Hàn Quốc “toát mồ hôi” trong cuộc chiến tài nguyên

Cập nhật lúc 04:52, 22/03/2010 (GMT+7)

“Trung Quốc sẵn sàng trả gấp đôi, thậm chí gấp ba những gì Hàn Quốc chi trả để có được các nguồn tài nguyên tự nhiên”, Kim Shin-jong, Giám đốc điều hành Tập đoàn Tài nguyên Hàn Quốc, khẳng định.

>> Sợ thua TQ, Ấn Độ gấp rút mua tài sản năng lượng

a
KNOC sản xuất khí hoá lỏng

“Công xưởng thế giới” là danh xưng mà Trung Quốc theo đuổi nhiều thập niên để xây dựng ngành xuất khẩu khổng lồ. Tuy nhiên, một nhà máy hoạt động rất cần nguyên liệu thô, và ngành công nghiệp đại lục phát triển nhanh đến nỗi luôn trong tình trạng “khát” nguyên, nhiên liệu.

Ngày nay, Trung Quốc trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về tiêu dùng tài nguyên tự nhiên, chiếm 9,5% cung cấp dầu thô thế giới, 42,6% nguồn than đá và 57,7% quặng sắt.

Để đảm bảo hoạt động của các công xưởng, vài năm gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh tốc độ của cái gọi là “cuộc mua sắm quốc tế”, tập trung vào các mỏ dầu, mỏ quặng sắt khắp nơi trên thế giới. Tất cả động thái này đều nhằm mục tiêu đảm bảo nguồn cung cấp ổn định về tài nguyên tự nhiên cho công nghiệp sản xuất.

Giới phân tích tại Hàn Quốc quan ngại rằng, nước này sẽ không theo kịp Trung Quốc trong cuộc đua giành tài nguyên thế giới.

Việc theo đuổi để mua bằng được nhà sản xuất dầu Thụy Sĩ - Addax Petroleum của tập đoàn dầu khí lớn thứ hai Trung Quốc - Sinopec - đã minh chứng cho thế mạnh của đại lục trong cuộc chiến tài nguyên. Sinopec đã trả giá cao hơn so với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc (KNOC) với giá 7,24 tỉ USD tháng 6/2009 mặc dù KNOC trả giá đầu tiên. Đây là thất bại lớn với Hàn Quốc.

Addax sản xuất trung bình mỗi ngày 137.000 thùng dầu thô, tương đương 1,5% tiêu dùng dầu hàng ngày của Trung Quốc.

Không đối thủ

Với nguồn dự trữ ngoại hối hơn 2,39 nghìn tỉ USD, Trung Quốc cùng với các ngân hàng nhà nước và hàng loạt tập đoàn quốc doanh kiểu như Sinopec đã gần như chiếm độc quyền trong các hợp đồng mua bán - sáp nhập (M&A) với các công ty tài nguyên tự nhiên thế giới.

Trung Quốc chiếm khoảng 4% - 19 triệu USD - các hoạt động M&A xuyên biên giới trong quý I năm 2009, theo Học viện Nghiên cứu Hyundai. Trong đó, 98,8% giá trị thương vụ M&A liên quan tới năng lượng và tài nguyên tự nhiên. Con số này chỉ là 6,7 tỉ USD đầu tư của cả công ty tư nhân lẫn quốc doanh tại Hàn Quốc năm 2009.

Các tập đoàn năng lượng nhà nước của Hàn Quốc, như KNOC, giờ đây đang vật lộn để đảm bảo duy trì những nguồn cung cấp độc lập, nhưng họ lại thiếu sự hỗ trợ tài chính mà đối thủ ở Trung Quốc có được. Nhiều quan chức Chính phủ Hàn Quốc khi tới thăm những quốc gia giàu dầu mỏ ở châu Phi cho biết giờ đây đã hiểu thế nào là công cuộc tìm kiếm tài nguyên của đại lục.

“Tôi lúng túng khi nghe phía quan chức Angola nói rằng, sẽ không có trò chuyện về vấn đề này trừ phi chúng tôi có khoản đầu tư hàng tỉ USD”, Lee Jae-hoon, một cựu Thứ trưởng Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc nói trong một buổi hội thảo mà tâm điểm là hành trình khám phá, tìm kiếm quyền khai thác mỏ dầu châu Phi. “Trung Quốc dễ dàng rút hầu bao hàng tỉ USD, trong khi chúng ta lại chỉ có mức hàng trăm triệu USD là tối đa. Chúng ta khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc”.

Synn EuGene, Phó Chủ tịch dự án mới tại KNOC, nói: “Trung Quốc không chỉ có dự trữ dầu của riêng mình, mà còn bắt đầu khai thác dầu khắp thế giới từ những năm 1990, vì họ không thể đáp ứng nhu cầu nội địa do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng”.

KNOC là công ty dầu khí duy nhất tại Hàn Quốc kể từ các tập đoàn tư nhân như SK Energy và GS Caltex thiên về lọc dầu hơn là khai thác. “Có quá nhiều rủi ro với các công ty tư nhân nếu chỉ tập trung vào khai thác dầu khí, nên việc khai thác trở thành mục tiêu thứ hiếu trong những công ty này”, Synn nói.

KNOC có thể là một hay là công ty dầu khí duy nhất ở Hàn Quốc, nhưng lọt vào thứ hạng ngoài 90 trong số các công ty dầu khí toàn cầu. Năm 2008, Petroleum Intelligence Weekly đã công bố danh sách các công ty dầu khí hàng đầu, KNOC xếp thứ 95, trong khi Inpex Corp. của Nhật đứng vị trí 49 và Nippon Oil Corp. đứng thứ 83. Tuy nhiên, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đứng thứ 5, Sinopec xếp hạng 25 và Cnooc đứng thứ 48.

Và, sự khác biệt về quy mô vốn đã tạo nên mọi khác biệt trong cuộc chơi tìm nguồn tài nguyên toàn cầu.

Đầu tư xuyên biên giới của Hàn Quốc ở các mỏ dầu nhỏ hơn so với Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2008, Hàn Quốc chi 4 tỉ USD cho phát triển và mua các mỏ dầu quốc tế, trong khi đó Nhật Bản đầu tư 6,4 tỉ USD trong năm 2007. Số tiền đầu tư của Trung Quốc cao gấp bảy lần Hàn Quốc, ở mức 27,7 tỉ USD năm 2007, theo thống kê của Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc và Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

S
Công nhân Tập đoàn Tài nguyên Hàn Quốc tại mỏ khai thác than đá cháy chậm ở Springvale, Australia
Quan điểm của Trung Quốc trong cuộc chiến tài nguyên đã tạo khó khăn cho mọi quốc gia khác nhằm giành quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu thô. Với những quốc gia như Hàn Quốc - vốn nhập khẩu phần lớn nguyên liệu thô - kiểu cạnh tranh như vậy có thể là nguy cơ lớn với sức khoẻ nền kinh tế.

Không nhiều người biết thực tế rằng, Hàn Quốc còn là một quốc gia sản xuất dầu.

Hàn Quốc chỉ nắm giữ 5,7% tài nguyên năng lượng từ nguồn dự trữ nước này đã phát triển trong nước cũng như quốc tế, so với 19% của Nhật, 26% của Trung Quốc, 62% với Tây Ban Nha và 97% với Pháp.

Cuộc phục hồi kinh tế toàn cầu có thể dẫn tới xu thế tăng mạnh về nhu cầu dầu thô, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển nhanh chóng như Trung Quốc. 2009 là năm đầu tiên chứng kiến sự giảm sút đầu tư vào việc phát triển mỏ dầu do khủng hoảng kinh tế, với chi tiêu vào khai thác và phát triển giảm 10-20% (theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế).

Nếu nhu cầu dầu thô tăng bất chấp sự gia tăng về cung cấp dầu, thì khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng như đầu năm 2008 là dễ hình dung’, Lee Kwang-woo thuộc Học viện Nghiên cứu Kinh tế LG nhấn mạnh. “Một số hãng nghiên cứu đã dự đoán vấn đề trong cung cấp dầu xảy ra vào đầu 2011”.

Tháng 6/2008, giá dầu thô WTI đã ở mức cao nhất mọi thời đại khi đạt 145 USD/thùng, cho dù đã từng giảm xuống còn 30 USD/thùng vào tháng 12 do khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, giá dầu thô hiện tại đang tăng dần. Năm ngoái, giá dầu thô Dubai tăng gần 70% và hiện tại đứng ở mức khoảng 75USD/thùng.

Phát triển tài nguyên thiên nhiên cần đầu tư dài hạn và đòi hỏi số vốn lớn”, Lim Sang-soo, một nhà nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Hyundai cho biết. “Tất cả chúng ta đều hiểu, chính phủ cần gia tăng quy mô các công ty năng lượng để tạo sức cạnh tranh với đối thủ từ Trung Quốc nhưng đây quả thực là điều khó khăn vì có thể không đủ nguồn tài chính để thực hiện”.

Cuộc săn tìm kim loại hiếm

Dầu không phải là vấn đề duy nhất của Hàn Quốc.

Các kim loại hiếm cũng đang trở nên rất khó tìm. Chính phủ Hàn Quốc trong tháng 1 đã chọn lựa crôm, mangan, lithi, vonfam, molupđen và nguyên tố đất hiếm là “những kim loại hiếm chiến lược”. Quyết định xuất hiện trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành công nghiệp trọng yếu này ngày một gay gắt.

Kim loại hiếm thường được ví như vitamin, vì vai trò của nó trong việc gia tăng chất lượng các sản phẩm của một nhà máy. Một số trong đó còn được liệt vào danh mục “kim loại xanh” vì được sử dụng để sản xuất bộ pin có thể nạp lại dùng cho ô tô điện. Kim loại hiếm cũng là nguyên tố sống còn với các sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin như điện thoại di động. Nhu cầu trong nước về kim loại hiếm ở Hàn Quốc được dự báo rất lớn. Kim loại hiếm được sử dụng để sản xuất 4,5% sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc năm 1970, và năm 2008, con số này tăng lên 65%.

Đảm bảo tài nguyên tự nhiên quyết định vận mệnh của một quốc gia”, Kim Shin-jong, giám đốc điều hành Tập đoàn Tài nguyên Hàn Quốc nói trong một diễn đàn. “Trung Quốc sẵn sàng trả gấp đôi, thậm chí gấp ba những gì Hàn Quốc trả giá để có được tài nguyên tự nhiên”.

Trên thực tế, dự trữ các nguyên tố đất hiếm sử dụng trong sản phẩm điện tử như chất bán dẫn đã được chú tâm ngay ở Trung Quốc. Đại lục đã hạn chế xuất khẩu chúng kể từ tháng 9/2009, dẫn tới lo lắng về nguồn cung trên toàn cầu.

Indi là một trong những nguyên tố đất hiếm sử dụng cho điện cực, một trong nhiều thành phần dùng trong LCD hiển thị bảng.

Chúng tôi đã nhận thức vấn đề và bắt đầu theo dõi sát tình hình”, một phát ngôn viên của LG Display nói. Tuy nhiên, thực tế vẫn diễn ra cảnh nguồn cung khan hiếm còn nhu cầu thì tăng vọt.

Indi, gali, molypđen và selen được dùng để làm bộ pin nạp lại cũng như điốt phát quang. Magiê, silic, coban và bitmut and bismuth sử dụng cho hợp kim magiê dùng trong máy tính notebook và động cơ tự động. Titan, vonfam, bitmut và mangan rất cần thiết cho sản xuất thiết bị y tế hiện đại.

Nhật Bản đã bắt đầu dự trữ các nguyên tố đất hiếm từ 1983, nhưng Hàn Quốc mới bắt đầu những bước đi đầu tiên trong việc đảm bảo nguồn cung độc lập là vào năm 2007.

Các công ty thương mại Nhật Bản như Mitsubishi Corp. và Sumitomo Corp., những tập đoàn nhà nước của Trung Quốc như China Nonferrous Metal Mining Ltd đã khai thác và phát triển các mỏ kim loại hiếm hoặc mua cổ phần tại những công ty liên quan, song Hàn Quốc chưa làm vậy”, Kim Hwa-nyeon, một nhà nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung nói. “Chính phủ cần cung cấp hỗ trợ tài chính như cách để khuyến khích phát triển tài nguyên tự nhiên tại nước ngoài”.

Theo ông Kim, Hàn Quốc cũng nên ký kết thoả thuận tự do thương mại với các nước có trữ lượng lớn về kim loại hiếm như Brazil, Australia và Canada.

  • Thái An (Theo Joongangdaily)

Ý kiến của bạn

Các tin khác