Viêm thanh quản nhiều lần có thể dẫn đến xơ dây thanh
Nếu bị viêm thanh quản lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến hạt xơ dây thanh, pôlip dây thanh. Khi đó, phải can thiệp bằng phẫu thuật, còn nếu chỉ dùng thuốc thì không có tác dụng nữa.
Hỏi: Tôi là phát thanh viên. Với đặc thù công việc của mình tôi thường phải nói nhiều. Có những khi thời tiết thay đổi, tôi thường bị khàn tiếng, nhiều hôm mất tiếng. Xin bác sĩ cho biết phương pháp điều trị và phòng ngừa căn bệnh này? Tôi xin cảm ơn! (Thanh Hiền – Hà Nội)
Trả lời: Chào bạn, với đặc thù công việc của một phát thanh viên, bạn phải nói nhiều, nên khi thời tiết thay đổi càng làm dây thanh bị phù nề, gây khản tiếng, mất tiếng. Để phòng ngừa căn bệnh tái phát, bạn cần tránh nói to, nói nhiều, tập phát âm giọng trầm.
Ảnh minh họa |
Nhất là khi thời tiết thay đổi, bị cảm lạnh thì bạn nên nghỉ phát thanh, không ăn uống quá nóng, quá lạnh, không ăn các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt, không uống rượu bia, không hút thuốc lá. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng Tiêu Khiết Thanh có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị lâu dài và phòng viêm thanh quản, gây khản tiếng, mất tiếng, ảnh hưởng tới công việc.
Hỏi: Tôi là giáo viên cấp 3. Cách đây 4 tháng, tôi dạy nhiều tiết trong tuần nên đã bị mất tiếng. Tôi đi khám bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm thanh quản cấp tính và cho tôi thuốc về dùng. Vài ngày sau, tôi nói lại được nhưng vẫn hơi khàn. Sau đó mỗi lần lên lớp, tôi thường xuyên bị đau họng, có lần kèm theo ho nữa. Đầu tháng 6, tôi đi khám tại bệnh viện thì được các bác sĩ chẩn đoán là bị nề nhẹ thanh quản. Ra về, tôi dùng thuốc theo đơn bác sĩ nhưng vẫn không thấy đỡ. Xin hỏi tôi đã mắc bệnh gì?Liệu có phương pháp nào phòng ngừa căn bệnh của tôi không? (Lê Đức Nam – Đà Nẵng)
Thông tin cần tư vấn về sức khỏe gửi tới địa chỉ email: homthutuvansuckhoe@gmail.com - Điện thoại: 04.38461530 – 08.39770045 |
Để đề phòng, bạn cần phải biết giữ gìn, khi bị viêm cấp thì phải đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng, đồng thời phải nghỉ nói, đến khi giọng nói trở lại bình thường thì mới được tiếp tục giảng dạy. Bên cạnh đó, bạn nên dùng micro hỗ trợ khi giảng bài, không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, không ăn tiêu, ớt. Dùng các loại kháng sinh thường xuyên có thể gây kháng thuốc, do đó bạn có thể thay thế bằng uống Tiêu Khiết Thanh lâu dài.
- GS.TS Trần Hữu TuânNguyên Viện phó Viện Tai Mũi Họng Trung ương