Bộ trưởng Giáo dục (BGD) Chu Tế cho biết, trao đổi giáo dục với bên ngoài là một bộ phận quan trong chiến lược phát triển giáo dục quốc gia. Trao đổi giáo dục bao gồm việc gửi SV và học giả TQ sang các nước khác để nghiên cứu cũng như nhận SV nước ngoài nghiên cứu tại đây.
|
LHS tại TQ |
TQ đã gửi hơn 580.000 SV hoặc học giả tới 103 nước hoặc vùng lãnh thổ để nghiên cứu trong 20 năm qua.
Chính phủ cũng đang khuyến khích các tổ chức giáo dục nước ngoài tới TQ để thành lập các cơ sở đào tạo liên doanh nhằm cung cấp nhiều cơ hội nghiên cứu ở cấp cao hơn cho công dân TQ. Nguyên nhân là việc thiếu đội ngũ giảng dạy ở bậc ĐH và sau ĐH làm cho TQ không thể đáp ứng như cầu nâng cao tri thức của người dân. Đây sẽ là khó khăn dài hạn. Số liệu thống kê chưa hoàn chỉnh của BGD cho thấy hiện có tổng cộng 764 trường liên doanh giữa TQ và nước ngoài được công nhận chính thức tại nước này. Những trường trên nằm rải rác tại 28 tỉnh, thành phố hoặc khu tự trị. Kiểu trường này bắt đầu tăng mạnh vào những năm 1990.
Năm ngoái, TQ đã áp dụng quy chế hợp tác giáo dục với nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển của những tổ chức đào tạo như vậy. Bộ GD cũng đang soạn thảo điều lệ chi tiết nhằm làm việc thực thi quy chế trên linh hoạt hơn, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các đối tác nước ngoài cũng như hướng dẫn thêm về các chương trình đào tạo. Các trường liên doanh có thể mời cả giáo viên TQ và nước ngoài tham gia giảng dạy. Hội đồng nhà trường, ban giám đốc hoặc ban quản lý chung quyết định các vấn đề giảng dạy. TQ cũng đã ký kết hiệp định với Anh, Pháp, và Đức thừa nhận lẫn nhau văn bằng từ bậc cử nhân trở lên.
Song song với việc "mở cửa" cho cơ sở đào tạo nước ngoài "du nhập", tại TQ lại nổi lên hiện tượng nhiều SV từ các quốc gia khác lại muốn nghiên cứu ở nước này. Theo Thứ trưởng BGD Trương Tân Sinh, trong số 77.715 lưu học sinh (LHS) nước ngoài từ 175 quốc gia tới nghiên cứu tại nước này năm 2003, ngoài 6.153 SV nhận được học bổng của chính phủ TQ, có tới 71.562 SV tự du học.
Mặc dù số LHS trong năm 2003 giảm 9,45% do dịch hội chứng viêm phổi cấp (SARS), song số SV ở dài hạn lại tăng 6,54%. Triển vọng việc làm của những SV trên rất xán lạn khi sự hợp tác và trao đổi của TQ với thế giới bên ngoài tăng lên. Tính ra, đã có hơn 630.000 LHS đã đến TQ kể từ năm 1950 khi nước này đón đoàn SV đầu tiên từ quốc gia khác. Hiện những SV đó đang làm việc trong nhiều lĩnh vực ở đất nước họ, bao gồm ngoại giao, quản lý nhà nước, trao đổi kinh tế, thương mại, giáo dục, văn hoá và y tế với TQ.
Theo ông Trương, số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy hơn 30 người trong số trên giữ chức bộ trưởng và hơn 120 là GS hoặc PGS. Phần lớn, các nhà ngoại giao trẻ hoặc trung niên tới TQ đã từng nghiên cứu ở nước này. Nhiều người khác đang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại TQ. SV từ các nước châu Á chiếm 70% LHS, trong đó, Hàn Quốc chiếm 33%, Nhật Bản 26%. Số LHS châu Á còn lại tới từ Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Theo các chuyên gia, có nhiều nhân tố giải thích tại sao nhiều SV châu Á thích nghiên cứu tại TQ: lịch sử và văn minh hơn 5.000 rạng rỡ; học phí và chi phí sinh hoạt thấp hơn; dễ dàng thích nghi với điều kiện sống. Và thứ tư, diện tích rộng lớn, dân số đông và tài nguyên dồi dào của TQ là một thị trường lớn cũng như cung cấp nhiều cơ hội kinh doanh. Cuối cùng, sự ổn định về chính trị, thịnh vượng về kinh tế cũng như sự phát triển nhanh chóng của khoa học và kỹ thuật cũng làm tăng số LHS.
|