,
221
1361
Cúm gà
cumga
/cumga/
212940
Bảo hiểm gia cầm và sản xuất nông nghiệp? Hãy... đợi đấy!
1
Article
null
,

Bảo hiểm gia cầm và sản xuất nông nghiệp? Hãy... đợi đấy!

Cập nhật lúc 17:22, Thứ Sáu, 20/02/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Dịch cúm gia cầm đã làm cho nông dân cả nước thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, nhiều trang trại nuôi gia cầm phá sản, nợ nần chồng chất. Mặc dù Nhà nước đã dành hàng trăm tỷ đồng trợ cấp cho nông dân nhưng cũng chẳng thấm tháp vào đâu. Ai cũng xót xa và chợt nghĩ: Giá như trước đây, các đàn gia cầm được mua bảo hiểm thì những mất mát, rủi ro kia cũng được chia sẻ phần nào...

Nông dân, doanh nghiệp đều ngại…

Ông Bảo Minh hay ông Bảo Việt, có ai nhận bảo hiểm cho đàn vịt xiêm này của tôi?

Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, trong Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003-2010 có cả việc khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm phát triển bảo hiểm nông - lâm - ngư nghiệp.

Với đất nước xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp (SXNN) và hiện có tới 80% là nông dân, có thể nói thị trường bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đang được đánh giá có tiềm năng rất lớn và không kém phần quan trọng. Thế nhưng lâu nay thị trường này đã bị bỏ rơi bởi các cơ quan chức năng, nhà bảo hiểm và cả với người mua bảo hiểm cũng thờ ơ hoặc chưa chú ý đúng mức.

“Đúng là vấn đề BHNN là hết sức cần thiết, nhưng do người nông dân ngại tiếp cận với bảo hiểm vì nhiều người có tâm lý e rằng bỏ tiền mua thì đơn giản nhưng khi xảy ra sự cố thì không dễ gì được bồi thường. Hơn nữa, chính các công ty bảo hiểm cũng chưa thực sự tiếp cận với nông dân hay đưa ra những sản phẩm nào hợp lý, có tính cạnh tranh để thu hút người nông dân…” - một cán bộ của Hội Nông dân TP.HCM đã nhận xét như vậy.

Còn bà Nguyễn Thị Quy, giám đốc Công ty Gia cầm TP.HCM, cũng nói rõ: “Các nhà bảo hiểm phải cho người mua thấy được quyền lợi của mình, phải đáp ứng được những boăn khoăn của người mua. Nếu thấy được lợi ích rõ ràng, chúng tôi sẵn sàng bảo hiểm cho đàn gia cầm bởi chúng là tài sản sống còn của doanh nghiệp. Lâu nay, bản thân tôi chưa bao giờ nghe đặt vấn đề bảo hiểm gia cầm vì ngành bảo hiểm chỉ bó hẹp ở những dịch vụ bảo hiểm con người, tài sản, xe cộ, y tế… và mang nặng tính... áp đặt”.

Tại xã Lương Hòa Lạc (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), nhiều hộ nông dân nuôi gà với quy mô lớn cả vạn con. Ông Phùng Văn Xiêm (Bảy Xiêm) thiểu não cho hay con trai ông trở nên điên điên dại dại từ khi nhà ông bị tiêu hủy 14.600 con gà vào hôm 30/1/2004. Ông Võ Văn Hùng, trưởng Ban phòng chống dịch cúm gia cầm ở xã, cũng là người rất sâu sát với bà con nông dân, đã nói: “Nếu có bảo hiểm cho đàn gà với chi phí hợp lý, có lợi cho nông dân thì bà con sẽ đồng tình ủng hộ vì chi phí chăn nuôi gà rất lớn. Một đàn gà giống khoảng 50 triệu đồng, giả sử được bảo hiểm thì họ cũng được vớt vát đôi chút. Trong khi thiệt hại chất chồng thế này thì mới đặt ra vấn đề BHNN thì có khác nào... mất bò mới lo làm chuồng”!

Các nhà bảo hiểm: Cần... chính sách!

Mới đây nhất, ngày 16/2 vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) TP.HCM đã lên kế hoạch khôi phục lại chăn nuôi gia cầm, trong đó có đề cập đến việc sẽ mời gọi các đơn vị tài chính, bảo hiểm tham gia bảo hiểm cho gia cầm; đồng thời khuyến cáo người chăn nuôi nên trích một phần lợi nhuận mua bảo hiểm để giảm thiểu thiệt hại khi dịch bệnh, thảm họa xảy ra. Được biết một vị lãnh đạo của Bộ NN&PTNN cũng đang đặt vấn đề “nên chăng sớm thành lập Quỹ Bảo hiểm Chăn nuôi để hạn chế thiệt hại, khủng hoảng khi rủi ro xảy ra?”.

Thế nhưng theo Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, từ 1985 Bảo Việt đã triển khai thí điểm BHNN trong nhiều năm. Tuy vậy, việc thí điểm này đã không thành công do chưa có đủ cơ chế hỗ trợ cần thiết, dẫn tới phía bảo hiểm bị thua lỗ, còn quy mô bảo hiểm ngày càng thu hẹp lại.

Ông Vũ Ngọc Anh, trưởng Phòng Nghiên cứu & Phát triển Sản phẩm của Công ty Bảo hiểm TP.HCM (Bảo Minh) nói: “Nông dân mình sản xuất theo hộ lẻ tẻ, manh mún, không có chuyên môn cao nên lãi suất của nông nghiệp còn rất thấp, việc này cũng ảnh hưởng đến vấn đề tham gia BHNN. Hơn nữa, người dân Việt Nam cũng chưa có thói quen mua bảo hiểm. Nếu có tham gia bảo hiểm, bà con nông dân lại thường muốn bảo hiểm cả những cái không thể bảo hiểm, ví dụ như năng suất thì phụ thuộc yếu tố chủ quan rất nhiều, nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty, trong khi bảo hiểm chỉ bảo vệ những rủi ro khách quan”.

Rõ ràng phía các cơ quan quản quản lý nhà nước chưa có chính sách, chủ trương nhất quán; giữa công ty bảo hiểm và người nông dân, doanh nghiệp vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để thúc đẩy phát triển dịch vụ BHNN. Vì vậy, hậu quả lớn như cơn đại dịch gia cầm đang gây ra hiện nay quả là một bài học tất nhiên mà nhiều người đã phải ngậm ngùi trả giá quá đắt!

Hiện nay, được biết Bảo Việt đang cùng Hội Nông dân Việt Nam chủ trì nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ đề án triển khai BHNN tại Việt Nam.

Theo Bảo Việt, BHNN chỉ có thể duy trì và phát triển, hỗ trợ đắc lực cho người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả của thiên tai, ổn định sản xuất nếu chính sách bảo hiểm gắn với chính sách tín dụng nông thôn, khuyến nông, cơ chế khoanh nợ, xóa nợ,

• Nguyễn Sa

,
,