để luyện tập cho HS thì GV cũng không đánh giá được quá trình học, việc hiểu bài của HS để có hướng điều chỉnh”.

(Theo Tuổi Trẻ)

,
,