,
221
5924
Bí kíp - Học
bikip-hoc
/giaoduc/tuyensinh/bikip-hoc/
782008
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Văn, Địa lý
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Văn, Địa lý

Cập nhật lúc 08:54, Thứ Năm, 06/04/2006 (GMT+7)
,

Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn nội dung ôn tập đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2005-2006 dành cho HS lớp 12 (hướng dẫn riêng cho từng chương trình không phân ban và phân ban).

Căng thẳng ôn thi

 Trong hướng dẫn nội dung ôn tập đối với từng môn thi của chương trình không phân ban, Bộ GD-ĐT có lưu ý: riêng đối với môn ngữ văn và toán chương trình không phân ban, HS cần bám sát bộ SGK chỉnh lý hợp nhất đã ban hành năm 2000 để ôn tập.

Môn Văn (chương trình không phân ban)

A- Hạn chế chương trình:

Cũng như một số năm học trước, đối với năm học 2005-2006, chương trình thi tốt nghiệp THPT môn văn bao gồm toàn bộ phần văn học VN và phần văn học nước ngoài ở lớp 12, theo qui định về điều chỉnh nội dung giảng dạy, đã ban hành theo quyết định của bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Đáng lưu ý là mặc dù có in trong SGK Văn học 12 tập 1, phần Văn học Việt Nam (mới được chỉnh lý và hợp nhất năm 2000, NXB Giáo Dục tái bản vào các năm 2001, 2002) nhưng 4 bài sau đây không có trong phạm vi ôn tập cuối năm, vì những bài này đã chuyển từ chính khóa sang đọc thêm:

- Vãn cảnh, trích Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.

- Thời và thơ Tú Xương của Nguyễn Tuân.

- Huệ Chi trước lễ cưới (trích Cửa biển) của Nguyên Hồng.

- Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

Ngoài ra có bốn bài sau đây chỉ học chính khóa đoạn trích (phần còn lại của mỗi bài cũng đã chuyển sang đọc thêm), do đó phần ôn tập cuối năm chỉ đề cập đến đoạn trích đã học, không có phần đọc thêm:

- Tâm tư trong tù của Tố Hữu.

- Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.

- Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận.

- Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

Phần văn học nước ngoài, chương trình ôn tập cuối năm gồm sáu tác giả với sáu tác phẩm hoặc đoạn trích. Cụ thể là:

- Gorki với tác phẩm Một con người ra đời.

- Lỗ Tấn với tác phẩm Thuốc.

- Êxênhin với tác phẩm Thư gửi mẹ.

- Aragông với tác phẩm Enxa trước gương.

- Hêminguê với tác phẩm Ông già và biển cả (trích).

- Sôlôkhôp với tác phẩm Số phận con người (trích).

B- Về yêu cầu ôn tập:

- Ở phần văn học VN: Đối với bài khái quát giai đoạn văn học, HS cần lưu ý những thành tựu văn học qua các thời kỳ phát triển và có một vài đặc điểm chung. Đối với bài khái quát về tác gia, cần phải nắm chắc quá trình sáng tác và đôi nét về phong cách nghệ thuật của từng tác gia.

Đối với những bài giảng văn, HS phải nhớ chính xác tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời và thể loại của tác phẩm, tóm tắt chính xác, đầy đủ nội dung tác phẩm nếu là truyện, phải học thuộc lòng những bài thơ ngắn, những đoạn thơ tiêu biểu của những bài thơ dài hoặc đoạn trích dài.

Nhất thiết phải nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm. Ngoài ra, còn phải biết tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm, từ đó rút ra những nét chung của nhóm tác phẩm, đồng thời thấy được sự độc đáo của từng tác phẩm trong nhóm về cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

- Ở phần văn học nước ngoài: Đối với mỗi bài đều phải nắm được sơ lược về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của mỗi tác giả, giá trị bao trùm của tác phẩm hoặc đoạn trích đã học. Bên cạnh việc ôn tập về kiến thức, HS cần chú ý nhiều đến việc ôn luyện kỹ năng làm văn, từ kỹ năng dùng từ, đặt câu đến kỹ năng dựng đoạn, đưa dẫn chứng, phân tích dẫn chứng...

Cách tốt nhất là làm nhiều bài văn khác nhau, có thể theo những đề bài ở SGK hoặc một số đề mẫu trong quá trình ôn luyện.

MÔN ĐỊA LÝ (chương trình không phân ban)

Nội dung kiến thức cần nắm vững: Xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội thế giới và khu vực; Công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta.

Chương I: Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội

- Vị trí, lãnh thổ VN và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta.

- Tình hình dân cư, nguồn lao động và chiến lược phát triển dân số, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của Nhà nước.

- Đường lối phát triển kinh tế-xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật.

Chương II: Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội

- Đặc điểm của nguồn lao động, tình hình sử dụng lao động và vấn đề việc làm.

- Thực trạng nền kinh tế và nguyên nhân: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.

- Tình hình vốn đất đai, hiện trạng và các biện pháp sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng khác nhau.

- Tầm quan trọng của sản xuất lương thực, thực phẩm: tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm; các vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm.

- Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố các cây công nghiệp, các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

- Cơ cấu ngành công nghiệp, sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp

Những hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại, tình hình phát triển của kinh tế đối ngoại và những tồn tại cần khắc phục.

Chương III: Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng

- Đồng bằng sông Hồng: Vấn đề dân số và biện pháp giải quyết, những thuận lợi và khó khăn trong vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm, thực trạng và biện pháp khắc phục những khó khăn.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên; vấn đề lương thực, thực phẩm.

- Duyên hải miền Trung: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vấn đề hình thành cơ cấu nông- lâm - ngư nghiệp, vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Trung du và miền núi phía Bắc: Vấn đề khai thác các thế mạnh: khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện; trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt đới và ôn đới, chăn nuôi đại gia súc; kinh tế biển.

- Tây nguyên: Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế, vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm, khai thác và chế biến lâm sản, khai thác thủy năng.

- Đông Nam Bộ: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, dịch vụ, nông-lâm nghiệp, phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Những kỹ năng cần phải có:

- Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, atlat, các loại biểu đồ, bảng số liệu.

- Vẽ các loại biểu đồ.

- So sánh, phân tích các mối quan hệ: giữa tự nhiên với kinh tế - xã hội, giữa các yếu tố kinh tế - xã hội với nhau.

Một số lưu ý:

- Sử dụng sách giáo khoa địa lý lớp 12 xuất bản năm 2005 để ôn tập.

- Khi ôn tập, HS cần chú trọng việc tăng cường rèn luyện các kỹ năng và tư duy địa lý, cách học, cách làm bài, hạn chế việc ghi nhớ máy móc.

- Học cách sử dụng atlat địa lý VN trong học tập và làm bài thi.

- Các số liệu là cần thiết nhưng không yêu cầu HS phải nhớ nhiều số liệu. Vấn đề quan trọng là biết cách phân tích các số liệu để tìm ra kiến thức. Khi làm bài, HS có thể sử dụng các số liệu không phải của sách giáo khoa địa lý lớp 12 xuất bản năm 2005 nhưng phải ghi rõ nguồn gốc số liệu.

  • Thanh Hà - Theo Bộ GD-ĐT (Nguồn: Tuổi Trẻ)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,