,
221
5124
Tư liệu
tulieu
/dichcumga/tulieu/
733751
FAO: Sẽ có thêm nhiều người mắc cúm A/H5N1
1
Article
5121
Dịch cúm gia cầm
dichcumga
/dichcumga/
,

FAO: Sẽ có thêm nhiều người mắc cúm A/H5N1

Cập nhật lúc 08:37, Thứ Bảy, 19/11/2005 (GMT+7)
,

Theo các chuyên gia của Tổ chức Nông lương LHQ (FAO), nguy cơ xảy ra đại dịch cúm là rất nghiêm trọng. Virus H5N1 hiện đã bám trụ chắc chắn ở nhiều vùng rộng lớn của châu Á nên vẫn còn nguy cơ sẽ có thêm nhiều trường hợp cúm ở người.

Soạn: AM 623439 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Nguy cơ đại dịch cúm trên người là rất nghiêm trọng.

Mỗi ca bênh cúm mới xảy ra sẽ tạo cho virus cơ hội cải thiện khả năng lây lan từ người sang người, và từ đó phát triển thành chủng gây ra đại dịch. Sự lây lan virus trong gia cầm và chim hoang dã ở các vùng mới vào thời gian gần đây đã làm tăng thêm cơ hội xảy ra trường hợp cúm ở người. Tuy không thể dự đoán được thời gian hay mức độ nghiêm trọng của đại dịch tiếp theo, nhưng khả năng xảy ra đại dịch vẫn tăng lên.

Những điều đáng lo ngại khác

- Vịt nuôi có thể thải ra một lượng lớn virus động lực cao mà không có biểu hiện ốm, và hiện chúng đang đóng vai trò như là nguồn tàng trữ virus "tiềm ẩn", làm cho khả năng lây lan virus sang các cá thể khác trở nên trường tồn. Điều đó làm tăng thêm sự phức tạp của công tác kiểm soát và làm mất đi dấu hiệu cảnh báo cho con người để tránh các hành vi có nguy cơ lây bệnh.

- Khi so sánh với virus H5N1 của các đợt dịch trước, như năm 1997 và năm 2004, virus H5N1 hiện đang lưu hành có nhiều khả năng gây tử vong hơn đối với chuột thí nghiệm và chồn sương (một loài thú có vú) và tồn tại lâu hơn trong môi trường.

- Virus H5N1 dường như đã có phạm vi vật chủ trung gian rộng hơn và giết chết các loài động vật có vú mà trước đây được coi là có khả năng đề kháng các virus cúm gia cầm.

- Biểu hiện của virus trong nguồn tàng trữ tự nhiên, thủy cầm hoang dã, có thể đang thay đổi. Vào mùa xuân 2005, hơn 6.000 chim di cư tạimột khu bảo tồn thiên nhiên miền Trung của Trung Quốc đã bị chết vì nhiễm virus H5N1 độc lực cao là hiện tượng rất bất thường và có lẽ chưa từng xảy ra. Trước đây, mới chỉ có 2 lần xảy ra hiện tượng chim di cư chết hàng loạt do nhiễm virus động lực cao gây ra ở Nam Phi ở Nam Phi vào năm 1961 (H5N3) và ở Hồng Kông mùa đông năm 2002-2003 (H5N1).

Tại sao đại dịch lại khủng khiếp như vậy?

Đại dịch cúm là sự kiện rất đáng quan tâm vì nó có thể xảy ra nhanh chóng, ở tất cả các nước. Một khi bắt đầu lây lan trên phạm vi quốc tế, có thể sẽ không thể ngăn chặn được đại dịch do virus lây lan rất nhanh khi con người ho và hắt hơi. Sự thật là người nhiễm bệnh có thể thải virus ra môi trường trước khi có các biểu hiện bệnh, điều này làm gia tăng nguy cơ lây lan virus trên phạm vi quốc tế thông qua du lịch, giao thương.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh và số ca tử vong do virus đại dịch gây ra khác nhau rất nhiều, và không thể biết trước khi virus xuất hiện. Trong các đại dịch trước, phạm vi lây lan là 25-35% toàn bộ dân cư. Trong những điều kiện tốt nhất, giả sử là virus mới gây bệnh ở mức độ nhẹ, ước tính cũng đã có khoảng 2 đến 7,4 triệu ca tử vong trên toàn thế giới (con số này được dự đoán trên các số liệu từ đại dịch 1957).

Như vậy, số ca tử vong ước tính do một chủng virus động lực cao hơn gây ra còn lớn hơn nhiều. Đại dịch 1918 là trường hợp ngoại lệ đã giết chết ít nhất 40 triệu người. Tỷ lệ tử vong của Hoa Kỳ trong đại dịch đó khoảng 2,5%.

Đại dịch cúm có thể làm gia tăng rất nhiều số người cần được điều trị y tế hay nhập viện, tạm thời gây quá tải cho các dịch vụ y tế. Tỷ lệ người lao động nghỉ việc cao sẽ làm gián đoạn các hoạt động thiết yếu khác, như thực thi luật pháp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Dân cư sẽ mẫn cảm với virus tương tự như H5N1 nên tỷ lệ ốm có thể tăng khá nhanh. Điều này có nghĩa là sẽ xảy ra sự đình trệ tạm thời về các hoạt động kinh tế - xã hội. Mức độ đình trệ sẽ tăng lên nhiều trong bối cảnh hệ thống buôn bán, thương mại có quan hệ liên đới chặt chẽ và tùy thuộc lẫn nhau như hiện nay. Căn cứ vào kinh nghiệm trước đây, cần phải dự đoán được trước đợt dịch toàn cầu thứ hai trong vòng một năm.

Dấu hiệu đại dịch

Dấu hiệu cảnh báo quan trọng nhất là khi phát hiện các ổ bệnh ở người, với các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm có liên quan đến thời gian và địa điểm (vì đây là dấu hiệu cho thấy đang diễn ra sự lây lan bệnh từ người sang người).

Vì những lý do tương tự, việc phát hiện ra những người nhiễm cúm trong số nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân H5N1 cũng cho thấy sự lây nhiễm từ người sang người.

Ngay sau khi phát hiện có trường hợp như vậy, phải tiến hành điều tra tại chỗ tất cả các trường hợp có thể nhiễm bệnh để khẳng định kết quả chẩn đoán, xác định nguồn bệnh và kết luận có phải đang diễn ra sự lây lan từ người sang người hay không.

Nghiên cứu về virus tại các phòng thí nghiệm tham chiếu chuyên môn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể khẳng định thêm các kết quả điều tra thực địa, bằng cách xác định những biến đổi về gen và các biến đổi khác của virus cho thấy khả năng lây nhiễm sang người của virus tăng lên. Đó là lý do vì sao WHO thường xuyên yêu cầu các nước có dịch chia sẻ virus cho cộng đồng nghiên cứu quốc tế.

  • VietNamNet

,

Tin khác

Tin khác của 'Tư liệu'

,
,