,
221
10707
Doanh nghiệp đáp
phanhoi
/bvkh/phanhoi/
1230700
Ban hành luật để khắc phục thế yếu của người tiêu dùng
1
Article
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
,

Ban hành luật để khắc phục thế yếu của người tiêu dùng

Cập nhật lúc 17:32, Thứ Sáu, 21/08/2009 (GMT+7)
,

 - NTD ở vị trí yếu thế, không được cung cấp thông tin, khi mua sản phẩm kém chất lượng và Luật Bảo vệ NTD sẽ khắc phục yếu thế này.

hội nghị

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo luật bảo vệ NTD - Ảnh: B.D

Định hướng của dự thảo luật bảo vệ NTD là coi NTD là một bên yếu thế trong quan hệ với thương nhân về tài chính, trình độ chuyên môn, thông tin, khả năng liên kết; Sử dụng quyền lực thị trường nhằm nâng cao lợi ích NTD như khuyến khích hỗ trợ các DN làm ăn đứng đắn và có ý thức bảo vệ NTD, cho phép công khai danh sách các DN vi phạm quyền lợi NTD, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bảo vệ NTD; Cân bằng lợi ích xã hội giữa DN và NTD; Sử dụng cả hệ thống pháp luật để bảo vệ NTD.

Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Luật Bảo vệ NTD do lãnh đạo Bộ Công Thương, lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh chủ trì. Hội nghị lần này được tổ chức tại Hà Nội ngày 18/8/2009 nhằm lấy ý kiến của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có liên quan về dự thảo luật bảo vệ NTD. 

Dự thảo luật bảo vệ NTD có 9 chương, 71 điều với những quy định về bảo vệ NTD trước khi giao dịch với thương nhân, bảo vệ NTD trong giao dịch với thương nhân, bảo vệ NTD trong quá trình sử dụng hàng hoá dịch vụ, giải quyết tranh chấp giữa NTD và thương nhân, quản lý nhà nước về bảo vệ NTD, tổ chức bảo vệ NTD, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ NTD.

Tại hội nghị, ông Đặng Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành Luật Bảo vệ NTD. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác bảo vệ NTD, đây là vấn đề bức thiết được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân. Sự gia tăng về số lượng cũng như mức độ vi phạm quyền lợi NTD. Trong khi hệ thống quản lý nhà nước có nhiều văn bản liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD nhưng chưa mang tính hệ thống, tính thực thi chưa cao, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, cơ chế xử lý còn nhiều vấn đề bất cập nên chưa thể huy động được sức mạnh của toàn xã hội trong vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD.

Tham gia ý kiến tại hội nghị, theo TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Trung tâm Pháp luật cạnh tranh và bảo vệ NTD - Trường ĐH Luật Hà Nội, Dự thảo Luật quy định chưa rõ, chưa cụ thể ở một số vấn đề. Ví dụ: Dự thảo luật quy định rất nhiều về trách nhiệm của thương nhân nhưng lại không quy định rõ, cụ thể nếu thương nhân vi phạm không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của mình thì sẽ phải chịu chế tài xử lý cụ thể như thế nào. TS. Vân Anh đồng thời đề xuất thêm một số quy định vào dự thảo luật. 

Mô tả ảnh.
Tham gia ý kiến tại hội nghị - Ảnh: B.D

Ths Trần Thị Quang Hồng, Viện Khoa học Pháp lý cho rằng luật bảo vệ NTD cần đóng vai trò trung tâm trong hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ NTD, đòi hỏi luật BV NTD phải xác lập những quy định mang tính nền tảng làm cơ sở cho các yêu cầu bảo vệ NTD, không nên có các quy định chỉ mang tính viện dẫn, cần có quy định về cách thức áp dụng pháp luật trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật này và các quy định của các văn bản pháp luật khác về bảo vệ NTD.

Các ý kiến đóng góp sôi nổi tại hội nghị tập trung vào từng vấn đề, điều khoản cụ thể với nhiều đề xuất, chỉnh sửa, bổ sung mà họ cho rằng dự thảo luật chưa đề cập đến hoặc đề cập chưa đầy đủ, xác đáng.

Thứ trưởng Bộ Công thương: Luật khắc phục yếu thế của NTD

Bên lề hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh trả lời phỏng vấn báo chí về Luật Bảo vệ NTD.

- Theo Thứ trưởng, điểm đáng chú ý của Dự thảo Luật Bảo vệ NTD là gì?

NTD ở vị trí yếu thế, không được cung cấp thông tin. Sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khi mà 86 triệu dân mua bán hàng ngày nhưng thiếu thông tin khi mua sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường môi sinh. Luật Bảo vệ NTD là văn bản pháp lý tạo môi trường pháp lý cho NTD khiếu kiện khi quyền lợi bị vi phạm, bảo vệ NTD khi quyền lợi bị vi phạm.

- Người tiêu dùng Việt Nam quen mua hàng ở những cơ sở nhỏ lẻ, không có phiếu bán hàng, hoá đơn. Vậy cơ sở nào để khiếu kiện khi xảy ra sai phạm trong trường hợp này?

Mô tả ảnh.
Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh tại hội nghị - Ảnh: B.D

Hiện nay ở nước ta có khoảng 2 triệu thương nhân buôn bán lẻ, họ tham gia buôn bán thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ NTD tạo mạng lưới sâu rộng. Tuy nhiên, hoạt động của họ tự do, cung cấp hàng hoá theo bản năng.

Trong dự thảo luật, dự kiến phạm vi áp dụng cho thương nhân là đơn vị, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm pháp luật trước nhà nước. Người buôn bán lẻ không đăng ký kinh doanh không nằm trong phạm vi quản lý của luật này.

- Thưa Thứ trưởng, có rất nhiều ý kiến đóng góp khác nhau về Dự thảo Luật Bảo vệ NTD, Ban soạn thảo lĩnh hội các ý kiến này như thế nào?

Chúng tôi được chủ trì biên soạn Dự thảo Luật Bảo vệ NTD. Chúng tôi đã lấy ý kiến của các Hội Bảo vệ NTD TƯ, các chi hội địa phương tại TP Đà Nẵng, lấy ý kiến của các doanh nghiệp phía Bắc, ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước TƯ và địa phương liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD. Đầu tháng 9/2009, sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp các tỉnh phía Nam tại TP. HCM.

Trên cơ sở ý kiến của các DN, các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD, các cơ quan nhà nước, chúng tôi sẽ ngồi lại với nhau, tổng hợp, tiếp thu đóng góp bổ ích của các quý vị đại biểu, cân nhắc, làm sao dự thảo luật trình Chính phủ đáp ứng mọi tầng lớp dân cư.

- Theo Thứ trưởng, Luật Bảo vệ NTD sẽ phát huy hiệu quả của mình như thế nào trong xã hội? 

Sau khi Luật Bảo vệ NTD được Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ nhất năm 2010 và thông qua vào cuối năm 2010 sẽ có hiệu lực thi hành. Để luật đi vào cuộc sống, vai trò của Chính phủ thể hiện trong việc hướng dẫn xây dựng nghị định, cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD ban hành các văn bản hướng dẫn tiếp theo.

Việc cộng đồng NTD tích cực tham gia bảo vệ quyền lợi của mình, các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi NTD vì NTD hoạt động tích cực hơn nữa nằm ngoài  văn bản quy phạm pháp luật. Bởi vậy phải có sự hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước, Hội Bảo vệ NTD và NTD.

Trích dự thảo luật bảo vệ NTD

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về bảo vệ người tiêu dùng, bao gồm nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng, trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân và các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng khác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với những đối tượng sau đây:

1. Người tiêu dùng;

2. Thương nhân;

3. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng;

 4. Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng;

5. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

6. Căn cứ vào những nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng quy định tại luật này và điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể việc bảo vệ người tiêu dùng trong mối quan hệ với các cá nhân hoạt động thương mại độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

  • Bình Dương

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,