,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
544200
Thị trường hóa giáo dục: thế nào cho hợp lý?
1
Forum
null
,

Thị trường hóa giáo dục: thế nào cho hợp lý?

Cập nhật lúc 16:18, Chủ Nhật, 14/11/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Mặc dù luật Giáo dục hiện hành, Điều 17 có ghi "cấm mọi hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục" nhưng pháp luật vẫn cho phép các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng các loại hình trường dân lập, tư thục và HSSV vẫn phải trả học phí.

Soạn: AM 194749 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
SV tại khuôn viên trường ĐH RMIT.

Trên diễn đàn của mạng Edunet, thành viên Phan Hùng đã viết: Từ "thương mại" chỉ nói đến vấn đề mua bán, trao đổi mà không nói rõ được cơ chế hoạt động ở tầm vĩ mô. Chúng tôi muốn dùng cụm từ "thị trường hoá" giáo dục trong sự so sánh với một nền "kinh tế thị trường", ở đó cơ chế hoạt động căn bản là sự trao đổi dựa trên quan hệ cung-cầu, sự cạnh tranh và quyền tự do lựa chọn.

Nguy cơ "giành thị phần" của trường ngoài công lập

(VietNamNet) - Trong khi trường ĐH ngoài công lập tuyển sinh bị "gò bó" bởi chỉ tiêu, điểm sàn, thì trường ĐH Quốc tế khá "rộng" ở đầu vào: chỉ xét tuyển. Với cách thức như vậy, cùng với mác "trường quốc tế", nguy cơ  bị giành "thị phần giáo dục" của các trường ĐH ngoài công lập Việt Nam  không phải là chuyện xa vời.

Nói đến "thương mại hoá" giáo dục, nhiều người nghĩ ngay đến việc mua bán "chữ", cứ có tiền là có kiến thức bất kể khả năng, không tiền thì thất học dù giỏi đến mấy. Đương nhiên , khi nghĩ đến viễn cảnh đó, người ta liên tưởng ngay đến chất lượng giáo dục sa sút, bất công xã hội và do đó cực lực phản đối. Vậy, các quan niệm này có vững chắc không, và một nền giáo dục hiện đại mà chúng ta muốn có như thế nào? Những ý kiến chống "thị trường hoá giáo dục" vì công bằng xã hội. Nếu nền giáo dục hoạt động theo cơ chế thị trường với "tiền nào của nấy", thì những người nghèo làm sao hưởng được nền giáo dục tốt?

Việc không công nhận thị trường giáo dục (mặc dù "thị trường" này đã tồn tại với các dẫn chứng hết sức rõ ràng là các trường "quốc tế"  đã tạo nguy cơ "giành thị phần giáo dục của trường ĐH ngoài công lập") dẫn đến việc không có cơ sở pháp luật để các trường cạnh tranh bình đẳng, chưa khuyến khích được nền giáo dục nội địa phát triển?

"Thương hiệu" trường ĐH ngoài công lập: viển vông hay cấp thiết?

(VietNamNet) - 6 năm nữa, sẽ có 40% sinh viên ĐH ngoài công lập (NCL). Lãnh đạo nhiều trường cho rằng, "thương hiệu" trường NCL thì phải xây dựng hàng trăm năm.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải trước Quốc hội cũng khẳng định quan điểm: giáo dục là một trong 5 lĩnh vực xã hội được chuyển sang dịch vụ. Đó là xã hội hoá. Còn trong báo cáo đánh giá chất lượng giáo dục trình Quốc hội vào ngày 15/11 cũng đã xác định một trong 5 nội dung thuộc "đổi mới tư duy giáo dục" là: Xã hội hoá giáo dục là giải pháp cơ bản.

Mỗi chúng ta, hầu như ai cũng đều liên quan ít nhiều đến giáo dục. Nếu không phải là những người thầy, học trò đang gắn bó hàng ngày với sự nghiệp giáo dục thì cũng là phụ huynh của hơn 22 triệu học sinh, sinh viên. 15/11 là ngày Chính phủ trình Quốc hội báo cáo đánh giá chất lượng giáo dục; và quan trọng hơn là trong hai ngày 26/11 tới, Quốc hội sẽ có thảo luận về Luật giáo dục sửa đổi. Từ nay đến trước 30/11, sẽ là thời điểm mà những ý kiến đóng góp quý báu của các bạn được đưa. Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp có giá trị của các bạn cho diễn đàn của VietNamNet với chủ đề: Thị trường hóa giáo dục: thế nào cho hợp lý? Ngoài phần thảo luận, những bài viết hay, đóng góp xây dựng, chúng tôi sẽ đăng tải lại ở trang Giáo dục. Rất mong nhận được ý kiến của các bạn.

  • VietNamNet

(Lưu ý: Bài gửi cho diễn đàn, các bạn cần gõ có dấu, dưới bất kỳ font gì)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến thảo luận
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,