Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Sinh
(VietNamNet) - Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học có 7 chương cần lưu ý với học sinh chương trình không phân ban và 3 phần với Ban Khoa học Xã hội & Nhân văn, 3 phần với ban Khoa học Tự nhiên.
|
CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG PHÂN BAN I- Những kiến thức cơ bản
Chương I: Biến dị
1. Thường biến. Mức phản ứng.
2. Đột biến. Nguyên nhân chung của các dạng đột biến. Cơ chế phát sinh từng dạng đột biến.
3. Phân biệt thường biến và mức phản ứng cho VD minh hoạ
4. Đột biến gen. Hậu quả của đột biến gen cấu trúc.
5. Các dạng đột biến cấu trúc NST. Cơ chế phát sinh và hậu quả của từng dạng.
6. Cơ chế phát sinh thể dị bội. Hậu quả thể dị bội ở NST giới tính của người. Đặc điểm của người bị hội chứng Đao. Cơ chế phát sinh và đặc điểm thể đa bội chẵn, thể đa bội lẻ.
7. So sánh thường biến với đột biến. Vai trò của thường biến và đột biến trong chọn giống và trong tiến hoá.
8. Bài tập.
Chương 2: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống
1. Kỹ thuật di truyền. Trình bày sơ đồ kỹ thuật cấy gen và nêu vài ứng dụng trong việc sản xuất các sản phẩm sinh học.
2. Phương pháp tạo các đột biến thực nghiệm bằng các tác nhân vật lý, hoá học, hướng sử dụng các đột biến thực nghiệm trong chọn giống vi sinh vật và thực vật.
3. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hoá giống? Kiểu gen như thế nào thì tự thụ phấn sẽ không gây thoái hoá? Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết vào mục đích gì?
4. Ưu thế lai. Phương pháp tạo ưu thế lai, vì sao ưu thế lại biểu hiện rõ nhất trong các lai dòng? Vì sao ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ?
5. Lai kinh tế. Nêu vài thành tựu lai kinh tế ở nước ta. Vì sao không nên dùng con lai kinh tế để nhân giống?
6. Phân biệt lai cải tiến giống lai tạo giống mới. Cho VD.
7. Lai xa là gì? Vì sao cơ thể lai xa thường bất thụ? Phương pháp khắc phục hiện tượng bất thụ ở con lai xa. Hướng ứng dụng lai xa trong chọn giống động vật và thực vật?
8. Chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể.
9. Phương pháp lai tế bào. Ứng dụng và triển vọng.
10. Bài tập.
Chương III: Di truyền học người
1. Nêu những ví dụ để chứng minh loài người cũng tuân theo các quy luật di truyền, bíên dị như ở các loài sinh vật.
2. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. Cho CD vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu di truyền người.
3. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Cho VD vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu di truyền ở người.
4. Phương pháp nghiên cứu tế bào. Cho VD
5. Vì sao trong nghiên cứu di tuyền phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến đối với người? Khả năng phòng và chữa các tật và bệnh di truyền.
6. Bài tập.
Chương IV: Sự phát sinh sự sống
1.Quan niệm hiện đại về cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống và những dấu hiệu cơ bản của hiện tượng sống.
2. Quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống.
Chương V: Sự phát triển của sinh vật
1. Nêu rõ đặc điểm của sinh giới ở các đại Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh và Tân sinh. Qua đó rút ra những nhận xét về sự phát triển của sinh giới.
2. Hãy phân tích các sự kiện sau:
- Lý do khiến bò sát khổng lồ bị tuyệt diệt ở kỉ thứ ba.
- Sự di cư từ nước lên cạn của động vật, thực vật ở kỳ thứ tư
- Sự xuất hiện và phát triển của thực vật hạt kín
- Sự xuất hiện và phát triển của thí có nhau thai
- Sự xuất hiện và phát triển của các dạng vượn người.
Chương VI: Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
1. Quan niệm của Lamac và Đacuyn về nguyên nhân và cơ chế tiến hoá, về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi và quá trình hình thành loài mới. Tồn tại chung của các quan niệm trên.
2. Quan niệm giữa học thuyết tiến hoá tổng hợp và thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính về các nhân tố tiến hoá và cơ chế của quá trình tiến hoá. Những đóng góp mới của 2 thuyết tiến hoá này.
3. Quần thể là gì? Dấu hiệu đặc trưng của một quần thể giao phối. Phát biểu nội dung định luật Hacđi – Vanbec và chứng minh xu hướng cân bằng thành phần các kiểu gen trong một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,64AA + 0,32Aa - 0,04aa = 1. Định luật Hacđi – Vanbec có ý nghĩa gì về mặt tiến hoá. Bài tập.
4. Vai trò của quá trình đột biến và quá trình giao phối trong tiến hoá.
5. Thuyết tiến hoá hiện đại đã phát triển quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên như thế nào? Vì sao chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất? Quan niệm của M.Kimura về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá ở cấp phân tử?
6. Qúa trình hình thành các đặc điểm thích nghi chịu sự chi phối của những nhân tố nào? Vai trò của mỗi nhân tố đó? Phân tích một VD.
7. Quan niệm hiện đại đã bác bỏ quan niệm thích nghi trực tiếp của Lamac, củng cố và phát triển quan niệm của Đacuyn như thế nào?
8. Quan niệm hiện đại về loài và bản chất của quá trình hình thành loài mới. Trình bày phương thức hình thành loài bằng con đường địa lý, con đường lai xa và đa bội hoá.
9. Phân tích vai trò của điều kiện địa lý của cách li địa lý và vai trò của quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lý. Minh hoạ bằng một VD.
10. Quá trình phân li tính trạng đã giải thích sự hình thành các nhóm phân loại và nguồn gốc chung của các loài như thế nào.
11. Các hướng tiến hoá chung của sinh giới. Vì sao ngày nay vẫn tồn tại những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm sinh vật có tổ chức cao?
Chương VII: Sự phát sinh của loài người
1. Những bằng chứng về nguồn gốc của loài người từ động vật. Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật.
2. Những đặc điểm khác nhau giữa người với các vượn người ngày nay. Từ sự so sánh trên có thể rút ra những kết luận gì? Những biến đổi nổi bật trên cơ thể qua các dạng hoá thạch từ vượn người háo thạch đến người đương đại.
3. Những sự kiện quan trọng trong qúa trình phát sinh loài người. Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội trong quá trình đó.
II - Những kỹ năng cơ bản:
- Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học
- Kỹ năng thực hành sinh học
- Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn
- Kỹ năng học tập: HS thành thạo các kỹ năng học tập đặc biệt là kỹ năng tự học.
III- Những điểm cần lưu ý:
- Tăng cường tổng kết, hệ thống hoá các kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh các kiến thức quan trọng mà học sinh hay quên hoặc hay nhầm lẫn.
- Hướng dẫn cho học sinh tự rèn luyện, tự làm nhiều các bài tập.
- Phân loại các dạng câu hỏi, bài tập có trong SGK Sinh học lớp 12 đồng thời tổng kết các cách giải để giúp học sinh có đường lối đúng khi làm bài.
Xem phần hướng dẫn dành cho chương trình phân ban
-
Ban Giáo dục (Nguồn: Bộ GD-ĐT)