Trung Quốc làm lệch sự cân bằng tài nguyên
Khi Mỹ và các nước phương Tây khác phục hồi từ cuộc suy thoái lớn, họ sẽ khám phá rằng bàn cờ tài nguyên toàn cầu đã bị nghiêng mạnh về phía Trung Quốc.
Hãy nghĩ về nó như một câu chuyện của hai nước. Khi nói đến việc mua sắm các nguồn lực để xã hội công nghiệp hoạt động, Trung Quốc hiện là nước nghiện mua sắm nhất trên hành tinh, trong khi Hoa Kỳ chỉ ở nhà.
Bị ảnh hưởng mạnh do suy thoái toàn cầu, Hoa Kỳ có kinh nghiệm trong việc giảm tiêu thụ dầu hỏa và các vật liệu công nghiệp quan trọng khác. Trung Quốc thì khác.
Do tác động của suy thoái kinh tế ở Mỹ sẽ kéo dài trong nhiều năm, các nhà phân tích tiên đoán sự phục hồi chậm khi nói đến việc tiêu thụ tài nguyên. Trung Quốc không phải như vậy.
Thật vậy, người Trung Quốc đã có kinh nghiệm trong việc tăng mạnh sử dụng nguồn dầu và các nguồn hàng hóa khác.
Hơn thế nữa, lường trước được việc tiêu thụ thật nhiều tài nguyên để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai, và lo lắng về việc không biết có đủ các nguồn tài nguyên cung cấp, các công ty năng lượng khổng lồ của Trung Quốc và các công ty sản xuất - nhiều công ty đó thuộc sở hữu nhà nước - đã thực việc chi tiêu quá mức, khi phải đóng các nguồn cung cấp tài nguyên trong thế kỷ 21.
Họ đã mua các mỏ dầu, trữ lượng khí đốt tự nhiên, hầm mỏ, đường ống, nhà máy lọc dầu, và các nguồn tài nguyên khác trong một cuộc mua sắm bận rộn trên toàn cầu với tỷ lệ gần như chưa từng thấy.
Như đa số các quốc gia khác, Trung Quốc chịu một số ảnh hưởng xấu do suy thoái kinh tế mạnh trong năm 2008. Xuất khẩu giảm và việc tăng trưởng kinh tế bùng nổ trước đó, đã bị chậm lại so với mức kỷ lục. Tuy nhiên, cảm ơn gói kích cầu $586 tỉ đô la, những ảnh hưởng tồi tệ nhất chỉ tồn tại trong thời gian ngắn đã được chứng minh và tăng trưởng nhanh sớm trở lại với nhịp độ cao như trước đây.
Từ đầu năm 2009, Trung Quốc đã có kinh nghiệm về những bước nhảy quan trọng liên quan tới quyền sở hữu xe hơi và xây dựng nhà - cùng với những lo ngại về việc tạo ra bong bóng nhà ở - trong các dấu hiệu về sự thịnh vượng quay trở lại. Điều này lần lượt tạo ra một nhu cầu gia tăng trong việc sử dụng dầu, thép, đồng, và các vật liệu thô khác.
Chẳng hạn như dầu hỏa, tại Hoa Kỳ, thực tế việc tiêu thụ dầu đã giảm 9% trong hai năm qua, từ 20,7 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2007 còn 18,8 triệu thùng mỗi ngày năm 2009. Ngược lại, lượng dầu tiêu thụ ở Trung Quốc đã tăng trong cùng kỳ, từ 7,6 triệu thùng mỗi ngày lên tới 8,5 triệu thùng.
Theo các dự báo mới nhất từ Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, điều này là bình thường. Nhu cầu sử dụng dầu của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong suốt thời gian còn lại của năm nay và năm 2011, ngay cả khi lượng dầu tiêu thụ của người Mỹ không thay đổi.
Cũng như Hoa Kỳ, Trung Quốc mua một số dầu nhất định từ các giếng dầu trong nước, nhưng phải mua phần gia tăng từ các nhà cung cấp nước ngoài. Trong năm 2007, nước này sản xuất 3,9 triệu thùng mỗi ngày và nhập khẩu 3,7 triệu thùng, nhưng tỷ lệ đó đang thay đổi rất nhanh.
Đến năm 2020, được dự kiến chỉ sản xuất 3,3 triệu thùng, trong khi nhập khẩu 9,1 triệu thùng. Tình hình này cho thấy có "lỗ hổng chiến lược", và do đó làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.
Để giải quyết, cũng như các viên chức Mỹ trong hàng thập kỷ qua, họ đã đi tới việc giành quyền kiểm soát các nguồn năng lượng nước ngoài - và nhiều vật liệu tương tự quan trọng khác, bao gồm cả khí tự nhiên, sắt, đồng, và uranium.
Trung Quốc lạm dụng năng lượng
Các công ty năng lượng Trung Quốc bắt đầu mua lại các công ty nước ngoài và liên doanh khoan dầu (hoặc ít nhất mua cổ phần trong các các công ty này) ngay đầu thế kỷ 21. Ba tổng công ty dầu thuộc sở hữu nhà nước - Tổng Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Công ty cổ phần Dầu mỏ hóa chất Trung Quốc (Sinopec) - đã dẫn đầu.
Những công ty này hoặc các công ty con có một phần vốn tư nhân như PetroChina thuộc CNPC và Công ty TNHH Quốc tế CNOOC thuộc Tập đoàn CNOOC - đã bắt đầu chiếm hết tài sản năng lượng nước ngoài tại Angola, Iran, Kazakhstan, Nigeria, Sudan và Venezuela.
Nhìn chung, những việc mua bán này vẫn còn ít so với các công ty khổng lồ phương Tây như ExxonMobil, Chevron, Royal Dutch Shell và BP. Tuy nhiên, nó đại diện cho một cái gì đó mới: sự hiện diện của một Trung Quốc phát triển trong vũ trụ đã từng bị các "công ty lớn " phương Tây thống trị.
Sau đó, cuộc suy thoái mạnh đã xảy ra. Kể từ năm 2008, các công ty phương Tây hầu như đã miễn cưỡng đầu tư lớn vào các liên doanh dầu mỏ nước ngoài, do sợ suy thoái kéo dài sẽ giảm doanh số bán hàng toàn cầu. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đã gia tăng các nỗ lực mua bán của họ.
Các quan chức chính phủ cao cấp đã thúc giục họ, những quan chức này đã thấy tầm quan trọng trong việc mua lại các nguồn tài nguyên có giá trị quyết định cho tương lai bị đói năng lượng với giá hạ.
Ông Zhang Guobao, người đứng đầu Tổng cục Năng lượng đã khẳng định hồi đầu năm 2009: "Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế ... có cùng một cơ hội và thử thách như nhau. Sự [phát triển kinh tế] chậm lại ... đã giảm giá các nguồn tài nguyên năng lượng quốc tế và giúp chúng tôi tìm kiếm các nguồn tài nguyên ở nước ngoài".
Như một vấn đề về chính sách, chính phủ Trung Quốc đã làm việc cực nhọc để tạo điều kiện kiểm soát các nguồn năng lượng nước ngoài. Ngoài những thứ khác, họ đã cho các công ty tài nguyên lớn của Trung Quốc vay dài hạn với lãi suất thấp, để tìm kiếm việc làm ăn ở nước ngoài, cũng như chính phủ nước ngoài sẵn sàng cho phép các công ty Trung Quốc tham gia vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của họ.
Chẳng hạn như năm 2009, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) đã đồng ý cho CNPC vay $30 tỉ đô la trong thời hạn 5 năm để hỗ trợ nỗ lực của công ty mua các tài sản ở nước ngoài. Tương tự, CDB đã cho công ty Petrobras, công ty dầu do chính phủ Brazil kiểm soát, vay 10 tỷ USD để phát triển mỏ dầu sâu ngoài khơi, đổi lại là một lời hứa cung cấp cho Trung Quốc 160.000 thùng dầu thô Brazil mỗi ngày.
Bị kích thích theo cách này với dòng tiền mặt bất tận quay trở lại, CNPC và các công ty khổng lồ khác của Trung Quốc đã đi vào một cuộc nghiện [mua sắm] toàn cầu, mua lại tài nguyên của mỗi loại [hàng hóa] tưởng tượng với số lượng đáng kinh ngạc ở Trung Á, châu Phi, Trung Đông, và châu Mỹ Latinh . Một phần danh sách của các hợp đồng quan trọng hơn gần đây bao gồm:
- Tháng 4 năm 2009, CNPC đã liên doanh với Kazmunaigas, công ty dầu thuộc sở hữu nhà nước của đất nước giàu năng lượng ở Trung Á Kazakhstan, để mua công ty năng lượng Kazakh, Công ty Liên doanh Mangistaumunaigas (MMG), với giá $3,3 tỉ đô la. Đây chỉ là các hợp đồng mới nhất trong một loạt các thỏa thuận cho Trung Quốc quyền kiểm soát hơn ¼ sản lượng dầu đang tăng của Kazakhstan. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cho vay $5 tỉ đô la để đầu tư vào dầu trong hợp đồng mới nhất này.
- Tháng 10 năm 2009, một liên doanh giữa CNPC và BP đã giành một hợp đồng khai thác giếng dầu Rumaila ở Iraq, có thể đây là một trong những giếng dầu lớn nhất thế giới ở đất nước có trữ lượng dầu lớn thứ ba trên thế giới.
Theo hợp đồng này, liên doanh sẽ đầu tư $15 tỉ đô la để tăng sản lượng hàng ngày của Rumaila từ 1,1 triệu-2,8 triệu thùng, tăng gấp đôi sản lượng ròng của Iraq. CNPC nắm 37% cổ phần; BP 38% cổ phần và chính phủ Iraq nắm 25% cổ phần còn lại.
Nếu liên doanh thành công, Trung Quốc có quyền sử dụng một trong những nguồn dầu khí có nhiều hứa hẹn trong tương lai nhất thế giới và là nền tảng để tham gia vào ngành công nghiệp dầu kém phát triển của Iraq.
- Tháng 11 năm 2009, Sinopec đã liên doanh với công ty Petroecuador, công ty thuộc sở hữu nhà nước Ecuador, một liên doanh 40:60 (Petroecuador nắm giữ phần nhiều hơn) để khai thác hai mỏ dầu ở phía đông tỉnh Pastaza của Ecuador. Sinopec trở thành nhà sản xuất chính ở Ecuador, đã liên doanh với CNPC để mua tài sản năng lượng của Ecuador thuộc tập đoàn EnCana của Canada hồi năm 2005 với giá $1,4 tỉ.
- Tháng 12 năm 2009, CNPC đã mua một phần của Boyaca 3 lô đất có dầu ở vành đai Orinoco, một khoản tiền lớn bỏ vào các mỏ dầu lớn ở miền đông Venezuela. Trong tháng đó, CNOOC đã lập một liên doanh với công ty nhà nước Petroleos de Venezuela SA để khai thác lô Junin 8 trong cùng một vùng.
Những hành động này được xem là một phần trong nỗ lực chiến lược của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez để gia tăng việc xuất khẩu dầu của đất nước ông tới Trung Quốc và giảm sự lệ thuộc việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
- Cũng trong tháng 12 năm ngoái, CNPC đã ký một thỏa thuận với chính phủ Myanmar xây dựng và vận hành một đường ống dẫn dầu chạy từ đảo Maday ở phía tây nước này tới Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc.
Đường ống dẫn dầu dài 2.800 km sẽ cho phép tàu chở dầu Trung Quốc từ châu Phi và Trung Đông dỡ bỏ hàng hóa của họ ở Myanmar trên Ấn Độ Dương. Do đó tránh các chuyến đi dài tới bờ biển phía đông Trung Quốc ngang qua eo biển Malacca và Biển Biển Đông, khu vực do Hải quân Mỹ chi phối đáng kể.
- Tháng 3 năm 2010, Công ty Quốc tế CNOOC đã công bố kế hoạch mua 50% Tổng Công ty Bridas, một công ty năng lượng tư nhân của Argentina với các hoạt động dầu hỏa và khí đốt tại Argentina, Bolivia và Chile. CNOOC sẽ trả $ 3,1 tỉ đô la cho phần của mình ở Bridas, công ty do gia đình ông trùm Carlos Bulgheroni của Argentina sở hữu.
- Tháng 3, PetroChina liên doanh với công ty dầu khí Shell để mua Công ty Năng lượng Arrow, một công ty của Úc cung cấp chính về khí đốt tự nhiên có nguồn gốc từ vĩa than có khí metan. Hai công ty đang trả khoảng $1,6 tỉ cho mỗi bên và sẽ liên doanh 50:50 để điều hành Công ty Cổ phần Arrow.
Đó chỉ là lĩnh vực năng lượng. Các công ty kim loại và khai thác mỏ Trung Quốc đã làm sạch thế giới với những dự trữ đầy hứa hẹn như: sắt, đồng, boxit, và các loại khoáng sản công nghiệp chính khác.
Chẳng hạn như trong tháng 3, Aluminum Corp của Trung Quốc, hay Chinalco đã mua lại 44,65% cổ phần trong dự án quặng sắt Simandou ở nước Guinea, châu Phi. Chinalco sẽ trả cho công ty khai thác mỏ khổng lồ Anh - Úc, Rio Tinto Ltd., số tiền $1,35 tỉ đô la cho cổ phần này.
Nên nhớ rằng Chinalco đã sở hữu 9,3% cổ phần trong Rio Tinto và đã bị ngăn không cho mua lại cổ phần lớn hơn trong công ty này, cám ơn nỗi sợ hãi của Úc rằng Trung Quốc đang hấp thụ quá nhiều công nghiệp khoáng sản và năng lượng của đất nước.
Làm lệch sự cân bằng tài nguyên thế giới
Các công ty Trung Quốc như CNPC, Sinopec và Chinalco không phải một mình trong việc tìm kiếm sự kiểm soát nguồn tài nguyên có giá trị ở nước ngoài. Các công ty lớn của phương Tây cũng như các công ty thuộc sở hữu nhà nước ở Ấn Độ, Nga, Brazil, và các nước khác cũng đã được mua các tài sản như thế.
Tuy nhiên, rất ít công ty chỉ theo đuổi một mục đích duy nhất như các công ty Trung Quốc, lợi dụng giá cả tương đối thấp theo sau sự suy thoái toàn cầu, và ít có công ty có sẵn nhiều tiền như các công ty như thế, nhờ vào thiện chí của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và các cơ quan chính phủ khác cung cấp sự ủng hộ tài chính hào phóng.
Khi Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác cuối cùng phục hồi từ cuộc suy thoái lớn, họ sẽ khám phá ra rằng bàn cờ tài nguyên toàn cầu đã bị nghiêng mạnh về phía Trung Quốc.
Các nhà sản xuất năng lượng và khoáng sản đã từng xuất trực tiếp sản lượng của mình - và thường là do lòng trung thành chính trị của họ - sang Hoa Kỳ, Nhật Bản và Tây Âu hiện nay xem Trung Quốc như khách hàng chính và là người giúp đỡ.
Một điều có thể nhận ra sự thay đổi này, Ả Rập Saudi công bố gần đây rằng họ đã bán nhiều dầu cho Trung Quốc trong năm ngoái hơn là Hoa Kỳ, trước đây là khách hàng lớn nhất và được chiều chuộng nhất của họ.
Ông Khalid al A-Falih, Chủ tịch và là Giám đốc Điều hành của Saudi Aramco, công ty dầu khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước đã nói: "Chúng tôi tin rằng đây là sự chuyển đổi lâu dài. Thay đổi dân số và xu hướng kinh tế đang càng làm rõ ràng hơn - văn bản nằm ở trên tường. Trung Quốc là thị trường tăng trưởng về dầu khí".
Và bây giờ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tránh bất kỳ sự ám chỉ nào liên quan tới việc mua lại tài nguyên ở nước ngoài trong thời gian gần đây, kéo theo các cam kết chính trị hay quân sự, có thể gây ra sự xích mích với Hoa Kỳ hoặc các cường quốc phương Tây khác.
Họ nhấn mạnh rằng đây chỉ là những giao dịch thương mại. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi thực tế là các mối quan hệ của Trung Quốc về tài nguyên càng gia tăng với các quốc gia như Angola, Australia, Brazil, Iran, Kazakhstan, Saudi Arabia, Sudan và Venezuela có ý nghĩa địa chính trị mà dường như Washington, London, Paris và Tokyo sẽ không bỏ qua.
Có lẽ đi xa hơn bất kỳ sự phát triển gần đây là việc mua sắm toàn cầu của Trung Quốc cho thấy sự cân bằng quyền lực trên thế giới đang dịch chuyển từ Tây sang Đông như thế nào.
Michael Klare là giáo sư nghiên cứu về hòa bình và an ninh thế giới tại trường Cao đẳng Hampshire ở Amherst, bang Massachusetts, tác giả của phim tài liệu gần đây nhất "Quyền lực gia tăng, trái đất thu hẹp lại".
-
Ngọc Thu dịch