,
221
5921
Tin tức - Sự kiện
tintuc-sukien
/giaoduc/tuyensinh/tintuc-sukien/
754974
Hơn 800.000 thí sinh thi "thử như thật"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Hơn 800.000 thí sinh thi 'thử như thật'

Cập nhật lúc 04:13, Thứ Bảy, 14/01/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - 14h chiều nay, hơn 800.000 HS lớp 12 bắt đầu thi thử trắc nghiệm môn Ngoại ngữ - kỳ thi được gọi "thử như thật" vì là bước tập dượt trên quy mô toàn quốc theo hình thức mới, chuẩn bị cho thi tốt nghiệp THPT và ĐH vào tháng 6, 7 năm nay.

Soạn: AM 676177 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM) làm bài thi thử trắc nghiệm trong đợt thi tháng 11/2005 (Ảnh: Cam Lu)

Thời gian làm thi ấn định 60 phút với 50 câu hỏi.

Mọi việc chuẩn bị cho kỳ thi thử đều đã hoàn tất. Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Trần Văn Nghĩa, khẳng định: kỳ thi này tổ chức như một kỳ thi thật để kiểm tra sự vận hành của cả một hệ thống từ trên xuống các địa phương. Về phía Bộ, đã thành lập 6 đoàn thanh tra và tổ chức thanh kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố. 

Giám đốc (GĐ) Sở GD - ĐT Nghệ An Lê Tiến Hưng cho biết, quy trình từ khâu tập huấn cho giáo viên, HS đến bảo mật in sao đề thi, cách ly... được chỉ đạo như kỳ thi thật. Đến chiều 13/1, đề thi và giấy thi đã được chuyển tới các địa điểm thi an toàn.   

Tinh thần "thi thử như thật" được quán triệt ở hầu hết các địa phương. Ông Nguyễn Vinh Hiển, GĐ Sở GD - ĐT Hải Dương tự tin "Tuy Hải Dương không tổ chức cho HS thi thử đợt vừa qua, nhưng mọi khâu chuẩn bị đảm bảo cho HS và giáo viên bước vào kỳ thi trắc nghiệm chiều nay với tinh thần nghiêm túc." Hiện, Sở đã thành lập 4 đoàn thanh tra có nhiệm vụ giám sát trong suốt thời gian thi.

Được đánh giá có kinh nghiệm trong việc tiên phong tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm, GĐ Sở GD - ĐT Hải Phòng Trần Xuân Đình tỏ ra thận trọng: Để tạo thói quen cho tất cả HS và giáo viên nhận thức kỳ thi đúng như thật, Hải Phòng đã chuẩn bị lực lượng thanh tra "cắm chốt" ở các điểm thi để phòng sự cố.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, quy trình sao in đề thi do Bộ GD - ĐT quy định khá chi tiết. Cùng với đó, phải sao in quá nhiều bộ đề thi cho các ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp hệ 3 năm, 7 năm và chương trình phân ban) khiến các cán bộ làm công tác này khá vất vả.

Để chuẩn bị hơn 2.000 phòng thi cho gần 50.000 HS, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phải huy động khoảng 16-17 chuyên viên làm công tác sao in đề và tranh thủ in suốt đêm để kịp.

 

Trưởng phòng khảo thí Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, mặc dù là kỳ thi thử nhưng HS cũng cần phải lưu ý việc sử dụng tài liệu, đồ dùng học tập và điện thoại trong kỳ thi này: Các loại máy vô tuyến, điện thoại cầm tay, “bút ghi âm” (máy ghi và phát âm như chiếc bút viết)… các phương tiện thông tin liên lạc với bên ngoài… đều không được đem vào Hội đồng thi (cả thí sinh lẫn giám thị và lãnh đạo Hội đồng). Việc sử dụng điện thoại gọi ra bên ngoài Hội đồng phải được Chủ tịch Hội đồng cho phép trong một số trường hợp cấp bách.

Tại Đồng Tháp, sẽ có hơn 11.000 HS tham gia buổi thi này. Chiều qua, lãnh đạo Sở đã đi kiểm tra một lần nữa các địa điểm thi. Cho đến thời điểm này, không ý kiến về Sở.

Để chuẩn bị cho khoảng 19.000 đề thi Sở  Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định đã phải huy động khoảng 15-16 cán bộ sao in đề thi. Công tác sao in đề thi khó khăn bởi nhiều đề (tiếng Anh ba năm, bảy năm; tiếng Pháp ba năm, bảy năm; tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Anh phân ban…), mỗi đề lại nhiều trang.

Không học sẽ trượt hàng loạt... 

Hầu hết các địa phương đều  chung băn khoăn, kỳ thi phải tổ chức đúng như thật từ khâu ra đề, bảo mật đến công tác coi thi và chấm thi. Nếu không, sẽ rất khó cho việc đánh giá kết quả làm tiền đề cho việc ra đề thi chính thức cho kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH sắp tới.

Tại kỳ thi thử quy mô nhỏ vừa qua, không ít bài thi trắc nghiệm đã làm không đúng quy cách bị máy loại ra, không chấm. Số bài mắc lỗi kỹ thuật chiếm khoảng 1% trên tổng số 80.000 bài thi (gần 1.000 bài bị máy loại không chấm). Riêng Hải Phòng có 100 bài bị loại trên tổng số 25.000 HS dự thi...

Ông Trần Xuân Đình nhìn nhận, bài mắc lỗi kỹ thuật là một trong nhiều bài học rút ra từ kỳ thi thử quy mô nhỏ. Điều này phải được lưu ý trong buổi thi hôm nay. Nếu khâu hướng dẫn thí sinh làm bài không cẩn thận sẽ cho kết quả sai lệch nhiều so với mong muốn.

Ông Đình nhấn mạnh 3 điểm cần lưu ý: Kỹ năng nghiệp vụ coi thi của cán bộ đảm nhiệm phải thật nghiêm túc. Nếu làm không đúng sẽ ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Cùng với đó, cần hướng dẫn cho HS cách tô vào bài làm cho đúng. Khi lựa chọn phương án đúng nhất thiết thí sinh phải dùng bút chì để khoanh tròn, ngoài ra không được dùng bút khác. 

Vấn đề nữa, nếu làm nghiêm túc sẽ thay đổi được cách dạy và học hiện nay. Nghĩa là để làm được bài thi trắc nghiệm thì HS phải thực sự hiểu bài mới làm được. Như vậy, đòi hỏi thầy phải đổi mới phương pháp và phải dạy thật để trò cũng học thật! Mặt khác, hình thức thi này sẽ chống được tiêu cực trong thi cử đặt ra như quay cóp, gà bài...

Quan trọng hơn là sẽ nâng chất lượng giáo dục phổ thông, ông Đình khẳng định. Với hình thức thi này nếu không học sẽ trượt hàng loạt...Thực tế, kỳ thi thử do Hải Phòng tổ chức cuối tháng 10/2005 cho kết quả có đến 40% HS trượt với hình thức thi trắc nghiệm. 

Trăn trở cho việc đánh giá kết quả thực, ông Lê Tiến Hưng cho biết: Rất khó định hướng cho HS là phải làm bài hết khả năng. Vì bản thân các em cũng hiểu đây là kỳ thi thử và không lấy điểm. Hơn nữa, thời điểm này địa phương đã tổng kết điểm học kỳ...

Đó cũng là băn khoăn của hầu hết các địa phương đòi hòi Bộ GD - ĐT thận trọng hơn trong việc đánh giá kết quả thi thử.

  • Kiều Oanh - Cam Lu
,
,