,
221
5202
Chống dịch như cứu hỏa
chongdich
/dichcumga/chongdich/
731932
Hành trình vắc-xin H5N1 "made in Việt Nam"
1
Article
5121
Dịch cúm gia cầm
dichcumga
/dichcumga/
,

Hành trình vắc-xin H5N1 'made in Việt Nam'

Cập nhật lúc 10:36, Thứ Ba, 15/11/2005 (GMT+7)
,
(VietNamNet) - Năm 1997, virus H5N1 ''chào đời'' tại Hông Kông đã cướp đi sinh mạng của 6 người vô tội. Cuối năm 2003, nó đã ''du lịch'' sang Việt Nam và trở thành mối đe dọa lớn cho người dân.

Soạn: AM 618811 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang nghiên cứu vắc-xin H5N1 (Ảnh: LH)

Trước sự nguy hiểm của virus này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo trong thời gian tới có thể vi-rút cúm gia cầm biến chủng, thành chủng mới có độc lực cao, lây truyền từ người sang người, ước tính khoảng 1-40 triệu người tử vong. Cùng với các nhà khoa học trên thế giới, vào giữa năm 2004 một nhóm nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE) đã bắt tay vào nghiên cứu sản xuất vắc-xin H5N1.

Đi tìm ''chân tướng'' H5N1

Đây không phải lần đầu tiên các nhà khoa học của NIHE nghiên cứu vắc-xin. Trước đó, Viện đã nghiên cứu thành công vắc-xin bại liệt giúp Việt Nam thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000. Công trình nghiên cứu này của GS.TSKH Hoàng Thủy Nguyên đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 2000.

Cũng trong năm đó, hàng loạt các nghiên cứu khác cũng được nhận giải thưởng Nhà nước và Kovalepxkia như vắc-xin tả uống của GS.TSKH Đặng Đức Trạch; viêm não Nhật Bản, viêm gan B của nhóm cán bộ công nhân viên chức của Viện...

Soạn: AM 618823 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một công đoạn không thể thiếu trong nghiên cứu vắc-xin (Ảnh: LH)

Những thành công trên là bước đệm vững chắc để các nhà khoa học tự tin bắt tay vào nghiên cứu vắc-xin H5N1. 20 nhà khoa học của NIHE - cả những ''lão làng'' trong ngành cũng như những nhà khoa học trẻ tuổi - đã quyết tâm đi tìm hiểu H5N1 là gì mà nguy hiểm, cướp đi sinh mạng của bao người vô tội cũng như cách tiêu diệt nó.

Trong căn phòng nghiên cứu chỉ toàn chai lọ. Một hình ảnh bắt gặp bất cứ lúc nào ghé thăm phòng nghiên cứu, ''những bóng ma'' đang ngồi lặng lẽ hàng giờ bên những chiếc lọ cùng kính hiển vi. Họ đổ, lắc rồi lại soi những nguyên liệu quý báu trong những chiếc lọ bé xíu. Không biết những công đoạn đó được lặp đi lặp lại bao lần. Vậy mà không ai chán nản.

Những nỗ lực đó đã được đền đáp. Chỉ sau một thời gian ngắn, các nhà khoa học đã vui mừng báo tin: ''Ngày 17/1/2005, NIHE thử nghiệm tiêm vắc-xin cúm H5N1 trên chuột, sau đó sẽ tiếp tục với gà, khỉ''.

Các nhà khoa học NIHE nhận định: giống vi-rút cúm gây bệnh cho gia cầm và người hiện nay (H5N1) có độc lực rất cao. Theo yêu cầu của WHO, không được dùng giống vi-rút có độc lực cao này để trực tiếp làm ra vắc-xin mà phải làm cho nó giảm độc lực hoặc mất đi độc lực. Nếu không sẽ nguy hiểm cho những người trực tiếp nghiên cứu vắc-xin hoặc nguy hại đến cộng đồng khi trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm không bảo đảm được an toàn sinh học.

Khỉ - một loại động vật gần gũi với con người, có những đặc điểm sinh học gần giống với người đã được chọn làm đối tượng thử nghiệm. Gà - một trong những gia cầm có khả năng lây lan bệnh cao cần thử nghiệm trực tiếp mới có hiệu quả.

Vào thời điểm đó, nhiều người tỏ ra băn khoăn khi nhận được tin trên, liệu có nhanh quá không. Lúc đó, GS.TSKH Hoàng Thuỷ Nguyên, phụ trách nhóm nghiên cứu, cho biết: ''Việc nghiên cứu được tiến hành theo đúng quy trình và đây mới là kết quả ban đầu. Khi vắc-xin đến được với người dân còn mất nhiều thời gian và công sức. Bởi sau khi thử nghiệm thành công trên động vật chúng tôi tiến hành trên người''.

''Khác với các lần nghiên cứu trước đây thường nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Lần này, chúng tôi đã cấy vi-rút trên tế bào thận khỉ. Việc nghiên cứu được tiến hành trên khỉ sẽ cho năng suất cao và sạch hơn bởi không lẫn tạp chất như trên trứng gà có phôi. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu được hàng lít vi-rút, trên bề mặt chúng có nhiều kháng nguyên H5 và N1...'', GS.TSKH Hoàng Thuỷ Nguyên  vui mừng thông báo.

Chỉ một tháng sau, vào 17/2/2005, một tin vui nữa lại tới: Kết quả thử nghiệm vắc-xin H5N1 trên chuột và gà lần đầu đã cho kết quả tốt - cả hai đều đã xuất hiện kháng thể. Điều này chứng tỏ có phản ứng miễn dịch.

Soạn: AM 618829 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Các nhà khoa học đang tiêm vắc-xin H5N1 vào khỉ tại đảo Rều, Quảng Ninh vào năm 2004 (Ảnh tư liệu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương)

Những thành công ban đầu như liều thuốc tinh thần giúp các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Họ luôn ý thức, nếu nghiên cứu thành công vắc-xin H5N1 sẽ cứu giúp hàng ngàn người dân vô tội không may bị nhiễm bệnh. Đó còn là trách nhiệm của những nhà khoa học.

Niềm vui liên tiếp đến với các nhà khoa học, ngày 25/2/2005, sau 3 tuần tiêm thử nghiệm vắc-xin trên khỉ, ''tất cả vẫn sống khỏe mạnh chứng tỏ một điều nó có thể đáp ứng khả năng miễn dịch và vắc-xin an toàn'', GS Hoàng Thủy Nguyên đã đến tận đảo nuôi khỉ ở Quảng Ninh để kiểm tra những con khỉ này.

Trong 3 đối tượng thử nghiệm hiệu lực của vắc-xin là gà, chuột và khỉ thì khỉ là con vật được quan tâm hơn cả bởi đây loại động vật linh trưởng có những đặc điểm sinh học gần giống với người.

Cũng theo dự tính của các nhà khoa học, sau khi thử nghiệm thành công trên động vật, vắc-xin H5N1 sẽ được thử nghiệm trên người. Giai đoạn 1 được thử nghiệm trên nhóm nhỏ từ 10-20 người, tiếp theo sẽ là 200-300 người. Đây là những người tình nguyện, hoàn toàn khỏe mạnh, có cả những người sống trong môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh cao như các hộ gia đình chăn nuôi, buôn bán gia cầm...

Vũ khí đối phó lại H5N1

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của tổ chức WHO trong việc cung cấp các vật tư xét nghiệm nhằm xác định bước đầu nồng độ kháng nguyên cũng như các tiêu chuẩn khác của vắc-xin H5N1.

Bên cạnh những hỗ trợ về kỹ thuật, nhóm nghiên cứu cũng đã tiếp nhận từ WHO một chủng vi-rút và dòng tế bào nuôi cấy để tạo ra 1 loại vắc-xin H5N1 khác trong điều kiện sản xuất vắc-xin của Việt Nam.

Soạn: AM 618833 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Khỉ là loài động vật quan trọng trong quá trình thử nghiệm vắc-xin H5N1 (Ảnh tư liệu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương).

Quy trình làm vắc-xin trải qua các công đoạn giống nhau nhưng tuân thủ yêu cầu chung của WHO cho sản xuất. Quy trình công nghệ thì phụ thuộc vào điều kiện của từng nước. Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã chọn phương pháp nuôi cấy tế bào. Đây là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất mà các nhà khoa học Việt Nam đã lựa chọn.

Đến thời điểm này, khi mà quá trình nghiên cứu vắc-xin H5N1 đã trải qua hàng trăm cuộc thử nghiệm với những kết quả đáng mừng. Một vài năm không phải là dài đối với một công trình nghiên cứu nhưng chính sự nguy hiểm của vi-rút H5N1 đã thôi thúc các nhà khoa học phải tìm ra cách phòng ngừa hiệu quả cho người bệnh.

 

''Chúng tôi tin vào khả năng tự sản xuất vắc-xin H5N1 phòng dịch cúm. Cho đến nay, những gì mà chúng tôi đã làm đều đúng quy định của WHO. Một trong những quy định quan trọng này là việc mẫu kháng nguyên H (Haemagglutinin) có khả năng miễn dịch hay không và 5 lô vắc-xin sản xuất liên tục có sinh kháng thể như nhau không đã được Viện nghiên cứu. Hiện Viện đang phụ thuộc việc trả lời bằng văn bản của WHO về kết quả nghiên cứu như thế nào để tiếp tục nghiên cứu, sản xuất tiếp'', một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu vui mừng thông báo.

 

Những gì mà các nhà khoa học vui mừng là có căn cứ, bởi hiện nay Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có cả Công ty vắc-xin và sinh phẩm số 1. Một trong những cơ sở có đủ điều kiện để sản xuất ra vắc-xin giúp người dân phòng tránh bệnh. Những người làm ra nó sẽ chính là những người tình nguyện sẽ tiêm thử sản phẩm mình làm ra.

 

Nhóm nghiên cứu chỉ còn hy vọng thủ tục xét duyệt sẽ được giảm bớt và vắc-xin của công ty có thể được đưa vào thử nghiệm trên người vào đầu năm sau. Sau đó, nếu có được vài triệu USD đầu tư thêm, họ sẽ sản xuất 10-20 triệu liều/năm, đáp ứng yêu cầu đủ vắc-xin cho 1/4 dân số, đúng yêu cầu mà WHO đề ra.

 

Chúng tôi còn muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa. Nhưng đối với các nhà khoa học, họ biết dừng lại ở đâu. Dù không nói ra nhưng qua nhiều lần trò chuyện chúng tôi biết nghiên cứu vắc-xin H5N1 của NIHE đã có kết quả tốt. Chỉ trong thời gian ngắn những lô sản phẩm đầu tiên sẽ phục vụ nhu cầu của người dân.

  • Lệ Hà

,
,