,
221
5922
Hướng Nghiệp
huongnghiep
/giaoduc/tuyensinh/huongnghiep/
883894
Chọn nhầm trường, đi nhầm đường
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Chọn nhầm trường, đi nhầm đường

Cập nhật lúc 10:43, Thứ Hai, 08/01/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Sau mấy năm học ĐH, nhiều SV mới nhận ra là ngành nghề mình theo học là không phù hợp. Chọn trường không theo sở trường và tính cách đã khiến nhiều SV phải làm lại từ đầu hoặc tiếp tục buông xuôi.

Cân nhắc thật kỹ trước khi chọn trường. Ảnh: Lê Anh Dũng

Hồng Hải, SV năm thứ 3, Khoa Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội, là một cô gái năng động, hay nói hay cười.

Hải thi vào ĐHSP chỉ vì mong muốn được giống như… cô giáo dạy văn của mình! Sau gần 3 năm học, H bắt đầu cảm thấy chán nản.

Trong đầu cô luôn luôn thường trực những câu hỏi như: Tại sao ngày xưa mình lại thi vào ngành này? Sao lại có một nghề buồn tẻ đến như vậy?... Nhưng H chưa dám nghĩ đến chuyện bỏ dở con đường đã chọn mấy năm qua vì sợ gia đình không đồng ý. Thế là cô đành cố gắng học và cố gắng tìm niềm vui ở nghề nghiệp tương lai.

Trường hợp của Nhã, SV năm thứ 3 Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Thuỷ lợi còn phổ biến hơn. Xuất thân từ một miền quê nghèo, cô quyết tâm học tập để thoát khỏi cảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau”, quyết tâm học tập để đổi đời.

Cuối cùng ước mơ cũng thành hiện thực. Nhã chọn Khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Thuỷ lợi HN chỉ vì  thấy mọi năm khoa này lấy điểm thấp, phù hợp với sức học của cô. Trong đầu cô không hề có chút tưởng tượng nào về ngành học của mình. Học được 2 năm, Nhã nhận ra là mình không theo đuổi được ngành này.

Nhã là người chậm chạp, ít giao tiếp và ít sáng tạo trong khi ngành học lại đòi hỏi sự năng động rất cao. Hiện giờ, nỗi lo lắng lớn nhất của N là ra trường sẽ… thất nghiệp! Nhã chỉ có mơ ước là sau khi học xong 5 năm ĐG, cô sẽ được làm nhân viên văn phòng ở một nơi nào đó. Nhiều lần nghĩ đến việc bỏ học, tìm một ngành khác phù hợp với mình, nhưng nghĩ đến bố mẹ tần tảo suốt mấy năm trời, lại sợ xóm làng dị nghị nên Nhã đành thôi, cố nhắm mắt học cho xong rồi đến đâu thì đến.

Còn nhớ cách đây vài năm, bạn bè và gia đình Cường không thể hiểu nổi quyết định bỏ học Khoa Toán tin, ĐHQG HN để thi vào ĐH Bách khoa sau 3 năm theo đuổi. Ai cũng nghĩ, học ở ngôi trường như vậy mà Cương còn bỏ thì không biết cậu ao ước gì hơn. Lí do của Cương rất đơn giản, ngành nghiên cứu không hợp với tính cách cậu. Cậu thích những ngành ứng dụng và làm việc thực tế. Thế là bỏ mặc tất cả sự can ngăn của mọi người, Cương hy sinh 3 năm học ở ĐHQG để thi đỗ ĐH Bách khoa HN. Hiện đang là SV năm thứ 2, dù sẽ ra trường sau các bạn cùng trang lứa, nhưng Cương vẫn cảm thấy vui vẻ và thoải mái vì được sống đúng môi trường mình thích.

Có thể thấy sự lựa chọn ngành nghề của học sinh phổ thông thường rất cảm tính. Họ chỉ chọn theo ý thích, theo năng lực học tập mà không hề biết rằng lựa chọn nghề nghiệp là cả quá trình, đòi hỏi phải hiểu nghề, yêu nghề và đặc biệt là phải phù hợp với cá tính của mỗi người. Điều này không có sách vở nào dạy, trong khi toàn bộ thời gian của học sinh chỉ được tập trung vào lượng kiến thức “khổng lồ” trong sách giáo khoa. Vì thế, nhiều người khi đã là SV mới hối hận vì đã trót… nhầm đường!

  • Nguyễn Thị Cẩm Quyên (Học viện Báo chí Tuyên truyền)
,
,