,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
707984
Học phí: tăng đến đâu và nên tăng như thế nào?
1
Forum
null
,

Học phí: tăng đến đâu và nên tăng như thế nào?

Cập nhật lúc 07:15, Chủ Nhật, 18/09/2005 (GMT+7)
,

Rất nhiều vấn đề được đặt ra qua bài toán tăng học phíMong bạn đọc với thực tế gia đình, địa phương, trường học của mình ..đóng góp ý kiến cụ thể vào Diễn đàn này.

Soạn: AM 551229 gửi đến 996 để nhận ảnh này

 

Trong những năm gần đây, vấn đề tăng học phí đã được đặt ra, bởi hiện nay các trường ĐH, CĐ và THCN công lập trên địa bàn cả nước vẫn  đang thực hiện mức thu học phí theo Quyết định 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Với mức thu này, trong thời điểm hiện nay, các trường cho rằng không đủ để họ tồn tại và phát triển.

 

Tất nhiên, lý do để tăng học phí lần này không đơn thuần là để “bù” trượt  giá “ khi  mức lương  cơ bản đã được tăng lên  350.000đồng, so với  điểm xuất phát  290.000 đồng ...trước đây, mà theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ thì "Ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước theo khả năng ngân sách, học phí cần bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tập và có tích luỹ để đầu tư phát triển nhà trường, đủ bù đắp chi phí thường xuyên".

Cũng theo tinh thần Nghị quyết  này, ngoài học phí, các trường sẽ không được phép thu thêm các khoản thu khác. 

Vậy thế nào là “đảm bảo trang trải và có tích luỹ để đầu tư phát triển, khi với mức học phí như hiện nay, con em nông dân nhiều nơi đã không thể kham nổi.

 

Vẫn biết rằng cùng với việc tăng học phí để thu hút sự đóng góp của những  gia đình có tiền trong xã hội, thì đồng thời phải  tăng  hình thức trợ giúp học bổng cho học sinh,sinh viên nghèo, nhưng chúng ta đã chuẩn b được những gì cho cách làm này? Thế nào là học sinh, sinh viên nghèo cần được hỗ trợ của nhà nước khi  mà sự chênh lệch giữa các vùng miền, các tầng lớp xã hội còn có khoảng cách khá xa, nhưng lại khó phân định.

 

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã yêu cầu Bộ GD-ĐT, khẩn trương hoàn thiện để chuẩn bị báo cáo tại phiên họp Chính phủ sắp tới. Cụ thể, là phải tính toán để làm rõ mức chi phí cần thiết cho giáo dục theo những mức tiêu chí chất lượng cụ thể để từ đó xác định về học phí do dân đóng góp, có thể phân theo các khối ngành để xác định. 

 

Các căn cứ nêu ra phải có sự thuyết phục cao, lý giải rõ căn cứ để xác định mức sàn và trần của khung học phí điều chỉnh mới. Xác định rõ quan điểm về việc quy định đối với các cơ sở ngoài công lập, đặc biệt lưu ý là đối với loại hình phi lợi nhuận. Bộ GD-ĐT cần nêu ra các phương án khác nhau để xin ý kiến Chính phủ.

 

Về học phí cấp học phổ thông cũng không đơn giản. Ngoài học phí không thu thêm bất cứ lọai phí nào, đó là  điều mong ước của xã hội đã từ lâu, nhưng làm thế nào để thể hiện đúng yêu cầu phổ cập giáo dục theo tinh thần của Luật giáo dục với thực tế các khoản đóng góp hiện nay?

 

Rất nhiều vấn đề được đặt ra qua bài toán tăng học phí.

 

Mong bạn đọc, với thực tế gia dình, địa phương, trường học và lĩnh vực ngành nghề, cương vị công tác... đóng góp ý kiến cụ thể vào Diễn đàn này.

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến thảo luận
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,