,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
227959
Có hay không "công ty" trường tư thục?
1
Forum
null
,

Có hay không 'công ty' trường tư thục?

Cập nhật lúc 10:31, Thứ Sáu, 12/03/2004 (GMT+7)
,

 (VietNamNet) - Có lẽ, chẳng mấy ai cho rằng sự ra đời một hệ thống trường đại học (ĐH) tư thục tại Việt Nam là không tất yếu trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay. Tuy nhiên, dẫu cho một bản quy chế về loại hình đào tạo mới này đã được Bộ GD – ĐT soạn thảo tới “quá tam… mười bận”; song xem ra, xung quanh vấn đề "hình hài" cũng như phương cách "tồn tại".v.v... của trường tư thục vẫn còn nhiều điều muốn nói?!... 

Sinh viên với công nghệ thông tin.

Rõ ràng, việc Nhà nước cho phép thành lập trường ĐH tư thục là một bước phát triển hết sức quan trọng và là động thái cụ thể hóa chủ trương xã hội hóa ngành giáo dục nước nhà. Loại hình ĐH tư thục ra đời chắc chắn sẽ góp phần đa dạng hóa chương trình, hình thức đào tạo; khuyến khích người dân tham gia đầu tư công sức, tiền của vào sự nghiệp phát triển nền giáo dục của đất nước!...

Thật ra, trên thế giới, mô hình đào tạo này đã có từ lâu ở rất nhiều quốc gia. Ngay tại một số nước quanh ta như Trung Quốc, Thái Lan… cũng luôn coi trọng phát triển hệ thống các trường ĐH tư thục (Indonesia có tới hàng trăm cơ sở). Bởi thế, việc phát triển  ĐH tư thục là tất yếu khách quan, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của xã hội trong giai đoạn mới! Chính bởi, nắm bắt được nhu cầu ấy nên Bộ GD – ĐT đã soạn thảo một quy chế nhằm tạo hành lang pháp lý cho loại hình đào tạo này hoạt động. Tuy nhiên, sau khi bản dự thảo lần thứ 10 được đưa ra vẫn còn không ít ý kiến tranh cãi về tính khả thi, về cơ chế quản lý cũng như vấn đề tiền lương và chính sách thuế.v.v…

- TS Lê Tuệ: “Tôi cũng bức xúc về những việc sau: Trước khi xây dựng mô hình ĐH tư thục, chúng ta có tham khảo mô hình của các nước hay không? Nhà nước quản lý như thế nào? Rồi Bộ quản lý ra sao? Tại sao đã dự thảo đến 10 lần rồi vẫn chưa thống nhất một quy chế?”.

- GS Nguyễn Xuân Đình: “Tôi thấy Trung Quốc dứt khoát phát triển giáo dục ĐH tư thục. Phải như vậy mới được.Còn ở ta, tôi thấy lúc đầu thì tư nhân hoá, rồi rụt rè… Đến khi chuẩn bị gia nhập WTO, lại chủ trương cho phép tư nhân đầu tư hoạt động, rồi lại rụt rè!”.

-Nhà giáo Lê Hoàng Bình: “Tôi cho rằng, vì từ “lợi nhuận” mà phải chịu đóng thuế thì “từ lợi nhuận” không có chỗ trong giáo dục. Vì vậy, nên thống nhất với nhau cách gọi là… “không lợi nhuận” trong hoạt động trường tư thục” (!?).

Một nhà giáo có tiếng tại Tp.HCM thắc mắc: Dự thảo quy định diện tích tối thiểu cho một sinh viên phải là 6 – 10m2 (diện tích sàn thấp nhất từ 3 – 6m2/SV) thì với một trường tư thục quy mô 5.000 SV sẽ phải có từ 3 - 5 Ha mặt bằng. Vậy, tiền đâu mua đất? Và, mua đất ở đâu? “Quả là phi hiện thực” – ông bức xúc! Cũng theo vị giáo sư khả kính này: “Tại sao lại quy định độ tuổi cho chủ tịch HĐQT và hiệu trưởng không được quá 70? Căn cứ nào các vị lại đưa ra như thế? Theo tôi, đó là… tiểu tiết!” Tương tự, về việc quy định phải có 20% giảng viên cơ hữu, không ít nhà giáo cho rằng, đây là điều không tưởng. Bởi, đến ngay trường dân lập khi ra đời cũng chẳng mấy nơi có đội ngũ giáo viên của riêng mình!?...

Thắc mắc, “đấu khẩu” xung quanh quy chế lần 10 này thật nhiều, song có lẽ “nóng” nhất vẫn là vấn đề phân chia lợi nhuận. Trường ĐH tư thục, theo quy chế, sẽ chịu sự chi phối của ba luật (Giáo dục, Doanh  nghiệp, Lao động) và Luật Giáo dục quy định rõ: “Cấm mọi hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục”!  Vậy, người bỏ tiền, tài sản ra lập trường nếu “không có lợi nhuận”, không được quyền định đoạt tài sản (sau khi trừ phần góp vốn và chi phí…) thì ai dám bỏ vốn đầu tư??? Mặt khác, trường tư thục có quyền bình đẳng với trường công lập, bán công và dân lập thì tại sao lại phải làm nghĩa vụ thuế; trong khi các trường ấy thì không? Cũng về vấn đề kinh doanh hay không kinh doanh, đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra: Trường tư thục có phải là doanh nghiệp thực thụ? Đồng thời, cơ chế quản lý cũng như các nguồn vốn và cách thức quản trị có gì giống so với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác (Theo tiến sỹ Lê Vinh Danh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng - Cần phải phân định rõ hai nhóm ĐH tư thục: Vì lợi nhuậnkhông vì lợi nhuận để nhà nước có chính sách hỗ trợ cho từng loại, đảm bảo sự phát triển công bằng)? Chưa hết, đến ngay vai trò quản lý của nhà nước đối với trường tư thục nên ở mức độ nào “là vừa” và ai quản, quản như thế nào… cũng còn không ít ý kiến. Chẳng hạn, tại sao Bộ Tài chính, Bộ KH – ĐT lại là người “ngoài cuộc”? Và, quản lý có phải chỉ là quy định  “bát phở có mấy lát hành, mấy miếng thịt bò?” (!)…

Những nhà khoa học tương lai.

Quả là, loại hình trường ĐH tư thục còn quá mới mẻ đối với chúng ta. Do đó, hẳn rằng ban soạn thảo quy chế cũng đã phải “lao tâm khổ tứ” rất nhiều đối với “công trình” này. Trước sức ép trong tháng 3/2004 phải hoàn chỉnh, đệ trình Chính phủ phê duyệt, chắc chắn Bộ GD – ĐT sẽ lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp, thảo luận của tất cả mọi người để có một bản quy chế “chất lượng cao”, khác hẳn bản "điều lệ HTX" như lời ông Đoàn Duy Thành - nguyên chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - một trong những người đang xúc tiến đề án thành lập trường ĐH tư thục đánh giá!?

Vậy, theo bạn, trường ĐH tư thục có phải là doanh nghiệp? Và, xung quanh “chủ đề” QUY CHẾ này bạn còn có những ý kiến đóng góp thế nào???

  • VietNamNet

(Bài viết cho diễn đàn, các bạn cần gõ có dấu, dưới bất kỳ font gì)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến thảo luận
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,