,
221
926
Thời sự
tintuc
/giaoduc/tintuc/
580436
Tiếng Anh tiến đến thị trường Trung Quốc
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Tiếng Anh tiến đến thị trường Trung Quốc

Cập nhật lúc 15:36, Thứ Ba, 22/02/2005 (GMT+7)
,

Thời gian gần đây, người Trung Quốc đã dần từ bỏ thái độ thờ ơ với ngoại ngữ và tiếng Anh đang trở nên ngày càng phổ biến ở quốc gia đông dân nhất thế giới này. Đây là cơ hội lớn để một số nước nói tiếng Anh xuất khẩu "ngôn ngữ", đặc biệt là Anh quốc. Họ đã không bỏ lỡ dịp khi tuyên bố coi Trung Quốc là thị trường trọng yếu của mình.

Bộ trưởng Tài chính Anh Gordon Brown khẳng định, xuất khẩu "ngôn ngữ" và các dịch vụ học tiếng Anh sẽ sớm trở thành lĩnh vực mang lại ngoại tệ hàng đầu cho London.


Trong chuyến thăm Trung Quốc hôm nay, Bộ trưởng Tài chính Anh Gordon Brown khẳng định, xuất khẩu "ngôn ngữ" và các dịch vụ dạy, học tiếng Anh sẽ sớm trở thành một trong những lĩnh vực mang lại ngoại tệ hàng đầu cho xứ sở sương mù.

Bộ trưởng Brown cho biết, trong 5 năm qua, số tiền mà Anh thu được nhờ "xuất khẩu giáo dục" đã tăng gấp đôi, lên hơn 10 tỷ bảng (19 tỷ USD) mỗi năm. Con số này chiếm 1% tổng sản phẩm quốc nội, 4% tổng doanh thu xuất khẩu của Anh và ngày một đang tăng nhanh.

Theo thông báo của ông Brown từ Bắc Kinh, cứ đà này, tính đến năm 2020, xuất khẩu về giáo dục sẽ mang về cho Anh doanh thu nhiều hơn các dịch vụ tài chính. Theo đó, đến mốc thời gian này, giáo dục sẽ góp 50 triệu bảng mỗi năm cho nền kinh tế quốc gia.

Phần lớn khoản tiền thu được sẽ nhờ vào hoạt động "xuất khẩu ngôn ngữ" cho Trung Quốc, thị trường trọng yếu. Gần đây, ngày càng có nhiều sinh viên Trung Quốc học tiếng Anh (nhiều hơn cả sinh viên Anh), trong khi đó, ước tính hiện đã có khoảng 300 triệu người Trung Quốc đang sử dụng tiếng Anh.

"Trong 20 năm qua, số người nói tiếng Anh ở Trung Quốc dường như đã vượt xa số người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ trên toàn thế giới. Đây là cơ hội lớn đối với nước Anh", trích lời của Bộ trưởng Brown.

Ông Brown cũng tiết lộ hàng loạt các biện pháp giúp nước Anh "hái ra tiền" nhờ trào lưu nói tiếng Anh đang ngày càng phổ biến. Trong số này phải kể đến kế hoạch "sinh đôi" các trường học và trường cao đẳng ở Anh bằng một "phiên bản" được đặt ở nước ngoài trong vòng 5 năm tới. Đặc biệt với Trung Quốc, sinh viên nước này đang học tập tại các trường ĐH của Anh sẽ được phép ở lại và làm việc thêm một năm nữa sau khi tốt nghiệp.

Mục đích của bản thỏa thuận này - cung cấp điều kiện tương tự cho sinh viên Anh ở Trung Quốc - là tiếp sức cho các trường đại học của Anh trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các trường ĐH của Mỹ và Australia trong chiến dịch thu hút sinh viên Trung Quốc đăng ký du học tự túc.

Tính đến năm 2020, doanh số bán các sản phẩm giáo dục của Anh như sách và máy tính sẽ mang lại cho nền kinh tế Anh 10 tỷ bảng mỗi năm. Con số này được đưa ra dựa trên cơ sở một kết quả nghiên cứu của Hội đồng Anh hồi tháng 12 năm ngoái, theo đó tính đến năm 2015, sẽ có khoảng 2 tỷ người sử dụng tiếng Anh trên toàn thế giới.

(Thanh Hảo - Theo AFP, AP)
 

,
,