Cơ chế hoạt động của các máy chủ Web
Đã bao giờ bạn tìm hiểu về việc trang web mà bạn đang sử dụng được tìm thấy, đưa lên trình duyệt và đưa ra màn hình như thế nào chưa? Quá trình đó phụ thuộc nhiều vào các máy chủ Web.
Thông thường, người dùng vào các trang Web bằng cách hoặc là nhấn vào các siêu liên kết, hoặc là gõ trực tiếp địa chỉ các trang Web (URL) vào thanh địa chỉ của trình duyệt. Nhưng bằng cách nào mà cùng một trang Web lại xuất hiện trên máy tính của bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, và trên rất nhiều máy tính ở cùng một thời điểm?
Ta hãy lấy Webopedia làm ví dụ! Bạn quyết định vào trang web Webopedia bằng cách gõ địa chỉ của nó là -http://www.Webopedia.com – vào trình duyệt Web của bạn. Thông qua kết nối Internet, trình duyệt Web của bạn tạo ra một kết nối đến máy chủ Web, là nơi chứa các file của Webopedia. Trước tiên cần chuyển tên miền ra địa chỉ IP (thông qua dịch vụ về tên miền), sau đó sẽ xác định vị trí của máy chủ chứa các thông tin mà có địa chỉ IP đó
Máy chủ Web sẽ chứa tất cả các file cần thiết để trình bầy trang Web lên màn hình máy tính của bạn—thông thường thì mỗi một trang riêng sẽ chứa đầy đủ một trang Web, bất kỳ file hình ảnh hay đồ họa, bất kỳ đoạn mã nào tạo các thành phần động cho chức năng của trang Web.
Đầu tiên kết nối được tạo ra, trình duyệt yêu cầu dữ liệu từ máy chủ Web, và sử dụng giao thức HTTP, máy chủ Web sẽ trả về dữ liệu trở lại cho trình duyệt của bạn. Sau đó trình duyệt chuyển đổi, định dạng lại cho phù hợp để có thể trình bầy trên trình duyệt cho bạn. Bằng cách đó máy chủ Web có thể gửi các file tới nhiều máy trạm cùng một lúc, cho phép nhiều máy trạm cùng truy cập vào một trang Web một cách đồng thời.
- Bachkhoa Networking Academy Tư vấn
Bạn mới nghiên cứu về mạng máy tính và có những thắc mắc cần giải đáp, hãy gửi câu hỏi theo mẫu bên dưới, Cisco Bách Khoa sẽ tư vấn và trả lời những thắc mắc của bạn thông qua mục Networking của VietnamNet ICT: