,
221
4701
60 năm BCVT
60nambcvt
/cntt/60nambcvt/
695686
Bưu chính Viễn thông VN: "Cuộc đổi mới lần thứ hai!"
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
,

Bưu chính Viễn thông VN: 'Cuộc đổi mới lần thứ hai!'

Cập nhật lúc 17:21, Thứ Tư, 17/08/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - "Sau 20 năm thực hiện đổi mới, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam vẫn còn phải tiếp tục đổi mới - 'Cuộc đổi mới lần thứ hai'", Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, TS Mai Liêm Trực nhấn mạnh. VietnamNet đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng xung quanh vấn đề này

Thứ trưởng Bộ BCVT Mai Liêm Trực.
- Thưa Thứ trưởng, sau 20 năm đổi mới, ông đánh giá thế nào về cơ chế quản lý hiện tại của ngành BCVT?

- Thứ trưởng Mai Liêm Trực: Cơ chế quản lý trong ngành viễn thông VN đã có những đổi mới nhưng vẫn chậm hơn so với tiến độ phát triển về mạng lưới, dịch vụ, công nghệ của ngành trong thời gian qua. Hay nói cách khác "áo quản lý đã chật hơn so với cơ thể của ngành" .

Ví dụ, Tổng công ty BCVT Việt Nam (VNPT) là DN chủ đạo hiện nay, trong 20 năm qua đã có thành tích rất lớn. Nhưng nay, tồn tại chính vẫn là bất cập của cơ chế hạch toán phụ thuộc tại nhiều công ty con trực thuộc VNPT.

"Gia đình" VNPT đã rất lớn, "con cái" đã trưởng thành, nhưng lại chưa mạnh dạn cho ở riêng; hạch toán phụ thuộc tạo ra tâm lý ỷ lại, tạo cơ chế ''xin cho'', thiếu động lực và chủ động trong hoạt động của đơn vị cơ sở. Và vì thế, cấp quản lý điều hành của VNPT dễ sơ hở, khó kiểm soát về mặt tài chính và đầu tư, dẫn đến sai phạm là điều khó tránh khỏi. Tâm lý thỏa mãn, thành tích chủ nghĩa, ngại đổi mới đã bắt đầu tạo nên sự trì trệ, không chú trọng đến hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh của DN. Như vậy, nếu không giao nhiệm vụ một cách trực tiếp, mạnh dạn cho các DN cơ sở, để các DN hạch toán độc lập, tự chủ trong kinh doanh thì sẽ rất khó kiểm soát họ, và thậm chí, dễ sơ hở. Điều đó chứng tỏ cái áo đã chật!

Vì thế, VNPT mới được Chính phủ cho phép chuyển thành mô hình Tập đoàn, nhằm xử lý cơ chế tài chính cho hoạt động của các DN để đảm bảo chủ động của cơ sở, và trách nhiệm của các cơ sở thành viên. Lúc đó năng lực cạnh tranh mới mạnh.

Thứ trưởng Mai Liêm Trực:

"Năm 2005 đánh dấu mốc 20 năm thực hiện đổi mới của ngành Bưu chính Viễn thông. Nhưng tại thời điểm này, ngành vẫn còn nhiều tồn tại cần phải tạo nên một cuộc "Đổi mới lần thứ 2", đó là: những bất cập trong cơ chế quản lý: hạch toán còn phụ thuộc, cơ chế "xin cho", thiếu chủ động,..."

"Quá trình cổ phần hóa các DN dịch vụ viễn thông hầu như chưa triển khai được, các thành phần kinh tế khác chưa tham gia được vào thị trường dịch vụ viễn thông"

- Theo thứ trưởng, giai đoạn hiện nay, ngành BCVT tiếp tục thực hiện đổi mới như thế nào?

- Thứ trưởng Mai Liêm Trực: Chúng ta sẽ đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý. Hiện tại, chúng ta đã có Pháp lệnh BCVT, là một cơ sở rất tốt để thực hiện vai trò quản lý nhà nước. Tại thời điểm khi Tổng cục Bưu điện được nâng cấp lên Bộ, một số văn bản pháp luật đã ra đời. Tuy nhiên, cơ chế thực thi pháp luật, giám sát kiểm tra, xử lý các tranh chấp giữa các DN còn yếu.

Nhưng tính chuyên nghiệp trong vấn đề xử lý ngành BCVT trong môi trường cạnh tranh chưa mạnh, điều đó dễ gây khó khăn cho các DN phát triển và có thể làm chậm quá trình đổi mới. Bộ BCVT với vai trò quản lý nhà nước hiện tại, đang tập trung giải quyết vấn đề này.

Đứng về phía các DN, đương nhiên phải chuyển sang mô hình Tập đoàn, và tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên có trách nhiệm rõ ràng, không tạo cơ chế xin - cho như hiện nay. Đồng thời, Bộ BCVT sẽ tăng cường cơ chế, định hướng, thanh tra, kiểm tra và cả thương hiệu, uy tín để tạo điều kiện cho các DN thành viên phát triển.

- Khi hình thành Tập đoàn BCVT từ mô hình của VNPT trước đây, vai trò của Tập đoàn trong thời kỳ mới sẽ như thế nào?

Soạn: AM 519291 gửi đến 996 để nhận ảnh này
- Thứ trưởng Mai Liêm Trực:  Như tôi đã nói về tình hình ''trưởng thành'' của VNPT hiện nay, việc chuyển thành Tập đoàn là xu hướng tất yếu của thời đại. Trên thế giới, việc độc quyền trong lĩnh vực BCVT - CNTT là điều tự nhiên. Ngay cả với các nước phát triển như Pháp, Đức, Trung Quốc, Singapore, trong 15 - 20 năm qua vẫn duy trì độc quyền. Đây là độc quyền tự nhiên. Việc đó không có gì phải lên án.

Vấn đề ở chỗ phải thay đổi chính sách kịp thời. Nhưng tôi vẫn tin vào đội ngũ trẻ, vào con người VN. Đổi mới bao giờ cũng khó khăn, nhiều nội dung chưa rõ nét ngay được và không phải lúc nào cũng đồng thuận, không phải lúc nào cũng ''pháp trị''. Lòng tin phải được thử thách qua thực tiễn, qua những chủ trương và giải pháp cụ thể, bằng trách nhiệm và quyền lợi của từng người, từng cấp. Khi có lòng tin và xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi thì động lực, sáng tạo được phát huy, sức mạnh được nhân lên gấp bội và những khó khăn, thách thức có thể vượt qua.

- Bên cạnh DN chủ lực, vai trò của các DN mới trong công cuộc đổi mới là gì?

- Thứ trưởng Mai Liêm Trực:  Đối với DN mới, phải nói rằng, trong thời gian vừa qua, sự chuẩn bị khi mở cửa thị trường của họ chưa thật đầy đủ. Hay nói cách khác, các DN phần lớn vẫn là DN nhà nước, chưa có thành phần kinh tế tham gia ở hình thức của các công ty cổ phần, chưa phát huy sức mạnh của đất nước.

Chúng ta có 2 tỷ USD đầu tư nước ngoài kinh doanh mạng lưới dịch vụ BCVT nhưng các thành phần kinh tế của VN vẫn còn phụ thuộc vào nhà nước, chưa phát huy nội lực của Việt Nam, của người VN đầu tư trong việc phát triển viễn thông, mặc dù pháp lệnh BCVT đã cho phép.

Như vậy, trong thời gian tới, chúng ta tổ chức cổ phần hóa để tạo điều kiện cho bản thân cổ đông, là những người trực tiếp tham gia đầu tư có lợi ích, yêu cầu tính minh bạch, hiệu quả đầu tư rõ ràng. Cho nên một trong những yêu cầu đặt ra hàng đầu của công cuộc đổi mới hiện nay là làm sao các thành phần kinh tế khác ngoài nhà nước tham gia kinh doanh theo lộ trình nhất định.

Tôi tin rằng thế hệ trẻ, kể các DN mới cũng rất năng động tuy chưa thực sự chuẩn bị đầy đủ về lực. Bộ BCVT cũng đặt ra mục tiêu hết năm nay, các DN mới chiếm được 25-30% thị phần, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn.

- Khác biệt cơ bản giữa đợt tăng tốc từ năm 1986 và cuộc ''đổi mới lần thứ hai'' hiện nay là gì?

- Thứ trưởng Mai Liêm Trực: Cách đây 15 năm, chúng ta thực hiện chiến lược hiện đại hóa tăng tốc, tập trung chủ yếu phát triển viễn thông ngang bằng với quốc tế. Đối với ngành, chúng ta đã khai thác thị truờng viễn thông quốc tế. Qua đó, chúng ta kiểm nghiệm năng lực cán bộ trong lĩnh vực quản lý công nghệ hiện đại. Từ đó, chúng ta từ đó đi vào số hóa. Như thế, nội dung đổi mới chủ yếu là chọn lựa công nghệ, tạo vốn để phát triển. Về giải pháp, việc đổi mới chủ yếu tập trung vào công nghệ và vốn.

Từ năm 2000 đến nay, chúng ta chuyển sang giai đoạn hội nhập và phát triển, theo xu hướng tất yếu, phải mở cửa thị trường. Và nội dung chủ yếu của giai đoạn này là đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý để làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Ngành BCVT cần thiết phải mở cửa thị trường, thay đổi tổ chức sản xuất và cơ chế quản lý, đặc biệt là thay đổi cơ cấu quản lý DN.

- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Hoàng Hùng (thực hiện) 

 

,

Tin khác

Tin khác của '60 năm BCVT'

,
,