Án tham nhũng ít vì tội phạm tham nhũng khó phát hiện...
23:54' 04/11/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - ''Tội phạm tham nhũng thường xảy ra ở phạm vi hẹp, giữa hai người. Như hối lộ, trường hợp người đưa hối lộ không tố giác thì khó phát hiện!''. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã lý giải như vậy với báo giới, ngày 4/11, về thắc mắc của một số đại biểu Quốc hội cho rằng, số vụ việc tham nhũng được phát hiện quá ít.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu trả lời phỏng vấn báo chí.

- Số vụ tai nạn giao thông vẫn gia tăng và đáng báo động. Có đại biểu cho rằng, một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là chúng ta xét xử tội phạm về an toàn giao thông chưa nghiêm?

- Có nơi này, nơi khác việc xét xử tai nạn giao thông thường quan niệm là những lỗi vô ý. Nên khi quyết định hình phạt căn cứ vào tính chất lỗi, có những cái trường hợp tuyên chưa tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi. Điều này làm giảm tác động răn đe, phòng ngừa loại tội phạm này.

- Liệu thực tế có hiện tượng hành chính hoá, dân sự hoá các vụ hình sự về giao thông?

- TANDTC, VKSND tối cao đã có những nghị quyết và thông tư hướng dẫn cụ thể: Không được dân sự hoá, hành chính hoá những vụ hình sự về an toàn giao thông. Thực tế cuộc sống, khi xảy ra tai nạn giao thông, người dân quan niệm đằng nào hậu quả cũng xảy ra rồi. Nên thoả thuận với nhau bồi thường thiệt hại về vật chất, tính mạng, sức khoẻ, không nên kiện tụng ra toà bằng một vụ án hình sự. Nhưng mà vấn đề là thái độ của cơ quan bảo vệ pháp luật. Nếu gây ra hậu quả đủ cấu thành tội phạm rồi thì phải kiên quyết truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Ai cùng nói tham nhũng càng nặng nề nhưng số vụ xử lý còn quá ít (năm 2004 chỉ có 185 vụ án tham nhũng), nguyên nhân vì sao?

- Cơ quan điều tra chưa phát hiện ra vì quá trình điều tra, thu thập chứng cứ hành vi tham nhũng khó hơn các tội phạm khác!

Tội phạm tham nhũng thường xẩy ra ở phạm vi hẹp, giữa hai người. Ví dụ như tội hối lộ, trường hợp người đưa hối lộ không tố giác thì rất khó phát hiện! Hoặc chỉ nào người nhận hối lộ có chức vụ quyền hạn làm việc gì đó có lợi cho người đưa hối lộ trái pháp luật. Từ việc trái pháp luật đó mới phát hiện ra! Có thể nói đây là loại tội phạm kín!

- Vẫn còn khe hở trong chính sách pháp luật tạo điều kiện cho tham nhũng? Vậy trách nhiệm của Bộ Tư pháp đến đâu?

- Pháp luật chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nên có những quy định chưa phù hợp với thực tiễn, còn tạo ra những sơ hở. Người có chức vụ quyền hạn lợi dụng những khe hở đó để phạm tội như gian lận thuế giá trị gia tăng, cấp quota... Nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là con người, người thực thi công vụ, cơ chế kiểm tra, giám sát. Cơ chế quản lý cán bộ, công việc còn những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.

Tham gia xây dựng và thẩm định dự án luật, trách nhiệm của của Bộ Tư pháp bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Bộ cũng có trách nhiệm phát biểu ý kiến về chính sách, tính khả thi của dự thảo văn bản. Tất nhiên là có mức độ! Vì quản lý nhà nước rất rộng, còn cán bộ tư pháp chủ yếu đào tạo về mặt pháp luật! Trong quản lý chúng tôi cũng phải phối hợp với các bộ chuyên ngành, các chuyên gia trong các lĩnh vực đó để học tập, giúp cho thẩm định các văn bản bảo đảm tính chặt chẽ, hạn chế những thiết sót, sơ hở.

  • Văn Tiến ghi
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thẩm phán xử sai phải bỏ lương ra bồi thường! (04/11/2004)
"Nghịch cảnh" xin vốn: "Ta chỉ có một nắm tiền thôi" (03/11/2004)
Tăng thu NS nội địa: Sẽ dành cho cải cách tiền lương (03/11/2004)
"Tốn kém và ít thành công nhất là cải cách hành chính" (03/11/2004)
Thất thoát XDCB: Chưa chỉ được đích "danh"', đích ''diện''... (02/11/2004)
Chuyện tham nhũng: Nói nhiều nhưng chưa biến chuyển! (02/11/2004)
Làm Luật Cạnh tranh như thể VN đã có KTTT 100 năm (01/11/2004)
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành kiềm chế tăng giá (01/11/2004)
''Không nên có ấn tượng giáo dục đang khủng hoảng!" (01/11/2004)
QH trong tuần đầu: Báo cáo KT-XH của Thủ tướng gây nóng (30/10/2004)
Thành lập Ban tổ chức kỷ niệm 60 năm QĐNDVN (30/10/2004)
NXB nước ngoài được xúc tiến giao dịch bản quyền! (29/10/2004)
Văn bản của HĐND phải qua " sơ sơ "... 7 ''cửa''! (29/10/2004)
"Không nên coi cơ quan chống tham nhũng như bùa phép" (28/10/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang