Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Sinh (phân ban)
(VietNamNet) - Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học có 3 phần với từng ban thí điểm.
|
BAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chú ý: Học sinh học theo Bộ Sách giáo khoa nào thì ôn tập theo Bộ Sách giáo khoa đó. Phần 5. Di truyền học
Chương 1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
Tự nhân đôi của ADN; Khái niệm gen và mã di truyền; Sinh tổng hợp prôtêin; Đột biến gen; Nhiễm sắt thể; Đột biến nhiễm sắt thể; Bài tập.
Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Các quy luật Međen; Sự tác động của nhiều gen; Tính đã hiệu của gen; Di truyền liên kết với giới tính; Bài tập.
Chương 3. Di truyền học người
Phương pháp nghiên cứu di truyền học người.
Di truyền y học; Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội
Phần 6. Tiến hóa
Chương 1. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
Các nhân tố tiến hoá cơ bản; Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi; Quá trình hình thành loài; Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới.
Chương 2. Nguồn gốc loài người
Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người; Các giai đoạn chính của quá trình phát sinh loài người.
Phần 7. Sinh thái học
Chương 1. Cá thể và quần thể sinh vật
Khái niệm về môi trường; Các nhân tố sinh thái; Sự tác động của nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường; Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. Giới hạn sinh thái
Khái niệm về quần thể. Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể; Các đặc trưng cơ bản của quần thể; Kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể cảu quần thể. Sự biến động số lượng và cơ chế điều hoà số lượng cá thể của quần thể.
Chương 2. Quần xã, Hệ sinh thái và vấn đề quản lí tài nguyên
Khái niệm về quần xã. Các thành phần cấu trúc của quần xã. Quan hệ giữa các loài trong quần xã. Diễn thế sinh thái. Sinh thái học và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên.
II. NHỮNG KĨ NĂNG CƠ BẢN
1. Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn
2. Kỹ năng học tập: Học sinh thành thạo các kỹ năng học tập đặc biệt là kỹ năng
tự học ( biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo).
3. Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học.
4. Kỹ năng thực hành sinh học.
III. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
1. Tăng cường tổng kết, hệ thống hoá các kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh các kiến thức quan trọng mà học sinh hay quên hoặc hay nhầm lẫn.
2. Hướng dẫn cho học sinh tự rèn luyện, tự làm nhiều các bài tập ( đặc biệt là câu hỏi trắc nghiệm khách quan).
3. Phân loại các dạng câu hỏi, bài tập có trong SGK Sinh học 12 ( Ban KHXH & NV- Thí điểm) đồng thời tổng kết các cách giải để giúp cho học sinh có đường lối đúng khi làm bài.
BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chú ý: Học sinh học theo Bộ Sách giáo khoa nào thì ôn tập theo Bộ Sách giáo khoa đó.
Chương 1. Cơ chế cảu hiện tượng di truyền và biến dị
Tự nhân đôi của ADN; Khái niệm gen và mã di truyền; Sinh tổng hợp prôtêin; Điều hoà hoạt động của gen; Đột biến nhiễm sắt thể; Bài tập về đột biến gen và đột biến NST.
Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Các quy luật Međen; Mối quan hệ giữa gen và tính trạng ; Sự tác động của nhiều gen; Tính đa hiệu của gen; Di truyền liên kết với giới tính; Di truyền tế bào chất; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện cảu gen; Bài tập
Chương 3. Di truyền học quần thể
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối; Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối; Định luật Hacđi - Vanbec và ý nghĩa của định luật; Bài tập.
Chương 4. Ứng dụng di truyền học
Kỹ thuật di truyền ( các bước tiến hành, ứng dụng trong tạo giống vi sinh vật); Các nguồn vật liệu và các phương pháp chọn giống; Chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật bằng đột biến, lai tạo và kỹ thuật di truyền.
Chương 5. Di truyền học người
Phương pháp nghiên cứu di truyền người (phả hệ, đồng sinh, tế bào)
Di truyền y học (các bệnh di truyền do đột biến gen, đột biến nhiễm sắt thể); Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội; Bài tập.
Phần VI. Tiến hoá
Chương 1. Bằng chứng tiến hoá
Bằng chứng giải phẫu so sánh; Bằng chứng phôi sinh học; Bằng chứng địa lý sinh vật học; Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Chương 2. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
Thuyết sinh hoá cổ điển: - Học thuyết của Lamác J.B, Học thuyết của Đacuyn S.R; Thuyết tiến hoá hiện đại: thuyết tiến hoá tổng hợp, sơ lược về thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính: Quan niệm hiện đại về nguyên nhân và cơ chế tiến hoá: Các nhân tố tiến hoá cơ bản; Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi; Loài sinh học; Quá trình hình thành loài người; Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới
Chương 3. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Sự phát sinh sự sống trên trái đất; Khái quát về sự phát triển của giới sinh vật qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người.
Phần VII. Sinh thái học
Chương 1. Cá thể và môi trường
Các nhân tố sinh thái; Sự tác động của nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường; Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
Chương 2. Quần thể
Khái niệm về quần thể. Các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã.
Mối quan hệ dinh dưỡng và những hệ quả của nó. Mỗi quan hệ cạnh tranh khác loài - Sự phân hoá ổ sinh thái. Sự diễn thế và sự cân bằng quần xã.
Chương 4. Hệ sinh thái - sinh quyển và sinh thái học với việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên
Khái niệm về hệ sinh thái - Cấu trúc hệ sinh thái - Các kiểu hệ sinh thái. Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái; Sự chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái; Sinh quyển; Sinh thái học và việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên: quan niệm về quản lý nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể, giáo dục bảo vệ môi trường.
II. NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN
1. Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học
2.Kỹ năng thực hành sinh học
3. Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn
4. Kỹ năng học tập: HS thành thạo các kỹ năng học tập đặc biệt là kỹ năng tự học (biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo)
III. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
1. Tăng cường tổng kết, hệ thống hoá các kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh các kiến thức quan trọng mà học sinh hay quên hoặc hay nhầm lẫn.
2. Hướng dẫn cho học sinh tự rèn luyện, tự làm nhiều các bài tập ( đặc biệt là câu hỏi trắc nghiệm khách quan).
3. Khai thác một số hiện tượng trong các thí nghiệm thực hành và yêu cầu học sinh giải thích
4. Phân loại các dạng câu hỏi, bài tập có trong SGK Sinh học 12 đồng thời tổng kết các cách giải để giúp cho học sinh có đường lối đúng khi làm bài
-
Ban Giáo dục (Nguồn: Bộ GD-ĐT)