"Công nghệ chọn người của chúng ta chưa tốt"
17:38' 20/04/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Ngay sau khi có bài phát biểu “vo” tại Đại hội, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyến đã trả lời phỏng vấn PV VietNamNet.

 

Soạn: AM 42153 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển.

- Ông đã từng làm bí thư và nay đang làm bộ trưởng, ông nhận thấy sự chồng chéo giữa Đảng và chính quyền và sự cần thiết phải tách biệt giữa hai bộ máy?

 

- Cần minh định cho rõ chức năng giữa Đảng và chính quyền. Chúng ta thừa nhận Đảng lãnh đạo toàn xã hội nhưng cần vạch rõ lãnh đạo nội dung nào và nếu tập trung vào nội dung ấy thì định hướng cả xã hội.

 

Thứ nhất, trong kinh tế, Đảng định hướng bảo đảm sự phát triển và muốn đảm bảo phát triển phải xử lý các mối quan hệ lớn.

 

Thứ hai, Đảng phải lãnh đạo công tác an ninh quốc phòng và thống nhất lực lượng vũ trang.

 

Thứ ba, Đảng không buông lơi công tác đối ngoại để đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển và quan trọng là Đảng phải xây dựng một xã hội dân chủ như Bác Hồ mong muốn.

 

- Thực tế có tổ chức Đảng lợi dụng lãnh đạo để chuyên quyền độc đoán, tập trung dân chủ có thể giải quyết vấn đề này ra sao?

 

- Như  tôi đã phát biểu, cần có sự phối hợp giữa dân chủ và tập trung. Dân chủ đặt trước hay tập trung đặt trước không phải là quan trọng mà vấn đề là hiểu có được vị trí khái niệm dân chủ và khái niệm tập trung.

 

Ở đây dân chủ là điểm xuất phát, tư tưởng của nhà nước pháp quyền trước hết là tư tưởng dân chủ. Dân chủ là mục tiêu, là điểm xuất phát, đồng thời là đích đến. Tập trung chỉ là nguyên tắc để giải quyết các vấn đề trong xã hội dân chủ. Dân chủ có thể có rất nhiều ý kiến.

 

Trong xã hội dân chủ, tất cả mọi người có thể trình bày ý kiến của mình và ý kiến có thể khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, nội bộ nhân dân. Mâu thuẫn phát sinh là chuyện rất bình thường vì nhận thức khác nhau, thậm chí lợi ích khác nhau nên ý kiến khác nhau về chuyện này chuyện kia là bình thường.

 

Để giải quyết sự khác nhau này thì phải dựa vào nguyên tắc tập trung, tức là thiểu số phục tùng đa số. Việc xây dựng quy chế dân chủ cũng quan trọng như chính sách coi kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt.

 

- Đại hội X có nhiệm vụ quan trọng là tìm ra người tài, theo ông tiêu chuẩn quan trọng nhất để lựa chọn ủy viên trung ương là gì?

 

- Tôi quan niệm có một hệ tiêu chí, trong đó có điều kiện cần, bộ lọc đầu tiên là phẩm chất, lối sống. Nếu tham nhũng, tiêu cực thì không thể vào trung ương được. Nhưng như vậy chưa đủ, cần phải có năng lực thực sự. Thời đại chúng ta mọi sự kiện đều vận động rất nhanh, diễn biến rất phức tạp. Người đó cần có năng lực nắm bắt thời đại để có thể vận dụng được thời cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước đi lên.

 

Công nghệ chọn người của chúng ta chưa tốt. Bộ lọc đầu tiên về phẩm chất, chúng ta không xác định chung chung mà phải chọn ra những người có phẩm chất tốt, lối sống lành mạnh. Đây là những người lọt vào vòng 2 để xem xét năng lực. Chúng ta lẫn lộn và nhiều khi không rõ. Trong những người có phẩm chất tốt chọn được người có năng lực, dám đấu tranh cho cái mới, bảo vệ chân lý.

  • Phạm Tuấn (thực hiện)

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Một bộ phận cán bộ, đảng viên xuống cấp nghiêm trọng (20/04/2006)
Quần chúng là nơi giám sát Đảng tốt nhất (20/04/2006)
Đảng đổi mới lãnh đạo bằng dân chủ và pháp quyền (20/04/2006)
Làm gì để Đảng không bỏ sót người tài? (20/04/2006)
Ước mong gửi gắm Đại hội (19/04/2006)
Hơn 1.200 lượt đại biểu phát biểu ý kiến tại đoàn (19/04/2006)
"Đã tìm ra những lỗ hổng trong quản lý kinh tế" (19/04/2006)
"Không để hành chính cản trở doanh nghiệp" (19/04/2006)
Xây dựng Đảng - tâm điểm thảo luận tại đoàn (19/04/2006)
Tâm sự của đại biểu trẻ tuổi nhất Đại hội (19/04/2006)
Đảng không bao biện, làm thay Nhà nước (18/04/2006)
Cả nước dự ĐH Đảng qua truyền hình trực tiếp (18/04/2006)
Phó Thủ tướng Vũ Khoan: "Cuộc sống bảo ta nên làm gì" (18/04/2006)
Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành TW khóa 9 (18/04/2006)
Xem tiep Tro ve dau trang