Harvard và mối quan hệ với giáo dục Việt Nam
Cách đây 16 năm, trường ĐH danh tiếng và lâu đời nhất nước Mỹ này đã tiếp nhận sinh viên Việt Nam theo học sau ĐH. Sau đó, có hẳn một chương trình đào tạo khá đặc biệt dành cho VN.
Học viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, một chương trình do trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc ĐH Harvard tài trợ |
Được thành lập năm 1636 và toạ lạc ở Cambridge, Massachusetts, trên bờ biển phía đông, ĐH Harvard bao gồm các trường: nghệ thuật và khoa học, y, kinh doanh, kiến trúc, thần học, trường sư phạm, quản lý, luật, y tế công cộng và Viện nghiên cứu tiên tiến Radcliffe.
Trên 14.000 người đang làm việc ở Harvard, trong đó có hơn 9.000 cán bộ ở giảng dạy ở trường y và 2.000 cán bộ giảng dạy khác. Thư viện ở ĐH Harvard có trên 15 triệu đầu sách.
Ban đầu, trường chỉ có 9 sinh viên và duy nhất một thầy giáo. Trong niên khoá 2004-2005, số sinh viên của trường là 19.731 người tại 10 đơn vị học thuật chính, trong đó có hơn 12.000 nghiên cứu sinh. Ngoài ra, còn có 13.000 SV đăng ký các khoá học tại Trường Harvard mở rộng.
Giới thiệu sơ lược về các thành viên trường Harvard Trường Kinh doanh Harvard, trường Luật Harvard, trường Y Harvard và trường Quản lý John F. Kennedy. |
Ngoài thu nhập do giảng dạy và các hoạt động kinh doanh khác, trường còn nhận được nhiều khoản đóng góp từ các học sinh cũ nay đã thành đạt.
Bảy tổng thống Mỹ - John Adams, John Quincy Adams, Theodore and Franklin Delano Roosevelt, Rutherford B. Hayes, John Fitzgerald Kennedy và George W. Bush đều là cử nhân của Harvard. Các cán bộ giảng dạy của trường ĐH danh tiếng này cũng đã tạo ra 40 nhà khoa học giành giải Nobel. Chi phí của mỗi sinh viên trong năm 2004-2005 là 40.000 đôla.
Mục tiêu của Harvard là cố gắng tạo ra sự hiểu biết và mở mang trí óc của SV đến với hiểu biết đó, đồng thời giúp SV tận dụng tốt nhất các cơ hội giáo dục của họ. Chính vì thế mà ĐH Harvard khuyến khích SV tôn trọng các ý tưởng và sự thể hiện tự do của họ, hãnh diện với sự khám phá và khả năng suy nghĩ, theo đuổi tinh thần hợp tác và nhận trách nhiệm đối với hậu quả của những hành động cá nhân.
Sự ủng hộ mà ĐH Harvard dành cho SV là nền tảng để họ xây dựng tính độc lập và thói quen học tập suốt đời.
Quan hệ với Việt Nam
Năm 1998, Học viện Phát triển Quốc tế Harvard (HIID) và viện Harvard Yenching đã cử đoàn tới Việt Nam, nhận sinh viên vào học sau ĐH tại Harvard (đợt đầu tiên từ năm 1989).
“Thương hiệu” Harvard còn quan trọng? Mới đây, các chuyên gia ĐH cũng băn khoăn, liệu trường ĐH Harvard còn duy trì được sự nổi trội về danh tiếng trong kỷ nguyên bình đẳng này? |
Ngoài giáo dục đào tạo, HIID còn quan tâm đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của Việt Nam và muốn giúp ta về vấn đề này qua 2 hình thức: tổ chức tham quan nghiên cứu và viết sách. Tháng 12/1990 và tháng 1/1991, HIID tổ chức 2 đoàn chuyên gia kinh tế cao cấp của Việt Nam đi nghiên cứu ở 4 nước châu Á (Đài Loan, Thái Lan, Indonesia và NTT).
Tháng 11/1991, HIID phối hợp với quỹ Christopher Reymonds tổ chức cho đoàn VN đi dự cuộc gặp gỡ trao đổi về chính sách kinh tế vĩ mô ở Bali (Indonesia) do Phó Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn đầu. Năm 1994, HIID giới thiệu cuốn sách "Theo hướng rồng bay" về cải cách kinh tế ở Việt Nam.
Từ năm 1996 - 2003, với sự tài trợ của quỹ Fulbright, trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc ĐH Harvard đã thực hiện dự án "Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright" giai đoạn 1 tại trường ĐH Kinh tế TP.HCM với khoản kinh phí 1 - 1,2 triệu/năm.
Ngày 23/3/2004, Bộ GD-ĐT và trường Quản lý John F.Kennedy đã ký kết dự án "Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright" giai đoạn 2 từ năm 2004-2008 với khoản viện trợ không hoàn lại 7,5 triệu USD.
Mục đích của dự án là đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách, cán bộ quản lý kinh tế và quản lý kinh doanh của Việt Nam, được trang bị những kiến thức và công cụ cần thiết để phân tích và áp dụng chính sách trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường. Đồng thời, hỗ trợ các trường ĐH Việt nam cải thiện năng lực đào tạo kinh tế và chính sách công ở bậc sau ĐH thông qua chuyển giao kiến thức và phương pháp đào tạo.
-
Minh Sơn - Hạ Anh (tổng hợp)
Tin liên quan: