Tại sao cải cách giáo dục ở Trung Quốc, Singapore thất bại?

Cập nhật lúc 07:21, 25/07/2010 (GMT+7)

Một nguyên nhân khiến cuộc cải cách giáo dục ở Singapore và Trung Quốc không đạt được thành công như mong muốn là do các nhà lãnh đạo lo ngại việc khuyến khích học sinh phát biểu tự do gây ra sự bất ổn về chính trị sau này, tờ The New Rebublic quan sát.

TIN LIÊN QUAN

Mỹ ca ngợi...

Những người Mỹ đã vô cùng ấn tượng về những thành tích giáo dục của Singapore và Trung Quốc trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, những hình mẫu đó dường như chỉ là trên lý thuyết.

Trong một bài phát biểu vào tháng 3/2009, tổng thống Obama thậm chí đã coi nền giáo dục của Singapore như một mô hình để nước Mỹ học tập.

Mô tả ảnh.
Học sinh Singapore trong một giờ học.

“Các nhà làm giáo dục ở Singapore dành ít thời gian hơn để dạy những kiến thức không cần thiết và tập trung thời gian để dạy những kiến thức thiết yếu đối với học sinh. Họ cung cấp cho học sinh không chỉ những kiến thức về học đường mà còn định hướng về nghề nghiệp, những điều mà nước Mỹ vẫn làm được,” tổng thống Obama phát biểu.

Trong khi đó, Nicholas Kristof, một cây bút phân tích nổi tiếng của tờ New York Times, cũng từng tán dương những tiến bộ của Trung Quốc trong các lĩnh vực thể thao, thương mại, khoa học và giáo dục:

“Những thành tích thể thao hiện tại của Trung Quốc đã khiến nước Mỹ không khỏi bất ngờ. Không chỉ vậy, quốc gia Đông Á này cũng có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vức nghệ thuật, thương mại, khoa học và giáo dục.”

Tuy nhiên, những thành tích về cải cách giáo dục của Singapore và Trung Quốc gây ấn tượng với các nhà lãnh đạo Mỹ có thể chỉ là những số liệu trên lý thuyết. Trên thực tế, các cuộc cải cách giáo dục ở hai quốc gia châu Á này đã không đạt được những mục tiêu mà họ mong muốn.

Mục tiêu cải cách giáo dục của Singapore và Trung Quốc

Năm 2001, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã đưa ra một chính sách cải cách giáo dục đầy tham vọng có tên là “Chương trình đào tạo mới ” - New Curriculum.

Mô tả ảnh.
SV Trung Quốc du học tại Mỹ.

Với chương trình cải cách này, các nhà làm giáo dục ở Trung Quốc sẽ thay đổi được thói quen học thuộc lòng và máy móc của học sinh.

Ngoài ra, mục tiểu của cuộc cải cách này cũng hướng tới khuyến khích học sinh chủ động hơn, say mê tìm tòi và nâng cao khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

Tương tự, Singapore đã thực hiện chính sách cải cách giáo dục từ vào 2003 và 2004.

Mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục này là chuyển từ phương pháp học vẹt sang một phương pháp coi học sinh làm trung tâm.

Theo phương pháp mới, học sinh là người đóng vai trò chủ động trong các giờ học và các giáo viên chỉ đóng vai trò nhưng những người đồng học cùng học sinh thay vì là người đưa ra giải pháp như trước đây. Phương pháp mới này cũng tập trung cải thiện khả năng phân tích, diễn đạt ý kiến cũng như kiến thức về xã hội, môi trường,...của học sinh.

Điểm chung của hai cuộc cải cách giáo dục ở Trung Quốc và Singapore là đều dựa trên những ý tưởng của hai nhà giáo dục tiến bộ John Dewey và Rabindranath Tagore.

Cả Trung Quốc và Singapore đều mong muốn nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, các cuộc cải cách giáo dục của hai quốc gia châu Á này đã không đạt được hiệu quả như mong muốn khi phương pháp dạy để thi vẫn rất phổ biến.

Nguyên nhân thất bại ....

Những nhà quan sát về quá trình thực hiện cải cách giáo dục ở Singapore và Trung Quốc đã kết luận rằng, các cuộc cải cách đã không được thực hiện một cách triệt để.

Các giáo viên vẫn đánh giá học sinh dựa chủ yếu vào điểm các bài kiểm tra. Vì thế, những phương pháp học mới đã không cho thấy tính hiệu quả trên thực tế.

Một nguyên nhân khác khiến cuộc cải cách giáo dục ở Singapore và Trung Quốc không đạt được thành công như mong muốn là do các nhà lãnh đạo ở nước này lo ngại việc khuyến khích học sinh phát biểu tự do gây ra sự bất ổn về chính trị sau này.

Những lý do nhạy cảm này đã khiến các trường học ở Singapore không dám áp dụng phương pháp mới khi dạy về các vấn đề chính trị và thời sự.

  • Thanh Xuyên (Theo The New Rebublic)

Ý kiến của bạn

Các tin khác