Sinh viên Mỹ nhất loạt nổi dậy phản đối tăng học phí
Ngày hôm qua (4/3/2010), cả nước Mỹ sôi sục trong khí biểu tình rầm rộ của sinh viên và giảng viên ở hầu khắp các trường thuộc nhiều bang khác nhau.
- Đồng đô-la trong chiến lược giáo dục của Obama
- Tuyển sinh 2010 phải công khai học phí bằng tiền Việt
- Học phí 2010 thấp nhất 5.000 đồng mỗi tháng
Sinh viên tại trường đại học California. Berkeley cùng tham gia biểu tình trong ngày hành động quốc gia vì quyền lợi giáo dục (thứ 5 ngày 4/3/3010). Ảnh: CNN. |
Ngòi nổ từ California
Châm ngòi nổ cho cuộc biểu tình mang tầm vóc quốc gia này chính là chính sách mới của bang California về việc cắt giảm 1 tỉ USD ngân sách cho các trường đại học của bang.
Được biết, năm ngoái, Trường ĐH California (University of California) đã bị cắt giảm 813 triệu USD, Trường ĐH bang California (California State University) bị cắt giảm 564 triệu USD.
Tính từ năm 2008 đến nay, quỹ bang dành cho các trường đại học đã giảm xuống gần 1 tỷ USD. Hậu quả của việc cắt giảm này là hàng nghìn người mất việc, các giáo sư, giảng viên cũng bị sa thải hoặc hạ lương, số lượng lớp học, các khoản hỗ trợ sinh viên bị cắt giảm đáng kể. Trong khi đó, học phí lại tăng chóng mặt. Từ năm 2002 đế nay, học phí đã tăng 182%. Danh sách các lớp học đang phải chờ được hoạt động tăng gấp đôi hoặc gấp 3.
Chính vì vậy, một nhóm sinh viên và giảng viên ở California đã quyết định biểu tình, kêu gọi lấy ngày 4/3 là ngày hành động quốc gia bảo vệ quyền lợi giáo dục.
Ngay lập tức, cuộc biểu tình đã được ủng hộ mạnh mẽ và lan rộng khắp nước Mỹ. Sinh viên khắp nơi nơi đều nhất loạt nổi dậy phản đối chính sách tăng học phí và cắt giảm ngân sách trường học. Họ yêu cầu mức học phí cần được xây dựng ổn định, học bổng cho sinh viên phải tăng.
Nhanh chóng lan rộng cả nước
Tại Trường ĐH Wisconsin Milwaukee, lúc đầu chỉ có đại diện một sinh viên biểu tình vào phòng của hiệu trưởng để đề xuất ý kiến..
Nhưng sau đó, hàng chục sinh viên kéo vào tòa nhà và la hét, phản đối. Lực lượng cảnh sát đã phải huy động đến ngay lập tức. Họ phải mất hàng giờ mới vào vây và khống chế được đám sinh viên này.
Một nhân chứng cho biết: Cuộc biểu tình đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Họ xô đẩy, la hét đòi quyền lợi của mình và yêu cầu gặp hiệu trưởng cho bằng được. Cảnh sát đã phải rất vất vả để khống chế những người này. Khoảng 15 người đã bị bắt giữ.
Sinh viên trèo cả lên cột đèn hiệu để phản đối. Ảnh: CNN. |
Một vài nơi khác, cuộc biểu tình đã bùng nổ thành một cuộc bạo động lớn. Không chỉ có lực lượng đông đủ, hoành tráng, mà họ còn hò hét, chửi bới, tấn công chính quyền, khiến cảnh sát phải dùng nhiều biện pháp mạnh. Kỷ lục là ở Oakland, California, cảnh sát đã bắt giữ khoảng 100 đến 120 người biểu tình.
Trong khi đó, ở Georgia, mặc dù không xảy ra bạo động, nhưng sinh viên lại âm thầm biểu tình bằng hành động rất sâu sắc.
Đó là nhất loạt sinh viên của các trường đại học, cao đẳng ở bang này đều nhất loạt mặc áo màu đen suốt cả tuần này với ám chỉ là: Màu đen tượng trưng và báo hiệu cho sự chết chóc đang đe dọa hệ thống giáo dục.
Được biết, ủy ban luật pháp bang Georgia đã ề xuất cắt giảm 300 triệu USD đối với các trường đại học cao đẳng ở bang này.
Trước ý định đó, hiệu trường trường Đại học Georgia, ông Michael F. Adams đã viết một bức thư tới các sinh viên và giảng viên như sau:
“Đây không phải là kế hoạch của chúng ta. Chúng ta sẽ phải đấu tranh mãnh liệt để phản đối lại chính sách này”. Ngay lập tức, lời kêu gọi ấy đã có hiệu quả và được hô ứng trong tát cả các sinh viên.
Ngoài ra, cuộc biểu tình này còn xảy ra ở nhiều nơi khác như Colorado, Massachusetts, New York, Maryland, San Francisco…
Sinh viên cắt chữ :Hãy dừng cắt giảm, để phản đối việc cắt giảm ngân sách trường học của bang Califonia. |
Nỗi bức xúc chung
Nhìn chung, tâm lý sinh viên ở tất cả những nơi này đều như nhau và đều có chung một nỗi bức xúc. Tyler, một sinh viên năm thứ 5 tại trường đại học bang San Francisco không giấu nổi sự tức giận:
“Tôi vừa phải đi học, vừa phải làm thêm hai công việc để trang trải chi phí học hành, cuộc sống. Tôi đã học ở cái trường này một thời gian dài. Tôi khó khăn lắm mới trang trải được học phí cho mỗi học kỳ. Giờ đây thì tôi thực sự không biết khi nào mình mới có thể ra trường với mức học phí mới này. Không những vậy, mỗi học kỳ, một vài lớp lại bị cắt giảm. Tôi không thể tham dự được khóa học tôi cần. Trời ơi, liệu khi nào tôi mới ra trường đượ đây?”.
Cũng như Tyler, hiện nay rất nhiều sinh viên và giảng viên khác của các trường đại học ở Mỹ đều đang hoang mang không biết tương lai của mình ra sao. Đó là lí do họ kêu gọi thành lập ngày hành động giáo dục mang quy mô toàn quốc để tập hợp sức mạnh toàn bộ sinh viên, cùng nhau bảo vệ quyền lợi của mình.
-
Sinh Phạm (Tổng hợp từ CNN)