Gian lận trong thi cử : Ai chống - chống ai ?
Phao thi xếp đống! |
Có chỉ ra thật đúng các đối tượng tham gia tệ nạn gian lận trong thi cử, thì mới có thể thấy ai, cơ quan nào sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc ngăn ngừa, phòng chống và giải quyết tận gốc tệ nạn này
Gần một tháng nay, dư luận hết sức quan tâm xung quanh việc thầy giáo Đỗ Việt Khoa đứng lên tố cáo những tiêu cực trong đợt thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm nay ở Hà Tây.
Nhiều người lo lắng những chứng cứ thầy Khoa nêu ra liệu có đủ sức thuyết phục các cơ quan chức năng vào cuộc hay lại bị bỏ qua ...Nhưng rồi Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh Hà Tây đã phải thanh tra việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2005-2006, Và với việc Bộ Giáo duc - Đào tạo đã tặng bằng khen cho thầy giáo Khoa điều đó khẳng định ngành Giáo dục công nhận những vụ việc tiêu cực trong thi cử ở Hà Tây là có thật.
Từ Hà Tây, thầy giáo, học sinh và nhân dân cho biết những tiêu cực trong thi cử không chỉ có ở THPT Phú Xuyên A; THPT Đồng Quan và THPT dân lập Xuân Mai và bạn đọc khắp nơi trong cả nước đều thấy đó là tình trạng chung. Tiêu cực không chỉ xẫy ra ở kỳ thi tú tài, mà ngay từ tiểu học đến đại học và sau đại học, tuyển sinh, tuyển dụng, thi tay nghề, thi nâng bậc công chức ... thi cử đều có tiêu cực.
Như vậy, tiêu cực trong thi cử đã được nhận diện và dư luận hết sức bất bình vì hậu quả của nó đang làm băng hoại cả một nền giáo dục.
Phải chặn đứng " tệ nạn tiêu cực trong thi cử" Mọi người lên tiếng! . Nhưng muốn chống, thì phải xác định " ai - chủ thể nào" đã tham gia tệ nạn này?
Có lẽ đối tượng rất dễ nhận ra đó là học sinh và người chịu trách nhiệm dạy dỗ, tổ chức coi thi, chấm thi là đông đảo thầy giáo và cán bộ nhà trường.. .
Tất nhiên vai trò của GIA ĐÌNH và XÃ HỘI cũng không thể trốn tránh trách nhiệm. Nhưng đáng tiếc là cho đến giờ này chưa thấy "Xã hội" có ý kiến gì. Tiêu cực xẫy ra tại địa phương, Cấp ủy, chính quyền sở tại, các đoàn thể Thanh niên, Phụ nữ, Khuyến học, Tổ chức Cha mẹ học sinh ...là người trong cuộc đã làm gì, nói gì?
Từ cơ sở đến huyện, tỉnh, trung ương nếu chỉ coi đây là "chuyện nhà trường, nhà trường lo", thì chắc chắn cách xử lý chỉ là " bung đâu vá đấy" và "đâu lại hoàn đấy" ...
Phải chăng đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể từng địa phương, cùng mỗi một gia đình cần xem xét làm gì và làm như thế nào để con em mình học thật, thầy giáo mình dạy thật ...Nếu không, khi bước vào thời hội nhập với sự cạnh tranh hết sức gay gắt quyết liệt thì hậu quả tiêu cực chính sẽ trút xuống đầu con em chính mình ...Có thấy rõ sức ép ấy, thì tự mỗi người phải tìm cách học thật, tìm thầy dạy thật...
Có chỉ ra thật đúng các đối tượng tham gia tệ nạn gian lận trong thi cử, thì mới có thể thấy ai, cơ quan nào sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc ngăn ngừa, phòng chống và giải quyết tận gốc tệ nạn này?
Từ giáo dục đạo đức, nếp sống đến xây dựng luật pháp, chế tài và hệ thống hành chính, tổ chức ..không thể đứng ngoài cuộc. Nhưng ai là người chịu trách nhiệm chính? Ngành quản lý hay địa phương? Gia đình hay nhà truờng? Thầy đến đâu, trò thế nào? Một thầy giáo đi thi "nghiên cứu sinh" quay cóp sẽ xử lý thế nào so với một học sinh tiểu học quay cóp..Một cán bộ thi chuyên viên chính.."lót tay" xử lý thế nào so với phu huynh bồi dưỡng giám thị thi Tú tài? ....Nhiều câu hỏi bạn đọc đặt ra mong quý vị góp phần làm sáng tỏ.
VietNamNet
Bài tham gia Diễn đàn xin dùng font tiếng Việt có dấu