Nhiều người vẫn chủ quan về dịch cúm gia cầm
Ngay sau khi lập đường dây nóng cung cấp thông tin về cúm gia cầm, VietNamNet đã nhận được nhiều thư của độc giả phản ánh về sự thiếu ý thức, chủ quan của người dân ở nhiều vùng miền trong cả nước trước nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm.
Ho ten: Tran Thi Hong Van
Dia chi: Khu TT GV ĐHSP 1
Email:
Tieu de: Ngăn ngừa hiểm họa H5N1 tại nơi công cộng
Noi dung: Trong khi cả nước đang dốc sức đẩy lùi nạn cúm gia cầm, dường như một bộ phận không nhỏ người dân Hà Nội và các cơ quan chức năng vẫn làm ngơ trước hiểm họa này. Hiểm họa H5N1 đến từ chính những người hàng xóm đang sống trong khu tập thể nhà bạn. Họ chưa bị nhiễm cúm gia cầm nhưng những con chim cảnh họ đang nuôi đang reo rắc mầm bệnh cho hàng trăm người hàng ngày sống trong khu tập thể. Người nuôi chim cảnh tại khu TT nhà tôi đáng tiếc thay lại là bác tổ trưởng dân phố. Khi có ý kiến góp ý, bác bảo có thấy phường nhắc nhở gì đâu. Được biết, loài chim chính là thủ phạm reo rắc virus H5N1 từ nước này sang nước khác. Phải chăng loài chim cảnh mà người dân Hà Nội đang nuôi là một ngoại lệ? Hay phải chăng các cơ quan chức năng tại Hà Nội chưa ý thức được hiểm họa này. Trong khi UBND Phường Dịch Vọng Hậu chưa ra tay, hàng trăm người dân tại khu tập thể giáo viên ĐHSP 1 đang phải đối mặt với H5N1.
Ho ten: Nguyễn Tuấn Anh
Dia chi: Mỹ Đình, Hà Nội
Email: vn_pathfinder@yahoo.com
Noi dung: Ngày 8/11/2005, tôi về thị trấn An Châu, Sơn Động, Bắc Giang công tác. Buổi trưa ăn cơm tại một nhà hàng gần UBND huyện, rất lạ là ở đây người ta vẫn giết mổ và ăn thịt gà như không có việc gì, càng lạ hơn nữa là đối tượng ăn trưa tại nhà hàng là nhiều cán bộ các cơ quan trong huyện, thậm chí có cả hai người khách nước ngoài. Tôi thực sự không hiểu và thấy lo lắng quá bởi Bắc Giang đang là trung tâm bùng phát dịch cúm. Mong quý báo sớm có thông tin để người dân nơi đây ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh.
Ho ten: Dang Hoang Thai
Dia chi: 135 Núi Trúc, Hà Nội
Noi dung: Hiện tại ở ngã tư Giảng Võ – Đê La Thành có rất nhiều chim trên cây và dây điện.
Ho ten: Ms Dung
Dia chi: Liêm Thuận, Thanh Liêm, Hà Nam
Email: dunghip@yahoo.com.cn
Tieu de: Cần ngăn chặn ngay việc bán gà ngoài chợ
Noi dung: Tôi thấy ở quê tôi họ vẫn bán gà đầy đường mặc cho các cơ quan chức năng khuyến cáo, họ bán thì vẫn có người mua. Dân mình cứ tự an ủi chết do "tại số". Tôi mong muốn các cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ việc buôn bán gia cầm tại huyện Thanh Liêm, Hà Nam để cho dịch không lây lan.
Ho ten: Nguyen Minh Tuan
Dia chi: Thanh Quang, An Thuong, Hoai Duc, Ha Tay
Email: toiyeucongnghethongtin2005@yahoo.com
Noi dung: Nhà hàng xóm của tôi nuôi vịt gần nhà tôi và trường cấp 1 An Thượng mới nuôi gà trong khuôn viên của trường. Đề nghị các nhà báo can thiệp. Xin cảm ơn.
Ho ten: Thanh Lan
Dia chi: Uong Bi, Quang Ninh
Noi dung: Kính gửi đường dây nóng VietNamNet. Tôi là một người dân Uông Bí, Quảng Ninh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Vừa rồi, tôi có về quê thăm gia đình và tôi rất lo lắng là ở khu vực tôi sống, hiện còn rất nhiều gia đình vẫn nuôi gia cầm trong nhà mà không có biện pháp phòng chống nào. Tôi đã nói với mọi người về đại dịch sắp xảy ra nhưng mọi người không hề lo lắng mà còn rất lạc quan là dịch còn lâu mới tới và gà nuôi sẽ không sao hết. Cứ như thế này thì đại dịch sẽ đến sớm hơn dự tính rất nhiều.
Tôi thực sự lo lắng nhưng phải bó tay trước sự chủ quan của mọi người. Tôi gửi thư này rất mong VietNamNet sớm có giải pháp giúp người dân Quảng Ninh hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng chống dịch cúm gia cầm. VietNamNet hãy có biện pháp gì đó tuyên truyền tới cán bộ tỉnh Quảng Ninh thực hiện gắt gao việc phòng chống gia cầm, nếu không hậu quả sẽ không lường. Tôi rất mong sự giúp đỡ của VietNamNet. Xin chân thành cảm ơn.
Ho ten: Một người dân
Dia chi: ngõ 90 Đội Cấn, Hà Nội
Noi dung: Hiện trong ngõ nhà tôi vẫn có 2 hộ nuôi gà và chim. Mong quý báo phản ánh tới phường Đội Cấn (xin không nêu tên và địa chỉ)
Ho ten: Le Thi Tuyen
Dia chi: 55 ngõ 241 Phương Liên, Hà Nội
Email: tuyenle_y2k@yahoo.com
Tieu de: chợ Khâm Thiên vẫn bán gia cầm đã làm thịt sẵn
Noi dung: Buổi sáng đi chợ tôi vẫn còn thấy bày bán thịt gia cầm: gà, vịt, ngan ở ngõ chợ Khâm Thiên.
hgh |
Ho ten: Nguyen Thu Hang
Dia chi: ngo 124, pho Hai Ba Trung, Thai Binh
Email:
Tieu de: Hãy giúp chúng tôi!
Noi dung: Nhà tôi ở trong ngõ 124 phố Hai Bà Trưng, thành phố Thái Bình. Mặc dù đầu ngõ là phòng tài chính và phòng thuế của thành phố, trong ngõ là phòng giáo dục thành phố, vậy mà đầu ngõ nhà tôi có một hàng bán rất nhiều loại chim, đến thời điểm này cửa hàng đó vẫn kinh doanh. Dịch cúm gia cầm đang lan tràn, người dân trong ngõ chúng tôi đang rất lo lắng và mong muốn các cấp chính quyền dẹp bỏ hàng bán cim cảnh này. Xin trân trọng cảm ơn.
Ho ten: Cụm dân cư tổ 4 Thanh Lương
Dia chi: Tổ 4, Phường Thanh Lương, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: yourbestfriendinhanoi@yahoo.com
Noi dung: Tại cụm dân cư tổ 4, phường Thanh Lương, Q. Hai Bà Trưng, có gia đình anh Phí Hùng, trước đây nuôi gà. Bà con dân phố đã nhiều lần thuyết phục, anh Hùng đã cho phá hết chuồng gà, nhưng giữ lại vài con gà tre nuôi trong lồng. Thực tế, gia đình anh Hùng nhiều khi bất chấp sự góp ý của bà con trong xóm, và những góp ý thiện chí đều nhận được sự phản ứng nóng nảy, thâm chí còn đòi gây sự mất trật tự trị an trong xóm nên cũng làm nhiều người e ngại không dám tiếp xúc. Chúng tôi cũng đã nhiều lần phản ánh lên cấp chính quyền sở tại là UBND Phường, đại diện tổ dân phố nhưng hình như các biện pháp khuyên giải hay áp chế đều chưa có hiệu lực.
Vì sức khỏe của cộng đồng, kính mong quý vị giúp đỡ hiến kế hoặc liên hệ thông báo yêu cầu các cơ quan chính quyền và chuyên môn giúp đỡ giải quyết chuyện này. Trân trọng cám ơn.
Ho ten: Bùi Thị Thanh Hằng
Email: hanoi136@yahoo.com
Noi dung: Kính gửi Ban Biên tập VietNamNet. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới VietNamNet về những thông tin rất cập nhật, táo bạo và mang tính chiến đấu cao của VietNamNet trong thời gian qua. Thưa Ban biên tập, tôi viết thư này xin trình bày và rất mong được VietNamNet giúp đỡ, bảo vệ người dân chúng tôi.
Tôi đang cư trú tại nhà số 10, ngách 8, ngõ 444 Thụy Khuê thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Gần đây, cả thế giới đang lo ngại về tình hình cúm gia cầm. Bộ NN&PTNT đã ra chỉ thị kiên quyết cấm việc chăn nuôi gia cầm trong khu vực nội thành. Tôi cho rằng đây là chủ trương hết sức đúng đắn trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, gia đình tôi hiện nay đang phải sống chung với rất nhiều gia cầm nhà hàng xóm nuôi trong điều kiện tạm bợ. Một bức tường của chuồng vịt chính là hàng rào sát nhà tôi. Hàng ngày chúng tôi phải chịu mùi hôi của phân gia cầm. Tôi đã nhiều lần trình báo việc này với UBND phường Bưởi nhưng không nhận được sự hồi âm nào từ phía chính quyền.
Chiều 23/10, tôi có vào UBND phường và trực tiếp gặp ông chủ tịch UBND phường để phản ánh lại tình trạng này. Ông chủ tịch tiếp tôi với giọng quát tháo và nói ông không có nghĩa vụ trả lời sự việc bao giờ sẽ được giải quyết và giải quyết như thế nào. "Người ta thích nuôi gia cầm thì chị làm sao mà cấm được... Căn cứ vào đâu chị bảo là ô nhiễm? Chị bảo mùi hôi không chịu được nhưng tôi không thấy thế và người khác không thấy thế thì sao? Chị đã có kết quả đánh giá của cơ quan môi trường chưa mà bảo ô nhiễm? Chị lo sợ cúm gia cầm nhưng nhỡ người ta tiêm phòng rồi thì sao?"
Thưa Ban biên tập, đó là những lời phúc đáp của ông chủ tịch UBND phường Bưởi về những kiến nghị của tôi. Cá nhân tôi không thể chấp nhận được cách tiếp dân và kiểu nói "cùn" của ông chủ tịch. Có lẽ nào ông nằm ngoài khi chống dịch cúm gia cầm đang sôi sục trên toàn thế giới?
Tôi đang hết sức lo sợ vì nếu đàn gia cầm của hàng xóm nhiễm dịch cúm thì gia đình tôi sẽ bị lây nhiễm đầu tiên. Tôi rất mong quý báo bảo vệ gia đình tôi cũng như góp phần chấm dứt tình trạng nuôi gia cầm đang diễn ra trong nội thành Hà Nội. Mọi thông tin chi tiết về việc này, xin quý báo liên hệ với tôi là Bùi Thị Thanh Hằng, điện thoại 04.9165692. Tôi xin chân thành cảm ơn quý báo và rất mong nhận được sự giúp đỡ.
Quý vị hãy tiếp tục gửi email: hotnews@vasc.com.vn, gọi điện thoại (0913564657) hoặc phản hồi theo form dưới đây để cung cấp những thông tin nóng nhất quanh mình và hiến kế kiểm soát đại dịch.