,
221
10706
Qua đường dây nóng
daynong
/bvkh/daynong/
1250638
Quảng cáo sai sự thật, ai chịu trách nhiệm?
1
Article
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
,

Quảng cáo sai sự thật, ai chịu trách nhiệm?

Cập nhật lúc 06:42, Thứ Hai, 07/12/2009 (GMT+7)
,
- Sau khi câu chuyện lừa bịp về chiếc vòng titan có công năng diệu kỳ đã bị lật tẩy, nhiều người tiêu dùng quan tâm đến một điều đó là các phương tiện truyền thông đã đăng tải những quảng cáo sai sự thật sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Nhất nhất tin... báo

Thời gian qua có không ít  khách hàng  mua vòng titan Phật Quan âm khi biết mình bị lừa đã phản ánh đến VietNamNet. Tất cả  đều cho biết họ mua vòng là do xem quảng cáo trên tivi và khi thấy tivi quảng cáo giới thiệu thì tin cậy.

Anh Nguyễn Ngọc Đông ở số 12 đường Ngô Quyền, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá cho biết cuối tháng 10 vừa qua sau khi xem quảng cáo trên truyền hình về vòng titan Phật Quan Âm có tác dụng chữa bệnh giúp tránh được các bức xạ gây hại nhất là với những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại di động và điều hoà huyết áp. Nhận thấy mình là người thường xuyên làm việc với máy tính, sử dụng điện thoại di động nhiều và huyết áp hơi cao, nên anh đã mua 1 vòng titan với giá 999.000 đồng của Công ty TNHH Special TV Shoping (địa chỉ Khu tập thể Văn Quán Hà Đông Hà Nội). 

Sau đó anh Đông còn giới thiệu về tác dụng của nó với người thân và đã có 2 người nhờ anh mua hộ 2 bộ sản phẩm này cũng với giá trên. Đeo được 1 tuần anh phát hiện ra vòng này không có công dụng như quảng cáo giới thiệu. Cụ thể huyết áp của anh vẫn vậy không hề được điều hoà, rồi qua các phương tiện thông tin, anh biết mình bị mắc lừa, mua phải đồ rởm. 

Lý do thuyết phục anh Đông mua vòng là do quảng cáo từ truyền hình địa phương. Anh nghĩ  đơn giản, truyền hình đã giới thiệu thì  có thể tin tưởng.


Một độc giả cho biết: "
Tôi chưa bao giờ có thể tưởng tượng ra rằng trên truyền hình lại có những quảng cáo sai sự thật 100%. Thực sự tôi không tiếc tiền để lo cho sức khoẻ của người thân trong gia đình nhưng tôi tức giận khi thấy niềm tin của mình đã bị lợi dụng quá dễ dàng".

Cho đến nay phần lớn khách hàng đã mua phải vòng titan rởm không thể lấy lại được tiền, chỉ có 1 DN kinh doanh sản phẩm này đồng ý trả tiền cho khách hàng mua vòng. Cuối cùng mọi thiệt hại người tiêu dùng phải gánh chịu. 

Không chỉ có chuyện vòng titan rởm mà thời gian qua một số phương tiện truyền thông đã quảng cáo giới thiệu liên tục về các nhà thuốc Đông y Trung Quốc, nhiều khách hàng sau khi tốn cả chục triệu đồng tiền thuốc và chữa bệnh tại đây, cuối cùng "tiền mất tật mang".

60% người tiêu dùng Việt tin quảng cáo trên báo

Có thể nói người tiêu dùng Việt Nam rất tin tưởng vào các thông tin tiếp nhận được từ phương tiện truyền thông kể cả quảng cáo. Theo kết quả nghiên cứu về độ tin cậy vào quảng cáo của  Công ty Nielsen năm 2007, tại Việt Nam 60% số người được phỏng vấn cho biết họ rất tin vào các hình thức quảng cáo. Việt Nam đứng thứ 8 trong top 10 quốc gia tin vào quảng cáo nhất.

Sự  kỳ diệu của chiếc vòng titan chỉ là trò lừa bịp.
Sự  kỳ diệu của chiếc vòng titan chỉ là trò lừa bịp.
Nghiên cứu của Nielsen cho thấy ở thị trường Việt Nam, các kênh quảng cáo truyền thống như quảng cáo truyền miệng, tivi và báo lần lượt chiếm vị trí số 1, 2 và 3, tương ứng với 79%, 73% và 72%. Trong khi các kênh quảng cáo hiện đại như: ý kiến khách hàng trên mạng chiếm 58%, email quảng cáo 38%, công cụ tìm kiếm trên mạng 52% chiếm niềm tin của người tiêu dùng.

Vì sao người tiêu dùng Việt Nam lại tin vào quảng cáo như vậy, đã có 1 số giải thích rằng Việt Nam mới tham gia nền kinh tế thị trường có nhiều hàng hoá được đưa từ nước ngoài vào và có nhiều hàng hoá mới sản xuất trong nước, người tiêu dùng chưa biết đến, hoặc chưa có đủ thời gian, điều kiện để hiểu biết về sản phẩm một cách sâu sắc.Người tiêu dùng không biết dựa vào cơ sở nào để chọn được sản phẩm tốt nhất giữa cả rừng sản phẩm mà họ chưa từng biết, kết quả là quảng cáo - phương tiện duy nhất cung cấp thông tin về sản phẩm - đã chiếm được lòng tin của đa số người tiêu dùng.

Báo chí phải chịu 1 phần trách nhiệm

Một trong những trách nhiệm quan trọng không thể phủ nhận là vai trò của các phương tiện truyền thông  đối với kiểu kinh doanh hàng hóa kém chất lượng. Quay lại câu chuyện vòng titan có khả năng chữa bệnh, theo quy định về quảng cáo đối với sản phẩm chữa bệnh phải được Bộ Y tế cấp phép, nhưng theo thông tin từ một lãnh đạo Vụ Trang thiết bị y tế (Bộ Y tế), trước đây, Công ty TNHH Special TV Shoping  từng mang mặt hàng vòng titan đến xin cấp phép quảng cáo. Tuy nhiên, vì thấy sản phẩm không đủ có tác dụng chữa bệnh nên Bộ này đã không cấp phép.

Khi đến ký hợp đồng quảng cáo với các Đài, báo...Công ty này chỉ đưa ra Báo cáo kiểm tra đo lường do một cơ quan kiểm định chất lượng của Thụy Sỹ, văn phòng đại diện tại Đài Loan cấp ngày 26/6/2007. Tờ báo cáo này đã được doanh nghiệp thuê dịch từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt và được công chứng.

Chính vì đưa quảng cáo sản phẩm lên dễ dàng trong khi tính xác thực của nó còn chưa được thẩm định dẫn đến nhiều khách hàng đã bị lừa.

Các luật sư cho rằng phương tiện truyền thông cũng phải chịu trách nhiệm khi để xuất hiện những sản phẩm quảng cáo sai sự thật trên báo, đài... của mình. Nếu 1 báo hay đài nói sai thì chưa chắc đã thành vấn đề lớn nhưng khi 1 loạt báo hay đài cùng nói và nói trong 1 thời gian dài thì chắc chắn sẽ tạo nên tác động trong dư luận, xã hội.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lưu Vũ Hải - Cục trưởng Cục Quản lý Phát thanh, Truyền Hình và Thông tin điện tử cho biết: Khi để xảy ra hiện tượng này trên các phương tiện thông tin đại chúng thì phải xem xét dựa vào 2 yếu tố, trước hết các hành vi này có đúng quy định của pháp luật hay không và trách nhiệm xã hội của các đơn vị tham gia vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Có những thứ mà luật pháp quy định rõ ràng cụ thể thì đương nhiên phải tuân thủ, có những thứ luật pháp chưa quy định rõ ràng, cụ thể thì phải có sự cân nhắc về mặt trách nhiệm xã hội. Đối với những vấn đề, những thông tin đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, nếu kết hợp đều cả 2 yếu tố này chắc sẽ hạn chế tối đa những hậu quả xấu về mặt xã hội.

Xét về góc độ trách nhiệm xã hội thì bên cạnh quy định pháp luật, người làm công tác thông tin cần tỉnh táo trong quảng cáo sản phẩm hàng hóa mà ta có nhận thức rằng nó tác động đến xã hội, đến người tiêu dùng. Chưa biết việc thực hiện các quy định về quảng cáo đúng hay sai nhưng người cung cấp dịch vụ quảng cáo phải có trách nhiệm về mặt xã hội. Những thông tin đưa lên quảng cáo, liệu nó có tác động về mặt xã hội như thế nào? Như vậy khi đưa quảng cáo lên phương tiện thông tin phải xác định trách nhiệm chứ không chỉ thuần túy làm đúng hay sai quy định của pháp luật.

Vấn đề lớn thuộc về trách nhiệm của người kiểm duyệt. Cần phải ý thức rõ trách nhiệm xã hội, đừng chạy theo doanh thu. Dù có là thông tin quảng cáo đi chăng nữa thì người xem vẫn hiểu đây là thông tin mà các phương tiện truyền thông đưa. Hiện nay các cơ quan báo chí còn chưa chặt chẽ trong kiểm tra bảo đảm tính xác thực của nội dung thông tin trên quảng cáo- ông Hải nói.

"Im lặng là... vàng"?

Thời gian qua, đã có người dân đã gửi đơn kiện Đài truyền hình địa phương về việc thông tin sai sự thật, khiến cho họ mất 999.000 đồng mua vòng titan. Người tiêu dùng đã yêu cầu những phương tiện truyền thông đăng tải các quảng cáo sai sự thật phải công khai xin lỗi và bồi thường tiền mua vòng cho họ. Một số người quá bức xúc điện đến các cơ quan chức năng phản ứng quyết liệt chuyện một số phương tiện truyền thông  "tiếp tay" cho hành vi lừa đảo khách hàng của doanh nghiệp.

Cho đến nay dù đăng thông tin sai sự thật nhưng nhiều cơ quan truyền thông vẫn im lặng, một lời xin lỗi tới người xem, người nghe cũng chưa có.

Cũng theo ông Hải các cơ quan truyền thông khi đã đăng quảng cáo sai sự thật nhưng không  xin lỗi, rõ ràng thuộc về nhận thức về trách nhiệm xã hội. Cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm về các thông tin  đưa lên phương tiện thông tin của mình. Tùy theo việc đưa thông tin đến đâu sẽ phải chịu trách nhiệm đến đó theo quy định pháp luật. Điều này các cơ quan chức năng sẽ làm việc và xác định rõ.

Hiện cơ quan chức năng vẫn đang làm rõ  xem những phương tiện truyền thông đã đăng tải những quảng cáo sai sự thật có làm đúng quy định của pháp luật không để quy trách nhiệm.

Tuy nhiên mọi thiệt hại sau những quảng cáo sai sự thật cuối cùng người tiêu dùng vẫn phải gánh chịu, rất ít người đòi lại quyền lợi của mình. Điều họ chờ đợi hiện nay là các cơ quan đã đang tải những quảng cáo sai sự thật đó sẽ chịu trách nhiệm như thế nào và cũng mong muốn các cơ quan điều tra xác định, quy trách nhiệm rõ ràng đảm bảo tránh lắp lại nhưng hiện tượng như trên, để nhưng thông tin trên các phương tiện truyền thông đáng tin cậy và trật tự trong lĩnh vực quảng cáo được thiết lập.
  • Công Minh 

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,