,
221
5921
Tin tức - Sự kiện
tintuc-sukien
/giaoduc/tuyensinh/tintuc-sukien/
803429
Thi tốt nghiệp: "Làm chặt, lãnh đạo tỉnh lại có ý kiến..."
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Thi tốt nghiệp: 'Làm chặt, lãnh đạo tỉnh lại có ý kiến...'

Cập nhật lúc 14:48, Thứ Bảy, 03/06/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Những lộn xộn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được Bộ GD-ĐT xử lý như thế nào? Khâu coi thi được đánh giá ra sao khi có nhiều biểu hiện thả lỏng từ phía giám thị? VietNamNet đã có cuộc trao đổi với Phó Chánh Thanh tra Giáo dục (Bộ GD-ĐT) Trần Bá Giao ngay sau buổi họp báo tối 2/6 khi kết thúc kỳ thi THPT.

Soạn: AM 795649 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Trần Bá Giao "Chống tiêu cực không chỉ ngành giáo dục mà phải có sự phối hợp..." Ảnh Kiều Oanh

- Thưa ông, thực tế nhiều những điểm "nóng" về thi tốt nghiệp THPT, đến năm nay, vẫn nóng. Vậy, có hay không việc "trên bảo dưới không nghe" và Bộ GD-ĐT sẽ thể hiện sự kiên quyết xử lý  đến đâu?

Đối với những sai phạm báo chí phản ánh, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu kiểm điểm, giải trình cụ thể về từng vấn đề...

Trong đó, nêu rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đơn vị để có biện pháp xử lý. Không chỉ xem xét khâu tổ chức thi mà việc chấm thi, phúc tra bài thi cũng góp phần giúp chấn chỉnh những sai phạm...

Mặt khác, năm nay kết quả thi phổ thông được dùng so sánh với điểm thi vào ĐH tới đây để chỉ ra những địa phương nào coi thi tốt nghiệp không nghiêm hoặc chạy theo thành tích....

Việc chống tiêu cực không chỉ có ngành giáo dục làm được. Ngay sau kỳ thi, Bộ GD-ĐT sẽ kiến nghị với lãnh đạo của các địa phương báo chí phản ánh có tình trạng lộn xộn cùng phối hợp để có biện pháp xử lý nghiêm.

-Những biện pháp đó năm nào Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo. Nhưng, xem ra, vì chưa có xử lý mạnh tay nên tình trạng coi thi không nghiêm ở nhiều Hội đồng thi vẫn tái diễn?

Rõ ràng việc xử lý phải tuân thủ theo quá trình. Có thể khẳng định, kỳ thi tuyển sinh của những năm gần đây năm sau có chuyển biến tích cực hơn năm trước. Còn thi tốt nghiệp THPT cũng do nhận thức của từng địa phương vì vẫn có quan điểm "để cho học sinh (HS) đỗ tốt nghiệp".

Về chỉ đạo của Bộ GD-ĐT cũng đã rất kiên quyết. Nhưng, phải chuyển biến nhận thức trong đội ngũ giáo viên. Nghĩa là phải có chuyển biến để đánh giá đúng thực chất lực học của HS hơn nữa chứ không phải chạy theo tỷ lệ. Hoặc vì lòng thương, nể nang với HS mà lơ là nhiệm vụ coi thi...

Muốn chuyển nhận thức này thì không chỉ ngành giáo dục mà phải là lãnh đạo các địa phương. Chính quyền phải vào cuộc và phải có những quan điểm thống nhất cùng với ngành giáo dục. Chứ nếu ngành giáo dục làm chặt thì có thể tỷ lệ tốt nghiệp của HS tụt đi với tỷ lệ cách biệt so với năm trước thì lãnh đạo tỉnh lại có ý kiến đối với ngành.

- Đây có phải là lý do khiến cho việc xử lý những sai phạm trong thi cử chưa hiệu quả?

Tôi không bình luận đó có phải là lý do không. Nhưng đó là một trong những vấn đề mà chúng ta nên nhìn thẳng vào sự thật...

- Có nghĩa, nếu nhận thức không thay đổi thì những lộn xộn trong thi cử nó sẽ có ảnh hưởng lớn đến thực chất đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông?

Để làm được, không chỉ có thay đổi nhận thức. Còn nhiều yếu tố khác, trong đó làm sao cho HS tự giác học và đạt được mong muốn vượt qua kỳ thi tốt nghiệp bằng thực lực của chính mình. Về vấn đề này, nên có điều tra để xem HS nhận thức về chuyện thi như thế nào? Thái độ ứng xử, đạo đức trong học tập, thi cử ra sao?....

- Với những lộn xộn được phản ánh, ông có nghĩ khâu thanh tra tới đây phải có những thay đổi về hình thức?

Dựa vào kết quả rút kinh nghiệm của từng năm và khâu thanh tra đã có những đổi mới, cải tiến. Ví như, tăng cường lực lượng thanh tra chéo từ địa phương này sang địa phương khác. Đồng thời, tăng cường hơn việc thanh tra đột xuất, chứ không phải là thanh tra thông báo.

Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ có những đoàn thanh tra đến những điểm thi "nóng" để tạo nên hoạt động thanh tra đa dạng hơn và có chiều sâu để có tác dụng chấn chỉnh.

Cùng với đó phải xử lý nghiêm hơn những trường hợp vi phạm quy chế thi. Tuy nhiên, để xử lý nghiêm cũng đòi hỏi phải dũng cảm.

Khâu xử lý đã được phân cấp cho các cơ sở giáo dục, các cấp quản lý giáo dục, cấp ủy và chính quyền từng địa phương.

Nếu có sự bao che giữa các đơn vị trong địa phương thì vai trò của Bộ GD-ĐT sẽ như thế nào?

Tất nhiên Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo xử lý. Và trách nhiệm của Bộ chỉ dừng ở đó vì khâu xử lý những sai phạm của từng cá nhân, đơn vị đã được phân cấp cho các địa phương. Đối với những trường hợp trực tiếp của Bộ thì mình phải xử lý và kiến nghị việc xử lý...

- Trước  kỳ thi, các địa phương đều báo cáo đã tập huấn cho cán bộ coi thi đúng quy chế. Tuy nhiên, thực tế tình trạng "thả" cho HS chép tài liệu hoặc "tiếp tay" cho HS...vẫn phổ biến ở nhiều Hội đồng thi. Có mâu thuẫn không khi có phản ánh lộn xộn nhưng kết thúc kỳ thi, lại chỉ có 1 giám thi vi phạm?

Tôi vẫn khẳng định là phải làm chuyển biến nhận thức của từng giáo viên - đây là vấn đề không dễ. Năm nay, những điểm thi có phản ánh những điểm nóng sẽ giúp cho Bộ GD-ĐT chỉ đạo khâu coi thi chuyển biến hơn nữa. Có thể năm nay đã có chuyển biến, nhưng đã đáp ứng yêu cầu chưa - thì chưa...

- Xin cảm ơn ông!

  • Kiều Oanh (thực hiện)

Ý kiến của bạn:

 

,
,