Đoạn trường đóng cước Internet
Cập nhật lúc 06:34, Thứ Năm, 10/09/2009 (GMT+7)
- Để đóng được cước phí Internet và "thông" mạng trở lại, một chủ hợp đồng MegaVNN phải điện thoại rã họng, tất bật đi lại, phải nhớ tên truy cập cùng mã số khách hàng.
Mạng bỗng bị "khai tử"
![]() |
Giao dịch tại bưu điện. Ảnh B.D |
Qua hai tổng đài 700 và 800126 của VNPT, anh Nam được biết mạng nhà anh bị cắt do chưa thanh toán cước tháng 7/2009; nhân viên thu cước có đến nhà nhưng không gặp ai trong gia đình.
"Tôi chưa gặp nhân viên thu cước nào, càng không được bất cứ thông báo nào. VNPT có cả email lẫn số điện thoại của tôi, tại sao họ không báo một tiếng trước khi cắt "rụp"?" - anh Nam bức xúc.
Bức xúc này của anh Nam được nhân viên tổng đài hồi đáp rằng: Đại lý bưu điện vẫn đến địa chỉ cũ của anh Nam tại Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng không gặp, thông báo là không thu được dẫn đến việc cắt tín hiệu đường truyền.
Giải thích này càng khiến anh Nam thêm bực mình. "Thủ tục chuyển đổi của tôi đã hoàn tất, chính nhân viên bưu điện đến lắp đặt đường truyền tại địa chỉ mới, vậy đến địa chỉ cũ để làm gì? Chuyện phối hợp giữa các nhà cung cấp thì tôi không biết, nhưng chỉ vì không thu được tiền mà nhà cung cấp dịch vụ cứ việc cắt, thế là xong. Một cung cách làm việc hết sức quan liêu".
Anh Nam cũng cho biết thêm, anh đã phải mất đến 3-4 cuộc điện thoại "đá qua, đá lại" giữa 2 tổng đài hỗ trợ 700 và 800126 của VNPT mới được giải thích nguyên nhân mạng "đột tử" cũng như số cước phí tháng 7/2009 anh phải nộp. "Cuối cùng tôi mới được biết: muốn tiếp tục sử dụng thì ra bưu điện nộp tiền".
Không nhớ mã số khách hàng- miễn đóng cước?
![]() |
Bưu cục trên phố Mai Hắc Đế. Ảnh H.D |
"Thái độ của họ đúng là kiểu "kệ", việc của anh chứ không phải của tôi, anh cứ khiếu nại, cứ hỏi đi, nếu may mắn gặp được người tốt, họ sẽ hướng dẫn cho", anh Nam ngán ngẩm.
Không còn đủ kiên nhẫn đứng chờ để "được" nộp tiền, anh Nam đã bỏ sang bưu cục trên đường Nguyễn Du, thủ tục đóng tiện nhanh gọn, đơn giản, chỉ cần đọc tên chủ hợp đồng và địa chỉ, anh Nam đã hoàn tất thanh toán cước tháng 7/2009.
Hành trình đóng tiền để được tiếp tục sử dụng dịch vụ Internet của anh đã kết thúc nhưng cái ngày "xin được nộp tiền", anh không bao giờ có thể quên.
Ngày 26/8/2009, VietNamNet đã chuyển góp ý của khách hàng Nguyễn Lê Nam đến VNPT Hà Nội nhưng 10 ngày trôi qua, nhà cung cấp này vẫn im lặng.
Theo điều 4, chương I Dự thảo Luật Bảo Vệ NTD về Nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng: Người tiêu dùng được cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ về thương nhân, nội dung của giao dịch, hàng hóa, dịch vụ và các thông tin cần thiết khác. Như vậy, anh Nguyễn Lê Nam có quyền được thông báo về tình trạng thuê bao mình đang sử dụng, bao gồm cả thông tin về việc anh chưa thanh toán cước và sẽ bị cắt đường truyền. |
- Hoàng Dũng
![]() |
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |
,