,
221
4701
60 năm BCVT
60nambcvt
/cntt/60nambcvt/
694363
Một số hình ảnh Bưu điện Việt Nam thời kỳ 1954-1976
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
,

Một số hình ảnh Bưu điện Việt Nam thời kỳ 1954-1976

Cập nhật lúc 10:08, Thứ Hai, 15/08/2005 (GMT+7)
,

Nhân kỷ niệm 60 năm ngành Bưu điện Việt Nam, mời bạn đọc nhìn lại một số hình ảnh về cán bộ ngành giai đoạn 1954 - 1976. 

Phòng điện báo Ty Bưu điện và Truyền thanh tỉnh Lao Kai đang khai thác (1964 - 1965).

 
Ông Trần Quang Bình (thứ hai bên trái) Giám đốc Nha Bưu điện V.T.Đ Việt Nam và ông Hoàng Bắc (thứ nhất bên trái) thư ký Công đoàn cùng các đồng chí cán bộ Văn phòng Nha Bưu điện, tại Gành Quýt - Tuyên Quang tháng 6/1951. 

 
Những ngày đầu tháng 10 năm 1954 Đoàn cán bộ tiếp quản Thủ đô Hà Nội của Nha Bưu điện Vô tuyến điện Việt Nam do đồng chí Vũ Văn Quý dẫn đầu tiến hành ký biên bản bàn giao tại Bưu điện Bờ Hồ


 

Bưu thiếp từ Nam ra Bắc.

 
Chuyển Bưu thiếp qua cầu Hiền Lương giao cho chính quyền Miền Nam.

 
Giao nhận bưu thiếp tại Trạm đầu cầu Hiền Lương 

 
Tổng cục trưởng Trần Quang Bình tham gia lao động tuần hai buổi tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện trong phong trào thi đua ba cao điểm. 

 
Ông Nguyễn Văn Trâm (người đứng giữa đeo kính) và ông Trần Quang Bình (người đứng đầu hàng thứ 2 bên phải) tại lễ bàn giao nguyên tắc tổng đài điện thoại tự động 3000 số giữa hai Chính phủ CHDC Đức và Việt Nam DCCH tại Hà Nội (1956).

 
Các cụ phụ lão ký kiến nghị đòi chính quyền Sài Gòn thực hiện Hiệp thương Tổng tuyển cử.

 
Hệ thống loa truyền thanh tại bờ Bắc sông Bến Hải qua cầu Hiền Lương.

 
Ông Trần Quang Bình, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đọc báo cáo tại Đại hội thi đua quyết tâm đảm bảo thông tin chống Mỹ cứu nước năm 1966.

 
Các đại biểu dự Đại hội thi đua quyết tâm đảm bảo thông tin chống Mỹ cứu nước năm 1966.

 
Tổ điện báo Nội A - Đài điện báo Trung ương - Tổ lao động XHXN đầu tiên của ngành Bưu điện được Nhà nước phong tặng năm 1962

 
Xe đạp - một phương tiện vận chuyển công văn, tài liệu thư báo có hiệu quả nhất trên tuyến đường thư khu IV Hà Nội - Vĩnh Linh trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng máy bay của Mỹ (1965 - 1972).

 
Anh hùng Lao động Châu Văn Huy là cán bộ kỹ thuật thuộc Bưu điện thành phố Hà Nội đang kiểm tra thiết bị.

 
Anh hùng lao động Nguyễn Toản là cán bộ dây máy thuộc Bưu điện tỉnh Nghệ An đang nối đường dây.

 
Tổng cục phó Võ Văn Quý và Tổng cục phó Ngô Văn Huy đang hướng dẫn ông Hoàng Quốc Việt - Chủ tịch Công đoàn Việt Nam xem triển lãm Khoa học kỹ thuật ngành Bưu điện.

 
Anh hùng lao động Hoàng Trung Vinh đang hướng dẫn lớp thợ trẻ Nhà máy Thiết Bị Bưu điện.

 
Điện thoại viên Vi Thị Mến (dân tộc Tày) bình tĩnh dũng cảm tiếp dây phục vụ cuộc chiến đấu đánh trả máy bay địch ném bom thị xa Hòn Gai (Quảng Ninh) ngày 05-8-1964.

 
Phòng điện báo Ty Bưu điện và Truyền thanh tỉnh Lào Cai đang khai thác (1964 - 1965).

 
Một trong những cơ vụ và tổng đại điện thoại ở nơi sơ tán (1964 - 1972)

 
Công nhân Công ty Công trình Bưu điện thi công lắp ráp cột cao chữ H trên tuyến đường dân.

 
Hiện trưởng Trường Cán bộ Bưu điện Phạm Văn Phi (người đi đầu) cùng đoàn cán bộ Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp về kiểm tra trường ở Cẩm Khê (Phú Thọ) chuẩn bị cho quyết định đổi tên trường thành Trường Đại học kỹ thuật thông tin liên lạc năm 1969.

 
Công nhân nhà máy Bưu điện truyền thanh đang sản xuất các sản phẩm phục vụ mạng lưới.

 
Lực lượng Giao bưu đắc - Lắc được tuyển chọn và đào tạo mới để phục vụ cho chiến trường (1960).

 
Tổ đài Vô tuyến điện báo 15W do đ/c Nguyễn Xuân Nhị phụ trách (người thứ ba từ bên trái sang phải) đi phục vụ đ/c Trần Lê, Bí thư Khu uỷ Khu VI (người thứ nhất bên phải) trong chiến dịch 1972.

 
Tổ kỹ thuật Ban thông tin khu VI sửa cjữa máy V.T.Đ tại khu căn cứu.

 
Giao liên Quảng Trị nhận công văn, tài liệu giữa đường trục liên tỉnh với giao liên huyện tại vùng giáp ranh (1973).

 
Ông Trần Văn Thâm tức Ba Cao (người ngồi giữa) Trưởng ban Giao bưu Vận tại Hội nghị Giao bưu Vận miền Nam.

 
Giao bưu Vận đi công tác trên chiến trường miền Tây nam Bộ.

 
Ông Trần Thắng Minh đọc báo cáo tại Hội nghị Giao bưu Vận miền Nam - chiến khu Tân Biên năm 1969

 
Đại hội đại biểu Giao bưu Vận toàn Nam Bộ đã được tổ chức ở chiến khu miền Đông 1969.

 
Ông Huỳnh Văn Mai (Tám Mai) và lớp báo vụ trong chiến khu Tân Biên.

 
Nghiện cứu lắp ráp các máy thu phát VTĐ được tiến hành ở xưởng trường Ban Thông tin VTĐ chiến khu Tây Ninh trong những năm 1960.

 
Một cụm đài VTĐ của Ban thông tin Vô tuyến điện R ở chiến khu Tân Biên.

 
Một phiên liên lạc được tổ chức trên đường hành quân phục vụ chiến dịch Đài Thông tin Vô tuyến điện R.

 
Ông Trần Quang Bình nguyên Tổng cục trưởng tại Hội nghị Thống nhất ngành Bưu điện họp tại thành phố Hồ Chsi Minh ngày 02 tháng 8 năm 1976.

 
Sinh viên Sài Gòn và chiến sỹ Giải phóng quân được đọc báo Nhân dân phát hành tại Sài Gòn ngày 01 -5 -1975.

 
Mạng cáp nội hạt ở thành phố Sài Gòn bị bom đạn tàn phá, anh chị em công nhân đang sửa chữa kịp thời đưa vào khai thác phục vụ tiếp quản thành phố sau ngày 30 - 4 - 1975

 
Báo nhân dân được in ấn và phát hành taịo Sài Gòn cùng lúc với Hà Nội vào tháng 5 - 1975.

(Theo Công đoàn Bưu điện VN)

,
,