,
221
5922
Hướng Nghiệp
huongnghiep
/giaoduc/tuyensinh/huongnghiep/
774402
Phép tư duy về bản thân
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Phép tư duy về bản thân

Cập nhật lúc 14:11, Thứ Sáu, 09/03/2007 (GMT+7)
,

Tại sao  không thể tự kiểm tra chính mình trước khi đặt bút ghi vào hồ sơ đăng ký dự thi bằng cách thực sự viết một bài luận - một cách phải vắt óc suy nghĩ, tư duy một cách nghiêm túc về bản thân mình trước bước ngoặt lớn của cuộc đời?

(Mời bạn tham gia diễn đàn: "Tuyển sinh 2007: "Chọn nghề cùng bạn")

Soạn: AM 726667 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Theo truyền thống tuyển sinh ĐH ở Mỹ, mỗi HS ngoài việc nộp điểm tổng kết các môn và điểm các kỳ thi sát hạch theo chuẩn quốc gia sẽ phải viết một bài luận về bản thân.  Bài luận hay, sâu sắc, trung thực, là một tiêu chuẩn quan trọng để được xét tuyển vào các trường ĐH đặc biệt là các trường có tên tuổi.  

Đây là một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn, không chỉ vì áp lực “phải vào được ĐH” đè nặng lên bài luận này mà chính bởi công việc này đòi hỏi họ phải vắt óc suy nghĩ, tư duy một cách nghiêm túc về bản thân mình trước ngưỡng cửa lớn - ĐH. 

Ở Việt Nam, cách thức tuyển sinh vẫn chưa áp dụng cách tuyển chọn tới từng cá nhân như vậy. Nhưng tại sao bạn lại không thể tự mình kiểm tra chính mình trước khi đặt bút ghi vào hồ sơ đăng ký dự thi bằng cách thực sự viết một bài luận - một hình thức đòi hỏi phải vắt óc suy nghĩ, tư duy một cách nghiêm túc về bản thân mình trước ngưỡng cửa lớn? 

Điều gì ảnh hưởng đến em?  

Một trong những chủ đề thường thấy nhất ở các bài luận vào ĐH của HS Mỹ là viết về những dấu ấn quan trọng đã tạo nên tính cách và phẩm chất hiện tại của cá nhân họ. 

Đây là một cách để các bạn giãi bày qua trang giấy những điều khá riêng tư và đặc biệt về bản thân thông qua những gì ảnh hưởng tới thế giới quan mình.  Đối với một số người, đó là tính cách và cách sống của một người thân. 

Một bạn đã chọn viết về mẹ mình: “Mẹ tôi là người bạn, có thể tranh luận bất tận với tôi về các danh hoạ nổi tiếng mẹ yêu thích, là người mẹ luôn có mặt khi các con cần, là người phụ nữ xông xáo trong mọi hoạt động xã hội để giúp những người khốn khó…Lớn lên với một tấp gương như vậy, tôi được mẹ truyền cho nhiệt huyết, lòng say mê học tập để có những kiến thức mới…Nhưng quan trọng hơn cả, tôi hiểu được việc cống hiến cho xã hội có ý nghĩa như thế nào, nó cho tôi cách nhìn mới về cuộc sống và tình yêu thương”. 

Với người khác, ảnh hưởng lớn nhất có thể xuất phát từ một bộ phim, một cuốn sách, hoặc tham dự một chuyến du lịch mạo hiểm. Một HS kể về một lần vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân để vào thám hiểm một hầm tối ở Nam Phi đã giúp bạn rèn được tính liều lĩnh và ham khám phá:  “Kể từ ngày đó, tôi luôn giữ trong mình một tinh thần ham thích phiêu lưu. Dù không khoẻ lắm, tôi vẫn đi chơi lướt ván thường xuyên. Tôi không ngần ngại ăn thử thịt cá sấu, thịt ngựa, và trứng đà điểu, thậm chí còn phi trên những con đà điểu đã đẻ trứng đó nữa. Tôi đi thăm Nhật Bản và học vài câu tiếng Nhật, học cách cầm đũa, ăn trưa với kanguru, học một điệu nhảy của người thổ dân Úc, thậm chí tôi còn lôi mẹ tôi-người vốn rất sợ độ cao- lên đỉnh núi ở Auvergne...Có lẽ nếu không có ngày can đảm chui vào cái hầm tối đáng sợ kia thì tôi đã không trở thành con người thích mạo hiểm như hôm nay…” .

Hãy kể về giấc mơ  

Bài luận vào ĐH cũng là nơi một số bạn trẻ Mỹ thể hiện những mơ ước tương lai của mình: làm luật sư, bác sĩ, giáo viên, nhà hoạt động xã hội…Khác với khi còn bé, ai cũng có thể trả lời rất vô tư về việc làm mơ ước trong tương lai,ở bài luận vào ĐH họ phải có lý lẽ xác đáng cho một mục tiêu mơ ước nào đó mà họ muốn tiếp tục theo đuổi khi vào ĐH. 

Ước mơ có thể xuất phát từ lý do cá nhân hay vì sở thích, điều quan trọng là phải được diễn giải hợp lý và trung thực.  

Khác với VN, thời điểm chuẩn bị làm hồ sơ của thí sinh nộp đến các trường ĐH bắt đầu từ rất sớm (cuối học kỳ 1 của năm lớp 12).  Để vào được trường ĐH ở Mỹ,  mỗi HS cuối cấp phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm CV, điểm số trung bình, điểm một số bài thi bắt buộc (SAT hoặc ACT có thể thi rải rác các đợt khác nhau trong năm), ít nhất một bài luận cá nhân, và giới thiệu của một vài giáo viên. Một HS có thể gửi hồ sơ đến bao nhiêu trường tuỳ thích.  Hội đồng xét tuyển ở các trường sẽ căn cứ vào toàn bộ hồ sơ và xét duyệt xem ai có đủ trình độ và đặc điểm phù hợp với trường của họ.  Ở các trường ĐH danh tiếng như Yale, Harvard, Columbia… luôn có sự cạnh tranh rất mạnh giữa các thí sinh, tỷ lệ được nhận lên đến 1/10 – 1/15.  Bài luận được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất để quyết định thí sinh có được nhận vào trường hay không.

Một bạn giãi bày trong bài luận của mình về niềm đam mê trở thành nhà thiên văn học:

“Khi đêm xuống trên đỉnh núi, tôi ngước nhìn những vì sao đến khi chúng đầy kín bầu trời. Tôi không thể không bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của vũ trụ, và biết rằng mình không thể rời bỏ ước mơ tìm hiểu thêm về thế giới đó, mặc dù biết con đường khoa học này sẽ tràn đầy khó khăn và thất vọng. Nhìn thấy sao Thổ mọc và những mảnh thiên thạch rơi, tôi vừa cảm thấy mình nhỏ bé và vô nghĩa, vừa thấy rõ được mục đích sống của mình. Tôi thấy mình bị thôi thúc bởi ý muốn được tìm hiểu nguyên do và nguồn gốc của những hiện tượng này.  Tôi muốn trèo lên đỉnh núi tri thức mà vấn có thể dành thời gian để cảm nhận vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh.  Chỉ khi đó vẻ đẹp của vũ trụ và việc nghiên cứu khoa học mới được hoà quyện làm một.  Mơ ước suốt đời của tôi là đạt được sự hoà quyện của hai thế giới đó.”  

Dù hay hoặc chưa hay, mỗi bài viết như thế này đã chính là một “tuyên ngôn” của một HS khi bước vào thời kỳ tự làm chủ cuộc sống và tương lai.  

ĐH: Trách nhiệm với xã hội

Bài luận vào ĐH cũng là nơi thể hiện mối quan tâm của bạn trẻ của tới các vấn đề chính trị xã hội của đất nước: nữ quyền, nhân quyền, xoá bỏ ranh giới giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội, các vấn đề kinh tế tài chính và đối ngoại của nước Mỹ …

Một bạn gái xin vào ĐH Harvard đã thể hiện những nhiệt huyết của mình với phong trào bình đẳng nam nữ qua bài luận: “Không biết là lộc hay là hoạ mà tôi có một niềm tin và lý tưởng sống xuất phát từ chính những kinh nghiệm sống của mình. Tôi tin rằng mỗi người trong xã hội đều có thể quan tâm để góp phần xoá bỏ đói nghèo, đau thương và tuyệt vọng.  Nhưng chỉ quan tâm thôi thì chưa đủ. Mọi người cần phải làm việc với nhau để cải tạo xã hội chúng ta đang sống.  Với bản thân tôi, tất cả năng lượng và sức trẻ sẽ tập trung vào việc đấu tranh cho bình đẳng nam nữ.”  Bài viết tiếp tục kể về những hoạt động và phong trào mà bạn gái đó đã phát động ở trường và địa phương để thực hiện lý tưởng này.

Soạn: AM 726665 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Không khỏi ngạc nhiên khi một số bài luận đặt ra những vấn đề hết sức to tát và tìm cách thể hiện câu trả lời trước những câu hỏi xã hội khá hóc búa. 

Một bạn đã viết những tâm sự về sự kiện phải dùng tiền để chuộc lại bố mình khỏi một vụ bắt cóc: “Tôi nhận ra rằng gia đình tôi có quyền không thi hành luật pháp. Luật pháp được viết ra vì những  lý do chính đáng.  Nhưng mạng sống của bố tôi là quý giá và đó là ưu tiên lớn nhất của gia đình.  Chúng tôi không còn cách nào khác là vi phạmpháp luật, nhưng chúng tôi không vi phạm những quy tắc đạo đức hay công lý… Mỗi người khi chọn không tuânt heo pháp luật chỉ có thể làm thế khi những quy tắc đạo đức riêng của họ mâu thuẫn với pháp luật.  Với chúng tôi, việc cứu bố thoát khỏi bọn bắt cóc là hợp lẽ và theo một quy luật vượt trên khuôn khổ luật pháp của Nhà nước và Toà án".

 Những bài luận như thế này cho thấy những suy nghĩ trăn trở và tinh thần trách nhiệm rất lớn của những người mới ở tuổi HS trước vai trò công dân đứng trước xã hội. 

Đưa em vào vùng trời bao la”

Không phải bài luận nào cũng thành công trong việc thuyết phục hội đồng thẩm định ở các trường ĐH.  Song phải nói rằng, chính bản thân việc đặt bút viết ra những dòng chân thật và nghiêm túc về bản thân đã là một bước đi dài. 

 

Đối với họ, cũng như với những người trong hội đồng thẩm định, ĐH không chỉ đại diện cho một nấc thang tiến bộ về kiến thức thể hiện qua điểm số và thành tích, mà là ngưỡng cửa mở ra thế giới rộng lớn và nghiêm túc, ở đó mỗi người phải biết mình là ai và từ đâu đến, phải lý giải nhất quán được những ước mơ và sở thích của mình, và phải thể hiện được trách nhiệm với xã hội. Bài luận chính là nơi họ thể hiện được độ chín của mình trước khi bước vào thế giới này.   

Vậy thì, trước ngưỡng cửa ĐH, tại sao các thí sinh không tự làm một “bài luận ĐH” như vậy - với tinh thần trung thực - để làm phép tư duy về chính bản thân mình trước khi đặt bút đăng ký vào một trường ĐH? 

  • Khánh Ngọc (Theo essayedge.com)

,
,