Từ bản đồ tư duy nghĩ đến trường học thân thiện

Cập nhật lúc 10:20, 25/08/2010 (GMT+7)

Thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (THTT-HSTC) đã đưa vấn đề đổi mới phương pháp dạy học như một yêu cầu sinh tử, quyết định sự thành bại của phong trào.

Tin bài mới trên VNN:
Giảm mâu thuẫn trong học sinh, gắn kết tình thày trò
Thứ trưởng Giáo dục trực tiếp kiểm tra dạy học ở BắcKạn
Học sinh trưởng thành nhờ được học rèn luyện kĩ năng sống
Không công nhận chuẩn quốc gia nếu không là trường thân thiện


TS.Trần Đình Châu, Giám đốc Dự án phát triển giáo dục THCS 2 (Bộ GD-ĐT) đã giới thiệu một phương pháp học tập thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) nhằm mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.


Dùng BĐTD để dạy học tích cực


Ông Châu nói rõ, sử dụng BĐTD, HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Không những thế, từ đó giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất là sẽ giúp HS nắm được kiến thức thông qua một "bản đồ" thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

vmc
Cuộc thi "sáng tạo giáo dục" đã được phát động năm 2008
nhằm thúc đẩy toàn ngành trong việc đổi mới phương pháp giáo
dục. (Ảnh: Bảo Anh)


Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đâm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.


Không những thế, để thiết lập nên một BĐTD, các HS sẽ phải sử dụng đến bố cục màu sắc, đường nét, các nhánh hay cả việc sắp sếp các ý sao cho vừa súc tích, trực quan, dễ hiểu và dễ tiếp thu.... Từ đó góp phần giúp các em phát triển khả năng thẩm mỹ, việc sắp xếp ý tưởng một cách khoa học.


Có thể dẫn giải một ví dụ, trước khi học bài "Giản dị" (môn Giáo dục công dân) giáo viên có thể gợi ý cho HS BĐTD bằng từ khóa "giản dị" sau đó các em vẽ tiếp các nhánh và bổ sung dần các ý nhỏ.


Cụ thể, chia "giản dị" theo 4 nhánh gồm: liên hệ (nhánh nhỏ là nhà trường, cuộc sống, sách báo); biểu hiện sống giản dị (với thái độ, lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc); biểu hiện trái với giản dị; kế hoạch rèn luyện...


Cách làm này dẫn đến việc các em tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh.


Từ BĐTD, các HS hay nhóm HS có thể thảo luận để góp ý, bổ sung bằng cách vẽ thêm đường nhánh, ghi thêm chú thích,... rồi thảo luận chung trước lớp để cùng hoàn thiện cũng như nâng cao kỹ năng vẽ BĐTD cho các em.


Đồng thời, việc sử dụng BĐTD còn giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng quát toàn bộ vấn đề, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực.


Áp dụng bản đồ tư duy để xây dựng THTT-HSTC


Ông Châu cũng dùng BĐTD để áp dụng trong phong trào thi đua "Xây dựng THTT-HSTC". 5 nội dung của phong trào có thể vẽ theo 5 nhánh gồm: 1. trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; 2. dạy học hiệu quả; 3. rèn kỹ năng sống; 4. hoạt động tập thể; 5. chăm sóc di tích.


Từ nhánh 1 vẽ tiếp: trồng, chăm sóc cây, giữ gìn vệ sinh; nhánh 2 diễn giải: đổi mới phương pháp dạy học, khích lệ học sinh, tăng cường tự học; nhánh 3 rèn kỹ năng sống gồm rèn luyện sức khỏe, ứng xử văn hóa; nhánh 4 chia tiếp thành trò chơi dân gian, hoạt động văn nghệ, câu lạc bộ và nhánh 5 với nội dung chăm sóc di tích sẽ gồm chăm sóc, bảo vệ di tích, tìm hiểu di tích...

Mô tả ảnh.
Một kiểu bản đồ tư duy được vẽ cho nội dung về trường học thân thiện, học sinh tích cực


Sau 2 năm triển khai phong trào xây dựng THTT-HSTC, Bộ GD-ĐT đã tổ chức sơ kết để nhìn lại những kết quả đã đạt được, đồng thời tìm ra hướng đi mới, sáng tạo trong giai đoạn tiếp theo.


TS Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo cho biết, mô hình THTT-HSTC do UNICEF đưa ra năm 2004. Mô hình này đã được nhiều nước thực hiện. Từ đó có thể thấy, mô hình này có cơ sở khoa học, lý luận vững chắc và đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn.


Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Tế, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP. HCM chia sẻ, môi trường

Tony Buzan (người Anh) đã phát minh ra Bản đồ Tư duy (Mind Maps- BĐTD). Có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Báo cáo khoa học của TS Trần Đình Châu và các cán bộ trong nhóm nghiên cứu tại Hội thảo ngày 18/8/2010 ở Hà Tĩnh đã trình bày việc sử dụng BĐTD giúp hỗ trợ nhà trường lập kế hoạch công tác, giúp GV đổi mới PPDH, giúp HS học tập tích cực.
giáo dục đúng nghĩa phải là môi trường học tập an toàn và bình đẳng, thân thiện và dân chủ, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em cảm nhận được sự thoải mái khi việc học tập của mình vừa gắn với kiến thức cơ bản của chương trình, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động tập thể vui mà học.


Vì vậy, không phải ngẫu nhiên, trong các nội dung của phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lại được đặt ra như một yêu cầu sinh tử, quyết định sự thành bại của cả mô hình, ông Tế nhấn mạnh.


Cách áp dụng BĐTD trong học tập sẽ góp phần mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.


Làm được điều đó chính là đã thực hiện được nội dung chủ chốt của phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC. Vì vậy, phong trào này phải phát huy được những giá trị truyền thống của thi đua “Dạy tốt, học tốt”, cuộc vận động “Kỷ cương, Tình thương, Trách nhiệm”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Từ đó, tạo điều kiện điều kiện thuận lợi cho mỗi học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập cũng như có được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

 

  • Minh Hà

Các tin khác