,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
729550
Người Thầy – trong cơ chế thị trường
1
Forum
null
,

Người Thầy – trong cơ chế thị trường

Cập nhật lúc 00:23, Thứ Tư, 09/11/2005 (GMT+7)
,
 

Kế thừa truyền thống Nho học, Người thầy được Gia đình và Xã hội Việt Nam tôn vinh -Những người Thầy “đạo cao, đức trọng ” được xem như bậc hiển thánh... Thế nhưng, thời buổi kinh tế thị trường, người thầy cũng phải bươn chải, cũng phải lo miếng cơm manh áo... Khó thật, sống sao đây cho sáng Đức thầy ?

 
Soạn: AM 613753 gửi đến 996 để nhận ảnh này

 

Nhân dân ta có truyền thống “Tôn sư, trọng đạo”. Quân - Sư -Phụ, dưới góc nhìn mới, đó là  Xã hội - Nhà trường và Gia đình, người thầy đại diện cho Nhà trường và luôn ở vị trí trung tâm.

 

Nhận rõ vai trò của mình trong xã hội, hầu hết những người thầy dù khó khăn đến mấy cũng vẫn giữ nếp sống thanh cao, tận tụy truyền đạo học cho đời.   

 

Ngày nay, có người cho rằng, do sự bùng nổ cách mạng công nghệ thông tin, hàng lọat phương tiện kỹ thuật ra đời hỗ trợ đắc lực cho việc học, thì vị trí ông thầy lui dần xuống hàng thứ yếu, hay ít ra người thầy không còn giữ vai trò quyết định then chốt trong nhà trường như trước đây nữa. Thế nhưng J. Hattie dựa trên những dữ liệu nghiên cứu về hơn 50 triệu học sinh mọi lứa tuổi và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đã đi đến kết luận là ngay cả trong nhà trường hiện đại, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thì vai trò quyết định nhất đối với chất lượng giáo dục vẫn thuộc về các yếu tố liên quan trực tiếp tới người thầy.

 

Thầy giỏi vẫn là nhân tố quyết định nhất đối với hiệu quả giáo dục trong nhà trường hiện đại.

 

Vai trò người thầy được ghi nhận và tất yếu trong cơ chế thị trường chất lượng, trình độ người thầy cũng được cụ thể hóa bằng “ tiền”. Thầy giỏi học phí cao, quảng cáo đầy đường. Thầy có học vị, học hàm mỗi giờ dậy bằng một vài ngày lương của cán bộ,nhân viên. Thị trường luyện thi mấy năm gần đây cho thấy “kỹ nghệ bán chữ” cũng sôi động và cạnh tranh khốc liệt...  

 

Từ trong dòng xoáy “dạy thêm, học thêm” xuất hiện khá nhiều thành viên “Câu lạc bộ nhà giáo có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng”. Có người còn bán cả tên mình cho các lò luyện... Không phải chỉ có các thầy giáo phổ thông mà đội ngũ giáo sư, phó giáo sư - theo một số liệu vừa công bố cho thấy- hầu hết đều “chạy sô” , cho nên mặc dù lương thấp nhưng thu nhập cao, nhà cửa đàng hoàng, đồ dùng tiện nghi sang trọng ...

 

Người thầy dù đảm nhận sứ mệnh cao cả, nhưng trước hết họ là người lao động, họ cũng phải chi tiêu nhiều khoản mục.. mà nếu chỉ với đồng lương thì không thể nào kham nổi...Cho nên việc “bán chữ” kiếm tiền đó là quyền của họ. Và phải chăng, khi gia đình, xã hội chưa trả đúng giá trị công lao động của “Thầy”, thì việc các thầy “tự cứu” cũng là điều đáng trân trọng.

 

Nhưng, điều đáng nói là trong đội ngũ đáng kính, được xã hội tôn vinh đã có người dùng cách thức ép buộc, thậm chí là “thủ đoạn” để bán thứ chữ mà học trò chẳng cần mua... và có những người không chỉ bán chữ, mà bán điểm, bán bằng ...Qua “Diễn đàn về điểm thưởng” ai cũng thấy: ”thị trường” mua bán điểm đâu phải chỉ riêng trường này, tỉnh nọ... Đã có "bán mua" tất khách hàng là "thượng đế", học trò có quyền "đánh giá chất lượng sản phẩm" của người thầy?

 

Có người bảo: có cầu, ắt phải có cung... cơ chế thị trường mà! Vậy vì sao, các nước người ta thực hiện cơ chế thị trường hàng trăm năm nay, mà người thầy của họ vẫn sáng thế?  

 

Giữ sao đây cho sáng Đức Thầy!  Và làm sao để trong cơ chế thị trường" mối quan hệ Thầy -trò" vẫn đẹp như cha ông thuở trước! Diễn đàn nầy sẽ là nơi để quý vị cùng luận bàn, trao đổi.

 

  • VietNamNet      

  

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến thảo luận
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,