English version Đường dây nóng: (092) 345-7788 begin_of_the_skype_highlighting              (092) 345-7788      end_of_the_skype_highlighting | (091) 356-4657 | (04) 3772-2729 | (08) 3930-8101 | (091) 949-9936 | mail: hotnews@vietnamnet.vn
,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
1227632
Văn hóa Hà Nội có bị xô lệch?
1
Article
null
,

Văn hóa Hà Nội có bị xô lệch?

Cập nhật lúc 16:35, Thứ Bảy, 01/08/2009 (GMT+7)
,

 - Chúng ta không thể cưỡng lại được với xu thế hội nhập hiện nay cũng như xu thế đô thị hóa, nhưng cần phải làm gì để bảo vệ văn hóa Hà Nội, nơi hội tụ của ba vùng văn hóa đặc sắc.

Tròn một năm ngày Hà Tây sáp nhập với Hà Nội, nhiều thuận lợi đang mở ra để xây dựng một Thủ đô văn minh, hiện đại và phát triển, tuy nhiên cũng có nhiều thách thức đang đặt ra.

Mái đình Mông Phụ sau khi tu sửa (Ảnh: Nguyễn Xuân Diện).

Riêng về văn hóa, một năm nhìn lại, đã có những thay đổi và có xu hướng bị xô lệch. Về vấn đề này, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cảnh báo “một năm mở rộng, Văn hóa Hà Nội đã ít nhiều xô lệch”. Cái xô lệch mà ông thấy là nhiều cơ sở văn hóa của tỉnh Hà Tây đã kịp biến mất. Ở nhiều nơi, cảnh quan làng đang mất dần vì những dự án xây dựng sân golf, khu công nghiệp. Nhiều người đau xót khi không còn thấy luỹ tre làng xanh, không còn không gian thoáng đãng, đẹp đẽ của cầu ao, bến nước, ao làng mà thay vào đó là kiến trúc của một cảnh quan xô bồ.

Văn hóa Hà Nội hiện nay là sự kết hợp ba vùng văn hoá: vùng văn hoá Thăng Long (trung tâm Hà Nội); vùng văn hóa Sơn Nam Thượng (các huyện phía Nam tỉnh Hà Tây cũ); vùng văn hoá xứ Đoài (vùng phía Bắc tỉnh Hà Tây cũ). Trong đó xứ Đoài là vùng có những nét văn hoá đặc sắc.

Làng là nơi cất giữ gần như toàn bộ gia sản văn hóa của tổ tiên. Kiến trúc đình, chùa, miếu và các nhà ở dân gian là kết tinh sự hiểu biết của người xưa về môi trường, kiến trúc và quan niệm về sự ở của tổ tiên chúng ta. Lũy tre xanh và cách bố trí dân cư theo hình xương cá hoặc bố trí dọc theo nguồn nước là cách tự vệ và sự tuân thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, lợi dụng thiên nhiên. Đó là một triết lý của người Việt.

Những sinh hoạt văn hóa lễ hội, tín ngưỡng và văn hóa dân gian: hát, hò, vè; kiến trúc, phong tục, nền nếp gia phong dòng tộc là những tài sản văn hóa hàng ngàn đời nay đang được lưu giữ.

Tuy nhiên các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể ấy cũng có thể bị mất đi theo trào lưu chung. Người dân, nhất là giới trẻ hiện nay phần nào đang quay lưng lại với di sản văn hóa phi vật thể cha ông để chạy theo lối sống mới, văn hoá "mới". Họ không trở thành những người bảo vệ văn hoá cổ mà chối bỏ, nhập vào cuộc sống mới đang được đô thị hóa rất nhanh chóng.

Chúng ta không thể cưỡng lại được với xu thế hội nhập hiện nay cũng như xu thế đô thị hóa, nhưng cần phải làm gì để bảo vệ văn hóa Hà Nội, nơi hội tụ của ba vùng văn hóa đặc sắc.

Theo bạn văn hóa Hà Nội có bị xô lệch và cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của các vùng văn hóa này?

  •  VietNamNet
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc

Thủ đô được mở rộng. Và người ta có những dự án, công trình và đầu tư cho đề án mới. Vậy, đâu là vị trí để thực hiện? Đó chính là mảnh vườn, thửa ruộng của người nông dân ngoại ô thành phố Hà Nội.
Để có những khu đất rộng cho việc xây dự án, chủ đầu tư đã đền bù cho người nông dân một số tiền lớn-với họ, và người ta quên đi việc phải làm ruộng thay vì đó là sống cuộc sống hưởng thụ số tiền từ trên trời rơi xuống cho đến hết.
Họ dùng tiền để mua xe máy xịn. Họ sắm cho mình những bộ cánh đẹp để đi chơi. Và họ hòa vào với lối sống đô thị hóa mà quên đi những nét văn hóa sinh hoạt của người dân nơi làng quê Việt bao đời nay.
Vậy là từ những cánh đồng bát ngát, những xóm làng quê giờ sẽ thành sân golf, khu công nghiệp, những ngôi nhà cao trọc trời. Và từ những con người quen với chân lấm tay bùn, tình làng nghĩa xóm cùng với sự thay đổi của xã hội đã khiến họ sống cuộc sống thành thị, mờ nhạt với nhau hơn, sống ích kỉ hơn và quên đi nếp sinh hoạt của làng quê.
Bởi chính sự đô thị hóa trong quá trình mở rộng thủ đô đã làm mờ đi cái văn hóa sinh hoạt cộng đồng, tập thể trong làng xã mang nét đặc trưng của con người Việt Nam.

,
Hạ Nguyên, Xuân Thủy-Cầu Giấy-Hà Nội, gửi lúc 25/08/2009 00:14:44

"NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY"
Là một người sống ở cực nam Trung Bộ, tháng 7 vừa qua lần đầu tiên tôi có dịp ghé thăm đất hai vua. Phải nói rằng những nét đẹp truyền thống của làng quê nơi đây đã khiến tôi thực sự bị mê hoặc. Đền thờ, lăng mộ của hai vị vua anh hùng, rặng duối buộc voi, nhà cổ, giếng cổ, cổng làng xưa... của "xứ Đoài mây trắng đẹp như cổ tích. Thế nhưng, cái đẹp ấy đang có nguy cơ bị mai một vì sự xâm thực của một thứ "văn hóa trưởng giả" nào đó rất khó định danh.
Ấn tượng đầu tiên của người khách phương xa như tôi là cổng làng mới nằm ngay đường rẽ từ quốc lộ vào Đường Lâm. Đồ sộ, hoành tráng và... đẹp một cách xa lạ với những gì người ta chờ đợi ở một làng Việt cổ. Cổng tam quan vững như cổng thành thiếu hẳn vẻ thân thiện cần có. Tấm biển khắc tên những người đóng góp xây dựng công trình cũng chỉ góp phần làm tăng sự phô trương.
Đình Mông Phụ nổi tiếng bao đời được trùng tu chưa lâu là điểm dừng đầu tiên của khách tham quan sau khi mua tấm vé 15.000đ ở cổng làng mới. Không thấy dấu vết "đất đá ong khô nhiều ngấn lệ" mà chỉ có những tấm bạt ni - lon quảng cáo sản phẩm gì đó được dùng làm rèm che nắng khiến những ai muốn chụp ảnh ngôi đình đành "kính nhi viễn chi" nghiêng máy từ ngoài cổng. Trong đình, các bô lão đang ngồi nghe nhân viên tiếp thị của hãng XYZ nào đó quảng cáo sản phẩm.
May mắn là cổng làng xưa vẫn còn, là một điểm nối đẹp, giản dị giữa xóm làng và đồng bãi. Tuy vậy, hàng ghế đá khắc tên những người "cung tiến" và dàn trụ đèn giả cổ kiểu châu Âu đã thực sự "làm khó" cho những người muốn ghi lại cái đẹp thuần Việt. Phía ngoài cổng, hàng nước căng bạt ni - lon và những câu khẩu hiệu thời thượng đã khiến mọi góc nhìn đều bị cảnh "tân cổ giao duyên" phá hỏng. Dấu ấn "văn minh" của thời đại áp đặt vào những nơi nhạy cảm đang xóa dần những dấu tích văn hóa cổ xưa.
Vẫn còn đó rặng duối ngàn năm tuổi, vẫn còn ngôi nhà cổ gần nửa thiên niên kỷ vượt qua bao cuộc bể dâu, giếng cổ, ngõ gạch cũng vẫn còn nhưng cái hồn của "Đường Lâm cổ ấp" thì e là đã phôi pha lắm.
Thưởng thức miếng chè lam cùng bát nước chè xanh với ông Hùng trong ngôi nhà cổ, bỗng chạnh lòng khi biết rằng người ta trả công cho gia đình chỉ 400.000đ mỗi tháng để "bảo tồn di sản" và tiếp không biết bao nhiêu đoàn khách tham quan. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này rất nhiều người nặng lòng với di sản cha ông . Vậy vì sao vốn cổ nơi đây lại bị "cưỡng duyên" nhiều đến thế? Biết tìm đâu câu trả lời!
Ước gì người ta biết làm du lịch văn hóa bài bản hơn, nhân văn hơn để xứ Đoài đẹp mãi. Nếu đừng có dãy đèn cao áp kiểu châu Âu ở khu vực cổng làng, nếu thay quán nước phủ bạt bằng mấy túp lều tranh, nếu những cánh cổng mới ở các nhà dân đừng xanh đỏ lòe loẹt, nếu bản dịch lời đối đáp của sứ thần Giang Văn Minh trước sân rồng của thiên triều mà cô 'HDV du lịch làng" đang cố công học thuộc không phải là " Cột đồng đến nay rêu đã PHỦ/ Bạch Đằng tự cổ máu còn TƯƠI"... thì Đường Lâm sẽ đẹp biết bao!

,
NGUYỄN ĐỨC THẠCH, trường THPT Chu Văn An - ninh Thuận, gửi lúc 10/08/2009 00:57:12

Tôi là người xứ Đoài, sau một năm xứ Đoài sáp nhập tôi nhận thấy: Tất cả chỉ mới bắt đầu cuộc xâm thực và thôn tính nền văn hóa xứ Đoài đã có hàng ngàn năm nay.

Văn Hóa không phải chỉ nằm ở kiến trúc cảnh quan mà văn hóa nằm nhiều ở yếu tố con người. Rõ ràng con người xứ Đoài chưa đủ nhận thức để bảo vệ chính đặc thù văn hóa của mình. Không có gì quá xa lạ hay khó hiểu, con người xứ Đoài ngày nay khi hòa nhập với Thủ đô đang rất háo hức và đang tự chối bỏ văn hóa của mình để hòa cùng cách sống đô thị. Do bị đô thị hóa, bi mất đất, không còn tập quán sinh hoạt nông nghiệp, người xứ Đoài phải cố thích nghi với cuộc sống đô thị, kiếm sống bằng các nghề tự do. Họ sẽ quên dần đi mình là con người của một làng quê nông thôn, họ phải thích nghi từ lối sống, cách sinh hoạt đến cả ngôn ngữ. Vậy văn hóa đặc thù của các vùng miền xứ Đoài sẽ bị mất đi và thay vào đó là một loại văn hóa tạp nham ven đô. Và đến một lúc nào đó con người xứ Đoài hôm nay lại phải lặn lội đi tìm và ao ước.
...như một đưa trẻ thành phố thích thú được ngồi trên lưng trâu, còn đưa trẻ nhà quên thì sẵn sàng đổi 10 cánh diều lấy 1 giờ chơi game...
bạn có nghĩ vậy không ?

,
Quốc Oai, Hà Nội, gửi lúc 08/08/2009 12:04:57

Trong xu hướng hội nhập, xu hướng đô thị hóa được coi là một tất yếu thì vấn đề đặt ra cho chúng ta không phải là cưỡng lại nó mà phải chấp nhận nó thậm chí cần phải biết sử dụng những yếu tố tích cực từ quá trình hội nhập, quá trình đô thị hóa để giữ gìn và phát huy không gian văn hóa cho Hà Nội.

Điều quan trọng trước hết là phải có một quy hoạch hợp lý, cụ thể cho thủ đô. Các thành phố lớn trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng biệt khiến người ta không thể lầm lẫn nó với nơi nào khác. Còn Hà Nội của chúng ta, nét đặc trưng riêng biệt của nó là gì? Đó không chỉ là ngôi Chùa Một cột, là một ngôi làng cổ vài trăm năm tuổi, là một khu phố Tây hay những khu biệt thự cao cấp. Bản quy hoạch cho Hà Nội cần phải hội tụ được cả ba không gian văn hóa. Văn hóa truyền thống phương Đông mà trước hết là những công trình đình, chùa, những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi sau đó là văn hóa phương Tây với những công trình kiến trúc, những khu phố của người Pháp và cuối cùng là nền văn hóa hiện đại của chúng ta. Bản quy hoạch đó phải vừa có sự kết hợp nhưng lại vừa đảm bảo những yếu tố đặc trưng riêng biệt của mỗi không gian văn hóa. Để làm sao bước chân vào làng cổ người ta nhận thấy ngay đây là một ngôi làng việt cổ rất đặc trưng, rất điển hình chứ không phải đan xen những ngôi nhà mái bằng kệch cỡm hay những biệt thự thời Pháp sẽ được giữ gìn trở thành phòng tranh hay nhà trưng bày chứ không phải xé lẻ như hiện nay.

Thông qua nó người ta không chỉ thấy được những đặc trưng của Hà Nội mà còn cho thấy cả quá trình lịch sử lâu dài của Thủ đô. Thậm chí chúng ta cần có những quy hoạch cụ thể cho việc trồng cây xanh cho từng con đường: con đường này toàn hoa bằng lăng, con đường kia toàn hoa phượng. Đó sẽ là đặc một đặc trưng mà không phải thành phố nào trên thế giới cũng có được. Và cũng có thể có những con đường dành riêng cho những người bán hang rong với những ghánh hoa, những món quà quê vừa để phục vụ khách du lịch nhưng cũng là một cái gì đó rất riêng của phố thị.

Lẽ tất nhiên để tạo nên được một không gian văn hóa vừa có sự tổng hợp của các vùng văn hóa vừa tạo nên dấu ấn rất riêng của thủ đô thì chỉ có sự quyết tâm của chính quyền là không đủ. Mọi người dân phải tự nhận thức về giá trị của di tích và ý nghĩa của các công trình văn hóa, phải có ý thức giữ cho Hà Nội một không gian văn hóa vừa truyền thống vừa hiện đại.

,
Hoàng Văn Toản, Học Viện Báo Chí Và Tuyên truyền, gửi lúc 08/08/2009 10:14:28

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ hàng năm trên 18% - rất cao so với các nước đang phát triển, với mục đích chính là giải quyết vấn đề nhà ở dân cư. Tuy nhiên việc cấp phép xây dựng ồ ạt cho nhà ở chung cư có độ cao trên 6 tầng trên địa bàn của bốn quận nội thành, theo ý kiến cá nhân tôi, cần phải bàn bạc tháú đáo, vid nó phá vỡ cảnh quan của phố phường cổ. Hệ lụy của hệ thống cơ sở xã hội và cơ sở hạ tầng mất cân đối đang trở nên quá rõ ràng, chúng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống mỗi người dân và làm mờ nhạt thành quả văn hóa đô thị thủ đô.

,
Pham Hung, Ha Noi, gửi lúc 06/08/2009 20:36:09
Trang trước 123 Trang sau
,
Quảng cáo


,
,
,





,