,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
1106180
Buộc đăng ký thuê bao trả trước, lợi cho ai?
1
Forum
null
,

Buộc đăng ký thuê bao trả trước, lợi cho ai?

Cập nhật lúc 10:23, Thứ Năm, 11/09/2008 (GMT+7)
,

 - Bạn đang sử dụng thuê bao trả trước của một mạng di động, tôi dùng thì tiền trao cháo múc, việc gì phải đăng ký? Đăng ký để làm gì, có phải để kiểm soát tự do cá nhân? Các nước họ có làm thế không? Nhiều câu hỏi được đặt ra khi thời gian đăng ký sắp đến ngày kết thúc.   

Trong thời gian qua, VietNamNet đã nhận được khá nhiều phản ánh của độc giả về tình trạng bị quấy rối qua ĐTDĐ và nhờ thông báo tới nhà cung cấp dịch vụ.   

Nhưng với quy trình giải quyết khiếu nại lòng vòng và phức tạp, nạn nhân phải mất rất nhiều công để khóa được một số sim quấy rối, trong khi kẻ xấu chỉ việc ra bất kỳ cửa hàng đại lý mạng di động nào đó, thậm chí kể cả quán nước ven đường, cũng có thể mua được một bộ sim card mới.  

 

Ảnh Echip VNN

Ngay cả khi các mạng di động đã áp dụng quy trình bắt buộc khai báo thông tin cá nhân qua SMS trước khi kích hoạt sim, kẻ quấy rối cũng chỉ cần phải soạn một tin nhắn hú họa kiểu "NAC DANH 01012010 012345678" (trong đó NAC DANH là tên, 01012020 là ngày tháng năm sinh 01/01/2010, 012345678 là số CMND) rồi gửi tới số 1414 là có thể kích hoạt sim thuê bao trả trước để nhắn tin, gọi điện tiếp.  

Có thể do sức ép cạnh tranh phát triển thuê bao mới, các mạng di động đã "nới lỏng" quy trình bắt buộc khai báo thông tin cá nhân bằng cách cho phép các thuê bao mua mới có thể đăng ký qua tin nhắn, thay vì phải có giấy tờ tùy thân để đại lý của mạng di động sao lưu, điền vào form đăng ký và gửi về trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ.  

Việc cho phép khai báo thông tin cá nhân qua tin nhắn SMS có thể hiểu như biện pháp "cực chẳng đã" đối với các thuê bao di động trả trước hiện đã kích hoạt và sử dụng nhưng chưa từng đăng ký thông tin cá nhân. Nhưng cũng không có mấy cơ sở để xác thực được các thông tin đăng ký qua SMS là chính xác hay giả mạo.  

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp nhắn SMS khai báo thông tin cá nhân sai lệch, chẳng hạn như Họ tên: Người không mang họ, Tên Bất họ Lương, Lặn mất tăm, Chán chẳng muốn chết, Yêu màu tím, Thích gái đẹp... còn ngày tháng năm sinh thì có thể trước thời điểm hiện tại đến cả hơn 100 năm hoặc... vài năm nữa mới đến, nhưng vẫn được tổng đài của các mạng di động chấp nhận hết.  

Từ những năm 2000-2001, khi mua sim trả trước của các mạng di động như MobiFone, khách hàng đã được yêu cầu đưa chứng minh thư và điền vào 2 form khai báo thông tin nhân thân, người mua giữ một bản, đại lý giữ một bản chuyển về cho nhà cung cấp. Nhưng khi áp lực cạnh tranh và phát triển thuê bao mới ngày càng đè nặng lên các mạng di động, những thủ tục như vậy đã bị phớt lờ dần, dẫn tới tình trạng không thể kiểm soát thông tin nhân thân của thuê bao di động trả trước như hiện nay.  

Nên chăng, các mạng di động cần áp dụng lại hình thức khai báo thông tin nhân thân tại các điểm đại lý bán bộ sim card trả trước, đồng thời yêu cầu các thuê bao trả trước đang hoạt động phải đến các điểm đại lý để đăng ký thông tin cá nhân, nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng thuê bao di động nặc danh đang tồn tại?  

Là những thuê bao di động trả trước đã đăng ký và chưa đăng ký, bạn có thấy vấn đề quản lý các thuê bao là cần thiết và để bảo vệ cho quyền lợi chính của bạn không? Bạn có sẵn lòng tới các điểm đại lý để khai báo thông tin nhân thân? Hay sẽ chỉ soạn tin nhắn khai báo một nội dung vu vơ nào đó để số sim của mình không bị cắt liên lạc sau ngày 30/06/2009, một thời hạn chẳng còn bao xa? Hãy chia sẻ ý kiến và quan điểm của mình qua Diễn đàn VietNamNet.

  • VietNamNet

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến thảo luận
,
,
,
,