Khởi động xu hướng sáp nhập các mạng di động
Cập nhật lúc 15:32, 03/11/2010 (GMT+7)
Việc FPT và Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom) sẽ mua hơn 50% cổ phần EVN Telecom là dấu hiệu khởi đầu hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các mạng di động của Việt Nam.
Thị trường di động sẽ quay về thế “chân vạc”
Năm 2004, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ di động và thị trường chuẩn bị chào đón thêm vài doanh nghiệp di động mới. Khi đó, báo chí đã đưa ra nhận định thị trường di động Việt Nam sau thời gian bung ra sẽ quay lại con số 3 mạng di động và hình thành thế chân vạc kiềm toả nhau. Thời điểm đó, một số nước trong khu vực cũng đã diễn ra quá trình sáp nhập các mạng di động và các chuyên gia cho rằng, chắc chắn Việt Nam không nằm ngoài quá trình mua bán, sáp nhập hoặc phá sản của các mạng di động, nhưng tiến trình này sẽ đến chậm hơn các nước bởi Việt Nam là nước mở cửa thị trường sau.
Tuy nhiên, thị trường di động Việt Nam có đặc điểm là phần lớn các mạng di động là sở hữu của Nhà nước nên việc sáp nhập, phá sản còn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước chứ không hoàn toàn theo quy luật thị trường. Sau hồi cạnh tranh quyết liệt, thị trường di động Việt Nam đã xuất hiện những mạng bị “đuối sức” trong cuộc chạy đua. Hiện chỉ có 3 doanh nghiệp đang có lãi là VinaPhone, MobiFone, Viettel và thị trường di động không phải hoàn toàn là “mảnh đất mầu mỡ” như người ta tưởng, bởi nhiều doanh nghiệp đã “sa lầy” trong đó.
Cho đến thời điểm này, đã có chuyện các mạng di động nhỏ nợ cước kết nối và phí tần số. VNPT và Viettel cũng đã “bóng gió” về ý định khởi kiện các mạng nợ cước kết nối ra toà kinh tế và nếu không trả được nợ thì sẽ phải tuyên bố “phá sản theo kiểu Việt Nam”. Tuy nhiên, câu chuyện này đến giờ vẫn chưa xảy ra.
Ở những thị trường trên thế giới, nếu ở tình cảnh như các doanh nghiệp nhỏ trên chắc họ đã sớm tuyên bố phá sản hoặc xảy ra mua bán, sáp nhập.
EVN Telecom chọn Tập đoàn FPT và Công ty Viễn thông FPT làm nhà đầu tư chiến lược khi tiến hành cổ phần hoá.
FPT Telecom dùng mạng EVN Telecom làm bàn đạp
Với xu hướng sáp nhập, mua bán trên thị trường di động Việt Nam, EVN Telecom dường như là phát súng mở đầu. Theo nguồn tin riêng của Báo BĐVN, Tập đoàn Điện lực cũng vừa có buổi gặp với một mạng di động lớn của Việt Nam đề cập đến vấn đề “sang tên, chuyển khẩu” mạng đi dộng EVN Telecom, song cuộc gặp gỡ này không có kết quả. Mấy tháng trước, đã có thông tin EVN Telecom đang tìm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Theo đó, EVN Telecom sẽ bán tối đa 30% cổ phần ra bên ngoài và tối thiểu số cổ phần bán cho nhà đầu tư nước ngoài là 20%. Không chỉ có EVN Telecom, S-Fone cũng tìm kiếm đối tác đầu tư chiến lược cho mạng này sau khi SK Telecom tuyên bố rút vốn.
Tuy nhiên, kịch bản về EVN Telecom đã thay đổi khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc cho phép EVN Telecom chọn Tập đoàn FPT và Công ty Viễn thông FPT làm nhà đầu tư chiến lược khi tiến hành cổ phần hoá. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, sau khi trở thành nhà đầu tư chiến lược tại EVN Telecom, Tập đoàn FPT và Công ty Viễn thông FPT phải nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ của tổ chức này trong suốt quá trình hoạt động. Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn chỉnh đề án cổ phần hoá cũng như chọn nhà đầu tư chiến lược cho EVN Telecom trình Thủ tướng xem xét quyết định.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng ban Viễn thông của Tập đoàn Điện lực cho biết, Thủ tướng mới đồng ý về mặt nguyên tắc, tuy nhiên, để đi đến các công việc cụ thể thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Việc đầu tiên sẽ mắc mớ cho chuyện mua bán này là thoả thuận mà EVN Telecom đã ký với Hanoi Telecom trong liên danh thi tuyển 3G. Lẽ đương nhiên, Hanoi Telecom cũng không muốn có thêm “kỳ đà cản mũi” cho mạng Vietnamobile.
Một câu hỏi được được nhiều người quan tâm là tại sao FPT Telecom lại mua 50% cổ phần của EVN Telecom và cục diện thị trường di động Việt Nam sẽ thay đổi ra sao sau khi có sự mua bán này? Trên thực tế, FPT Telecom có thể chọn giải pháp cung cấp dịch vụ di động ảo trên mạng của EVN Telecom như VTC. Thế nhưng, khát vọng của FPT Telecom không muốn vào thị trường này một cách thụ động như vậy. FPT Telecom cũng đang xin thử nghiệm LTE và đang quyết tâm bước chân vào thị trường di động với tấm giấy phép này.
Tuy nhiên, việc xây dựng hạ tầng ở thời điểm này vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian. Như vậy, để bước chân vào thị trường di động nhanh nhất là mua lại mạng di động đang cung cấp dịch vụ. Hơn nữa, EVN Telecom đang ở tình cảnh khó khăn nên chắc chắn không thể “giữ giá làm nộm” vì thế FPT Telecom sẽ mua với giá hời. Băng tần 3G và hạ tầng của EVN Telecom sẽ có ý nghĩa với FPT Telecom để công ty này tham gia thị trường di động, chứ không có mấy ý nghĩa với VNPT và Viettel.
Nếu mọi việc mua bán của EVN Telecom và FPT Telecom “xuôi chèo mát mái” thì các mạng di động lớn sẽ có thêm đối thủ cạnh tranh không phải là hạ tầng mà là chiêu thức kinh doanh. Việc FPT Telecom nhảy vào lĩnh vực di động, chắc chắn doanh nghiệp này sẽ khuấy đảo thị trường với nhiều “chiêu” mới. FPT Telecom có thể sẽ tung ra chiến thuật “chiến tranh du kích” nhằm vào thắt lưng của những “đại gia” di động mà tấn công. Những câu chuyện cạnh tranh trên thị trường ADSL đã nhắc nhở VNPT, Viettel có thể đánh trận lớn, nhưng hãy dè chừng với “chiến tranh du kích”. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự báo còn thực thế thị trường chắc chắn sẽ sinh động hơn nhiều.
Thái Khang - Theo ICTnews
Thị trường di động sẽ quay về thế “chân vạc”
Tuy nhiên, thị trường di động Việt Nam có đặc điểm là phần lớn các mạng di động là sở hữu của Nhà nước nên việc sáp nhập, phá sản còn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước chứ không hoàn toàn theo quy luật thị trường. Sau hồi cạnh tranh quyết liệt, thị trường di động Việt Nam đã xuất hiện những mạng bị “đuối sức” trong cuộc chạy đua. Hiện chỉ có 3 doanh nghiệp đang có lãi là VinaPhone, MobiFone, Viettel và thị trường di động không phải hoàn toàn là “mảnh đất mầu mỡ” như người ta tưởng, bởi nhiều doanh nghiệp đã “sa lầy” trong đó.
Cho đến thời điểm này, đã có chuyện các mạng di động nhỏ nợ cước kết nối và phí tần số. VNPT và Viettel cũng đã “bóng gió” về ý định khởi kiện các mạng nợ cước kết nối ra toà kinh tế và nếu không trả được nợ thì sẽ phải tuyên bố “phá sản theo kiểu Việt Nam”. Tuy nhiên, câu chuyện này đến giờ vẫn chưa xảy ra.
Ở những thị trường trên thế giới, nếu ở tình cảnh như các doanh nghiệp nhỏ trên chắc họ đã sớm tuyên bố phá sản hoặc xảy ra mua bán, sáp nhập.
EVN Telecom chọn Tập đoàn FPT và Công ty Viễn thông FPT làm nhà đầu tư chiến lược khi tiến hành cổ phần hoá.
FPT Telecom dùng mạng EVN Telecom làm bàn đạp
Với xu hướng sáp nhập, mua bán trên thị trường di động Việt Nam, EVN Telecom dường như là phát súng mở đầu. Theo nguồn tin riêng của Báo BĐVN, Tập đoàn Điện lực cũng vừa có buổi gặp với một mạng di động lớn của Việt Nam đề cập đến vấn đề “sang tên, chuyển khẩu” mạng đi dộng EVN Telecom, song cuộc gặp gỡ này không có kết quả. Mấy tháng trước, đã có thông tin EVN Telecom đang tìm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Theo đó, EVN Telecom sẽ bán tối đa 30% cổ phần ra bên ngoài và tối thiểu số cổ phần bán cho nhà đầu tư nước ngoài là 20%. Không chỉ có EVN Telecom, S-Fone cũng tìm kiếm đối tác đầu tư chiến lược cho mạng này sau khi SK Telecom tuyên bố rút vốn.
Tuy nhiên, kịch bản về EVN Telecom đã thay đổi khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc cho phép EVN Telecom chọn Tập đoàn FPT và Công ty Viễn thông FPT làm nhà đầu tư chiến lược khi tiến hành cổ phần hoá. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, sau khi trở thành nhà đầu tư chiến lược tại EVN Telecom, Tập đoàn FPT và Công ty Viễn thông FPT phải nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ của tổ chức này trong suốt quá trình hoạt động. Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn chỉnh đề án cổ phần hoá cũng như chọn nhà đầu tư chiến lược cho EVN Telecom trình Thủ tướng xem xét quyết định.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng ban Viễn thông của Tập đoàn Điện lực cho biết, Thủ tướng mới đồng ý về mặt nguyên tắc, tuy nhiên, để đi đến các công việc cụ thể thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Việc đầu tiên sẽ mắc mớ cho chuyện mua bán này là thoả thuận mà EVN Telecom đã ký với Hanoi Telecom trong liên danh thi tuyển 3G. Lẽ đương nhiên, Hanoi Telecom cũng không muốn có thêm “kỳ đà cản mũi” cho mạng Vietnamobile.
Một câu hỏi được được nhiều người quan tâm là tại sao FPT Telecom lại mua 50% cổ phần của EVN Telecom và cục diện thị trường di động Việt Nam sẽ thay đổi ra sao sau khi có sự mua bán này? Trên thực tế, FPT Telecom có thể chọn giải pháp cung cấp dịch vụ di động ảo trên mạng của EVN Telecom như VTC. Thế nhưng, khát vọng của FPT Telecom không muốn vào thị trường này một cách thụ động như vậy. FPT Telecom cũng đang xin thử nghiệm LTE và đang quyết tâm bước chân vào thị trường di động với tấm giấy phép này.
Tuy nhiên, việc xây dựng hạ tầng ở thời điểm này vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian. Như vậy, để bước chân vào thị trường di động nhanh nhất là mua lại mạng di động đang cung cấp dịch vụ. Hơn nữa, EVN Telecom đang ở tình cảnh khó khăn nên chắc chắn không thể “giữ giá làm nộm” vì thế FPT Telecom sẽ mua với giá hời. Băng tần 3G và hạ tầng của EVN Telecom sẽ có ý nghĩa với FPT Telecom để công ty này tham gia thị trường di động, chứ không có mấy ý nghĩa với VNPT và Viettel.
Nếu mọi việc mua bán của EVN Telecom và FPT Telecom “xuôi chèo mát mái” thì các mạng di động lớn sẽ có thêm đối thủ cạnh tranh không phải là hạ tầng mà là chiêu thức kinh doanh. Việc FPT Telecom nhảy vào lĩnh vực di động, chắc chắn doanh nghiệp này sẽ khuấy đảo thị trường với nhiều “chiêu” mới. FPT Telecom có thể sẽ tung ra chiến thuật “chiến tranh du kích” nhằm vào thắt lưng của những “đại gia” di động mà tấn công. Những câu chuyện cạnh tranh trên thị trường ADSL đã nhắc nhở VNPT, Viettel có thể đánh trận lớn, nhưng hãy dè chừng với “chiến tranh du kích”. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự báo còn thực thế thị trường chắc chắn sẽ sinh động hơn nhiều.
Thái Khang - Theo ICTnews