,
221
5921
Tin tức - Sự kiện
tintuc-sukien
/giaoduc/tuyensinh/tintuc-sukien/
802292
Đề thi về "Mùa lạc" có bị rò rỉ?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Đề thi về 'Mùa lạc' có bị rò rỉ?

Cập nhật lúc 12:22, Thứ Tư, 31/05/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Có mặt tại các khu vực ở địa điểm thi 3 trường THPT Quốc Oai, THPT Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất) và hội đồng thi trường THPT Thạch Thất (tỉnh Hà Tây), chúng tôi nhận thấy, trong khi thời gian làm bài môn Văn diễn ra, phía ngoài đã bàn tán xôn xao về đề thi rơi vào tác phẩm "Mùa lạc". Và đó cũng là 1 câu "ăn" điểm 8 của một trong 2 đề thi môn Văn chính thức.

Học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM) trao đổi sau giờ làm bài. Ảnh: Đoan Trúc

8h20', có mặt tại hội đồng thi THPT Quốc Oai (Hà Tây), chúng tôi quan sát thấy hiện tượng trèo tường, đu bám như năm ngoái không còn nữa. Hỏi một số người dân thì được biết, sau khi có phát đề làm bài, có tín hiệu từ bên trong ra là không nên trèo, đu bám.

Tại một điểm thi của trường THPT Thạch Thất là trường THCS Bình Yên, lúc 9h, chúng tôi cũng tiếp nhận những thông tin tương tự từ những phụ huynh và người dân ở ngoài điểm thi, về đề thi "rơi" vào tác phẩm "Mùa lạc".

Kết thúc buổi thi, phần lớn học sinh được gặp cho biết đều chọn đề số 1, đề có tác phẩm "Mùa lạc". Một thí sinh tên Q tại điểm thi này cho biết, sau khi vào phòng thi, đang ghi số báo danh, thí sinh trong phòng đã biết đề thi vào tác phẩm "Mùa lạc" nên đã kịp "nộp" các "phao" thừa khác khi  thanh tra của Bộ GD - ĐT đến và thu tài liệu ở một số phòng thi.

Kết thúc buổi thi, trao đổi với Phó Giám đốc Sở GD - ĐT Nguyễn Hữu Hiếu, ông cho biết, xác minh lại, nếu có dấu hiệu "móc nối" giữa bên trong và ngoài để "tuồn đề", Sở sẽ có biện pháp xử lý thích đáng, đồng thời, tăng cường kiểm tra.

Tại Thừa Thiên Huế, buổi thi sáng nay có 28 em vắng mặt, trong đó có 2 em bị ốm phải nằm viện. Còn lại là vắng không có lý do.

Ông Tôn Thất Viễn Tương, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Sở cho biết, tỉnh tổ chức thi tập trung ở TP Huế theo hình thức liên trường. Danh sách HS một số trường được lập theo thứ tự chữ cái sau đó phân bổ vào các Hội đồng thi. Giáo viên làm giám thị không được coi thi ở hội đồng có học sinh của trường mình. 

Sở GD-ĐT Đà Nẵng điều động số lượng giám thị cao hơn quy định của Bộ GD-ĐT, bình quân 2,8 giám thị/phòng thi; hoán đổi 100% giám thị coi thi; tổ chức hội đồng lập phách bài thi riêng, hội đồng chấm thi riêng.

 

Soạn: AM 792603 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các thí sinh trao đổi về kết quả làm bài thi. Ảnh: Hải Châu

 Tại Quảng Nam, trong lễ khai mạc kỳ thi ở các hội đồng thi, cán bộ coi thi đã thông báo và nhắc nhở về quy chế thi cho các thí sinh.

 

Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam Nguyễn Tấn Thắng cho hay, toàn tỉnh có 16 trường hợp học sinh lớp 12 có người thân bị thiệt mạng trong cơn bão Chanchu, được đặc cách tốt nghiệp TPHT.

Vì là năm đầu tiên thi trắc nghiệm ngoại ngữ, nên hội đồng thi trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM) dành khá nhiều thời gian để hướng dẫn thí sinh làm bài thi trắc nghiệm.

Cô Nguyễn Lý Thị Trang, giáo viên văn trường THPTDL Nguyễn Bỉnh Khiêm:

"Đề như thế là tương đối, HS trung bình cũng có thể làm được. Hai đề đều có phần khó, phần dễ riêng. Với đề I, HS sẽ sợ vì thuộc phần văn học nước ngoài. Nhưng bù lại, phân tích tác phẩm Mùa Lạc thì nằm trong tầm tay. Còn đề II, nếu em nào chọn thì được tới 4 điểm phần lý thuyết, vì lý thuyết đề này khá dễ. Em nào thích thơ, có khả năng phân tích thơ nữa, coi như tuyệt". Đa số các em HS ở hội đồng thi MInh Khai chọn làm đề I.

Có mặt tại hội đồng thi Nguyễn Thị Minh Khai khi HS vừa thi xong môn Văn, chúng tôi nhận thấy những nụ cười trên khuôn mặt các HS.

Thí sinh Nguyễn Trương Hoàng Dung cho biết: "Đề Văn tương đối dễ và vừa khít với thời gian". Dung chọn đề I vì phân tích tác phẩm "Mùa lạc" của Nguyễn Khải sẽ dễ hơn phân tích một bài thơ.

Theo nhận xét của nhiều HS tại Hội đồng thi bổ túc THPT tại trường THPT Gò Vấp, đề thi nằm trong chương trình, khả năng đạt điểm trên trung bình khá nhiều. Em Ngọc Lan cho biết, trong phòng thi em 2/3 bạn chọn làm bài đề 2. Những tác phẩm và nhân vật này được thầy cô dậy nhiều và thực tế ngoài đời cũng hay được nhắc đến nên chúng em làm bài cũng dễ hơn”. 

Mẹ của HS Nguyễn Ngọc Diễm, lớp 12A trường Trần Khai Nguyên kể: "Để trấn an tâm lý cháu, sáng nay tôi phải xin nghỉ làm một buổi đưa cháu đi thi. Cháu nhà tôi học các môn tự nhiên hơi yếu nên cũng thấy lo".

Còn ông Phan Công Hoán, phụ huynh của em Phan Công Danh, HS lớp 12A1 trường bán công Trần Khai Nguyên thì cho biết từ 4h sáng đã kêu con dậy xem lại bài trước khi đến trường. Trong 3 ngày diễn ra kỳ thi, ông phụ trách việc đưa đón để con bớt phần căng thẳng.

Thí sinh xem lại "phao" sau buổi thi. Ảnh chụp tại Hội đồng thi trường THCS Giảng Võ (Hà Nội). Ảnh: Phạm Hải

Tại Hội đồng thi số 10 trường THPT Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì (Hà Nội), có 20 phòng thi, với 471 thí sinh, đều thuộc diện chưa phân ban.

Ông Phạm Đức Danh, Chủ tịch hội đồng thi số 10 cho biết, công tác coi thi được đảm bảo, và một giờ sau khi diễn ra kỳ thi vẫn chưa có những hiện tượng nào nặng đến mức kỷ luật. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, vẫn có tình trạng giám thị ngồi trò chuyện cùng nhau ngoài hành lang.

Đề thi Văn năm nay không khó, đa phần các thí sinh rời khỏi phòng thi với tâm trạng hớn hở. Rất nhiều em làm được hết bài. Một HS tên Toàn, dự thi tốt nghiệp bổ túc THPT Đống Đa, thi tại trường THCS Khương Thượng cho biết: Em trúng tủ gần hết. Toàn có học ôn  một tháng tại một lò của ĐHKHXH&NV Hà Nội.

Một HS tên Nhung, trường THPT Lê Quý Đôn cho biết, đề thi tương đối giống so với những gì cô giáo giới hạn trước ngày thi. Chỉ tiếc là phần câu hỏi về "Mùa lạc", tưởng là phân tích nhân vật Đào, nhưng lại mở rộng hơn nên hơi khó.

  • Nhóm phóng viên và cộng tác viên 

,
,