,
221
5922
Hướng Nghiệp
huongnghiep
/giaoduc/tuyensinh/huongnghiep/
940290
"Chọn nghề cùng bạn": Nghiên cứu văn hoá dân tộc
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

'Chọn nghề cùng bạn': Nghiên cứu văn hoá dân tộc

Cập nhật lúc 03:31, Thứ Bảy, 30/06/2007 (GMT+7)
,
(VietNamNet) - Tôi sẵn sàng cầm bút điền vào phiếu đăng kí dự thi ngành Văn hoá dân tộc thiểu số của trường ĐH Văn hoá Hà Nội, mà không một chút do dự. Vì tôi nghĩ, nếu được đào tạo trong một môi trường chuyên nghiệp thì ước mơ trở thành nhà nghiên cứu văn hoá của tôi sẽ thành hiện thực.
 

Lĩnh vực "Nghiên cứu văn hoá" đang cần sự tham gia của những người trẻ. Ảnh minh họa.

Tâm sự của bạn Ngô Bá Hoà, Thôn Phai Lay, xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, Lạng Sơn gửi về "Chọn nghề cùng bạn".
 
Tôi sinh ra nơi vùng núi phía Đông Bắc Tổ quốc. Nơi có những bản sắc văn hoá rất đa dạng của các thành phần dân tộc ít người. Từ bé, tôi đã lớn lên bên những câu sli, câu lượn, những lời then và những thú chơi tao nhã.
        
Mùa xuân, mọi người tấp nập đi dự hội "lồng tồng" tôi cũng hoà vào dòng người đi trẩy hội. Tuổi thơ tôi trôi qua êm đềm bên những trò chơi dân tộc, những bản sắc văn hoá.
 
Khi tôi lớn lên, những bản sắc văn hoá ấy mai một dần đi, ngày hội làng vẫn có những trò chơi, nhưng người ta biểu diễn không còn hay như trước. Tôi có cảm giác những trò chơi này chỉ được tổ chức gọi là tục lệ thôi, chứ người ta chẳng quan tâm mấy đến tâm lý người xem cả.
 
Các cụ già trong làng, sau khi xem chỉ biết lắc đầu mà bảo rằng, "Ngày xưa các cụ không biểu diễn qua loa như này, còn nhiều cái hay hơn sao chẳng thấy đâu?". Bây giờ thì giảm bớt tình tiết của các thú chơi, chắc đến ngày sau họ cũng chẳng thèm chơi nữa. Đó là một nỗi lo lớn của những người đi trước.
 
Điều các cụ băn khoăn quả là dễ hiểu. Đối với tôi, một người yêu những bản sắc văn hoá thì điều đó càng dễ hiểu. Trong lòng tôi luôn thường trực một nỗi lo, tôi sợ rằng những lớp người già tuổi sẽ mất dần đi và những người sinh sau tôi sẽ không còn biết đến đến những bản sắc văn hoá ấy nữa. Chỉ đơn giản như tiếng nói của người dân tộc (tiếng Tày, Nùng, Dao...) ngày càng mai một dần. Quá nửa lớp người bằng tuổi tôi không biết nổi một câu tiếng dân tộc, mặc dù họ phần đa là người dân tộc sống ở các thành phố, thị trấn.
 
Yêu văn hoá, say mê các thú chơi dân tộc, tôi lại được trời phú cho một chút năng khiếu về nghệ thuật. Tôi đã có những bài sưu tầm văn hoá dân gian được các nhà chuyên môn đánh giá khá tốt ( hiện nay tôi đang là Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn).
 
Mới chưa đầy hai mươi tuổi đời, vừa tốt nghiệp lớp 12, tôi sẵn sàng cầm bút điền vào phiếu đăng kí dự thi ngành Văn hoá dân tộc thiểu số của trường ĐH Văn hoá Hà Nội, mà không một chút do dự. Vì tôi nghĩ, nếu được đào tạo trong một môi trường chuyên nghiệp thì chắc chắn ước mơ trở thành nhà nghiên cứu văn hoá của tôi sẽ thành hiện thực. Những bản sắc văn hoá không những cần lưu truyền đến mai sau, mà còn cần phải nghiên cứu chúng để tìm thấy cái hay, cái đẹp, không chỉ ở hình thức là những trò chơi, mà tôi tin rằng những bản sắc văn hoá ấy còn gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với những câu chuyện xa xưa mà phải qua nghiên cứu, qua tìm hiểu mới thấy hết được.
 
Thông qua diễn đàn "Chọn nghề cùng bạn" tôi rất mong nhận được những lời tư vấn và chia sẻ của các nhà chuyên gia, của tất cả các bạn có cùng ước mơ như tôi và cả những bạn quan tâm đến văn hoá dân tộc.
                                  
  • Ngô Bá Hoà (Thôn Phai Lay, xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, Lạng Sơn)
     

Diễn đàn "Chọn nghề cùng bạn" (xem chi tiết tại đây)

Hình thức:  Gửi bài viết hoặc những băn khoăn, thắc mắc của bạn về sự lựa chọn nghề nghiệp của mình. Với mỗi bài viết hoặc ý kiến, các bạn sẽ nhận được nhận xét của nhóm tư vấn về: cách lựa chọn, cách tư duy để lựa chọn. Phần nhận xét của các nhà tư vấn sẽ giúp thí sinh có thêm cái nhìn về lựa chọn của mình. Các nhà đào tạo, nhà tuyển dụng và các chuyên gia trong từng lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể do VietNamNet mời sẽ tham gia góp ý cho bạn.

Những bài viết được lựa chọn sẽ đăng tải trên VietNamNet và được trả nhận nhuận bút theo quy định. Ngoài ra, bạn sẽ có cơ hội nhận được quà tặng hằng tháng và quà tặng chung cuộc khi kết thúc diễn đàn.

Quà tặng:

Quà tặng tháng: Mỗi tháng sẽ trao giải cho 1 bài viết thú vị nhất: 500.000 đồng và học bổng trị giá 400USD tại Trung tâm Đào tạo Lập trình viên quốc tế Aprotrain-Aptech.

Quà tặng tổng kết:

Bài viết hay nhất (1 bài): 1 triệu đồng và học bổng 1.800USD tại Trung tâm Đào tạo Lập trình viên quốc tế Aprotrain-Aptech.

Bài viết ấn tượng (2 bài): Mỗi bài 500.000 đồng và học bổng 900USD tại Trung tâm Đào tạo Lập trình viên quốc tế Aprotrain-Aptech.

Đơn vị tài trợ:  Trung tâm Đào tạo Lập trình viên quốc t ế Aprotrain-Aptech; tầng 4, tòa nhà 285 Đội Cấn, Hà Nội; website: http://www.aptech-news.com.

Địa chỉ gửi bài: Thư từ bài vở xin gửi về: Ban Giáo dục, báo điện tử VietNamNet, số 4 Láng Hạ, Hà Nội hoặc địa chỉ email: giaoducvnn@yahoo.com. Lưu ý, để tiện liên hệ, các bạn ghi rõ địa chỉ, email, điện thoại liên lạc

 
,
,