,
221
926
Thời sự
tintuc
/giaoduc/tintuc/
218704
Không nên cấm giáo sư trên 70 tuổi làm hiệu trưởng ĐH tư thục
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Không nên cấm giáo sư trên 70 tuổi làm hiệu trưởng ĐH tư thục

Cập nhật lúc 18:57, Thứ Sáu, 27/02/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Sáng nay 27/2, dự thảo quy chế ĐH tư thục đã được đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến của các Bộ, ngành và trường ĐH phía Bắc. Các ý kiến thống nhất nên xem trường ĐH tư thục như một mô hình doanh nghiệp đặc thù. Nhưng "mắc" là ở chỗ dự thảo chưa thể hiện được tinh thần đó.

Vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH Bành Tiến Long: "Dự thảo sẽ được chỉnh sửa theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp".

Hội thảo do Bộ GD-ĐT chủ trì, có sự tham gia của đại diện Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Ban Khoa giáo trung ương, các trường ĐH dân lập phía Bắc,...

Các ý kiến đều thống nhất xem trường ĐH tư thục như một mô hình doanh nghiệp đặc thù. Do đó, quy chế ĐH tư thục phải chịu sự điều tiết của ba Luật: Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo dục và Luật Lao động. Tuy nhiên, bản dự thảo này chưa thể hiện được tinh thần của Luật Doanh nghiệp mà chỉ có những câu chữ chung chung. Đại diện trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng quy chế phải thể hiện được hai mục tiêu: quản lý chất lượng đào tạo và điều chỉnh được cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

Một vấn đề đáng quan tâm là tính khả thi của quy chế. Đại diện trường ĐH Dân lập Quản lý Kinh doanh Hà Nội bày tỏ: "Mô hình ĐH tư thục là mô hình mới, quy chế ĐH tư thục ra đời nhằm tạo khung pháp lý cho mô hình này. Bởi vậy, phải tính đến "tuổi thọ" của văn bản pháp quy, tức là quy chế này sẽ có tác dụng điều chỉnh hoạt động ĐH tư thục trong khoảng 10-15 năm; sau đó tiếp tục chỉnh sửa".

Nhiều đại diện các trường ĐH dân lập tại hội thảo đều cho rằng không nên quy định những vấn đề chi tiết như: độ tuổi của chủ tịch hội đồng quản trị (lúc được bổ nhiệm) hay hiệu trưởng (lúc được đề cử) không quá 70; tỷ lệ giảng viên cơ hữu tối thiểu là 20%, v.v... Trong khi đó, quy định về "điều kiện ban đầu" hoặc "quản lý nhà nước đối với ĐH tư thục" lại chưa được cụ thể hóa.

Ông Đặng Văn Định, phó vụ trưởng, phó chánh văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục, Văn phòng Chính phủ, nói: "Hiện có nhiều trường dân lập đang có ý định chuyển sang tư thục, nếu không có quy định chuyển đổi thì mô hình trường tư thục khó phát triển, bởi số trường lập mới sẽ không nhiều ngay được. Bởi vậy, cần phải bổ sung vào điều khoản chuyển đổi từ các hình thức trường bán công, dân lập sang ĐH tư thục những quy định thật cụ thể".

  • Hạ Anh

,
,