,
221
7322
Kết nối bạn đọc
ketnoi
/blogviet/ketnoi/
1126437
Thư gửi Ngoại và những ngày xưa cũ…
1
Article
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
,

Thư gửi Ngoại và những ngày xưa cũ…

Cập nhật lúc 14:05, Chủ Nhật, 09/11/2008 (GMT+7)
,

Ngoại của con!

Ảnh minh họa: Deviantart.com
Ngày Ngoại đi, con không thể về được. Ở tuổi 90, Ngoại như một cây khô đã kiệt nước, chỉ còn lại da bọc xương nhưng vẫn rắn rỏi đến lạ thường. Ngoại đi, nhẹ nhàng và thanh thản lắm…
Vậy mà đã 5 năm…

Năm năm, cũng có một lần con ghé thăm quê trong chốc lát từ chuyến công tác nhưng không có nhiều cảm xúc như bây giờ. Một cảm xúc lâng lâng khó tả. Bởi quê ngoại đã gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ, kỷ niệm của những ngày đi sơ tán khi chiến tranh biên giới xảy ra, kỷ niệm của những ngày hè oi ả, cha mẹ bận công tác đã gửi mấy chị em con về ở suốt những tháng hè. Con cũng làm quen với cánh đồng, ruộng lúa, ao hồ, sông suối từ đấy. Mỗi sáng thức dậy, con lẽo đẽo theo Ngoại ra đồng. Ngoại làm công việc muôn thủa của nhà nông, còn con thì tha hồ chạy nhẩy đuổi bắt lũ cào cào trên ruộng lúa, rồi nghịch ngợm trèo lên cây vải, cây xoài bên bờ ruộng bắt bọ xít, bắt ve. Mỗi khi con hái được một chùm quả lại gọi vang cánh đồng rủ mấy đứa em con cậu mang thúng mủng dần sàng ra hứng. Lũ trẻ cười vang… Phía bên kia bờ, Ngoại cũng cười móm mém, khuôn mặt Ngoại dính đầy bùn đất, chiếc áo nhà nông mầu xanh xí lâm ướt đẫm mồ hôi. Khi nắng đã lên giữa đỉnh đầu, Ngoại dắt trâu ra về. Con lon ton chạy theo sau và không khỏi kinh ngạc khi thấy hai bắp chân Ngoại máu chảy ròng ròng lẫn trong bùn đất. Thì ra là những con đỉa, những con đỉa Trâu cứ gan lì bám chặt vào đôi chân gầy khẳng khiu chỉ còn da bọc xương của ngoại. Hai ông cháu ra suối kỳ cọ rửa, nhưng bọn đỉa bám dai lắm, chẳng chịu nhả ra. Ngoại bảo con chạy thật nhanh về nhà lấy một nắm tro bếp và rồi vã tro vào đó. Con đỉa co dúm người nhưng vẫn chưa chịu nhả. Ngoại phải gỡ chúng bằng chiếc sống dao. Cạo lên cạo xuống một hồi mới dứt được chúng. Lúc ấy con chỉ muốn cầm con dao mà băm vằm bọn đỉa đói ra thành trăm mảnh nhưng Ngoại bảo: “đỉa nó sống dai lắm, nếu con chặt ra bao nhiêu khúc thì nó lại hình thành bằng ấy con. Chỉ có một cách là giết nó rồi vùi xuống đất cùng với vôi bột hoặc tro bếp”. Con không hiểu nhưng rất khoái chí khi được chôn lũ đỉa đói xuống lớp đất sâu cùng nắm tro còn ấm và thơm mùi rạ.

Những năm chiến tranh biên giới, nhà Ngoại lúc nào cũng nuôi gần 20 đứa cháu. Khó khăn chồng chất khó khăn. Quê chỉ có lúa gạo, Ngoại phải lo làm sao cho các cháu những bữa ăn có đủ chất từ việc sớm hôm ra đồng mò cua, bắt ốc, ra suối đánh dậm…đàn gà vịt cũng vơi dần rồi hết sạch. Các cháu đang tuổi ăn tuổi lớn và gánh nặng lại đổ hết xuống đôi vai gầy của Ngoại. Vài ba tháng bố mẹ mới về mang theo mấy đồng lương và vài cân gạo, cân đường bao cấp, chỉ đủ để thêm mắm thêm muối cho những bữa ăn. Con nhớ lắm những bữa cơm với rêu đá mà Ngoại vẫn gọi đùa là món “rồng xanh vượt biển”. Nhớ những chiều hai ông cháu lội suối, đến những chỗ nước chảy xiết nhất lấy rêu, giũ sạch rồi phơi, rồi đập trên đá cho hết những tạp chất bám vào. Ngoại bảo: Món rêu này rất nhiều vitamin và nhiều chất bổ, có thể ăn thay rau, thịt, cá. Lúc đó con cũng chưa hiểu gì lắm, chỉ thấy món rêu đá của Ngoại là ngon nhất trên đời. Để rồi mãi sau này, mỗi khi dự tiệc tùng, được ăn những món ngon, con lại nhớ món rêu đá băm nhỏ xào với hành thơm lừng trong suốt những ngày đi sơ tán ở quê.

Con nhớ lắm những đêm trăng, lũ cháu trải chiếu nằm trước hiên nhà nghe Ngoại kể chuyện, những câu chuyện luôn có chi tiết gây cười bằng giọng kể hóm hỉnh xen chút hài hước của Ngoại để các cháu cười vang. Ngoại là thế, dù khó khăn vất vả đến đâu cũng vẫn luôn lạc quan và mỉm cười. Chẳng thế mà, một nông dân chính hiệu, trình độ không có mà lại nuôi được 7 người con ăn học đầy đủ và đó cũng là gia đình duy nhất ở làng quê nghèo này có các con thành đạt.
Vậy mà đã hơn hai mươi năm…Các cháu của ngoại ngày nào giờ đã có gia đình, con cái cả. Ngoại thì đã đi xa…
Hôm nay con, cháu, chắt tụ họp về đây, thắp cho ngoại nén nhang. Mong Ngoại được thanh thản ở nơi xa ấy… Và con thấy Ngoại mỉm cười…


Hà Linh Ngọc

Cảm nhận về bài viết mời bạn gửi theo mẫu sau hoặc gửi bài viết, đường link blog muốn chia sẻ về địa chỉ blogviet@vietnamnet.vn

Ho ten: Giau ten
Noi dung: Bài viết của bạn về ngoại thật cảm động. Nó làm tôi nhớ đến ông bà tôi ở quê nhà. Ông bà tôi cũng là nông dân, những con người hiền hậu chất phác.Trong cuộc sống xô bồ này, những lúc cảm thấy mệt mỏi. Tôi thường nhớ về tuổi thơ, như để tìm đến một chốn bình yên trong cuộc đời.

Ho ten: doremon
Email: thuhoacobehaycuoi214
Tieu de: ngoai oi con nho ngoai vo cung
Noi dung: ngay xua oi co khi nao nguoi tro lai khi ma con dang o mot noi rat xa xa ngoi xa hoi am cua ngoai doc doc bai viet con nho ngoai lam con nho nhung ngay trang ram ngoai da ke nhung cau chuyen kieu cua nguyen du luc do con con’ nho de ma co the cam nhan dc cai hay cua bai tho chi mot luc con da lan ra ngu con no nhung ngay he oi a ngoai da thuc suot dem de quat cho con ngu con nho nhung lan ngoai bao con nho toc bac ma cai cong viec nay con ghet lam luc do con da tron no co the la con da tron 1 hanh phuc khi ma nhung soi toc bac cua ngoai cang ngay cang nhjeu con con thi ngay cang xa ngoai hon troi oi con mong cai ngay ay dung den voi con dung den voi ngoai gio con so cai cam giac ngoai roi xa con mi mai con so lam ngoai oi copn da lon con roi xa que minh cung dc gan 2 nam con them hoi am cua ngoai them lam moi lan dt ve nha con hoi tham suc khoe cua ngoai bo me thuong bao ngoai van khoe nhung con bit ngoai gio da yeu lam roi nam con di lam ve chi co 10 ngay khoang thoi gian do hok de de con bu dap dc noi nho ngoai ngoai da yeu lam roi nhin ngoai cpon nhu muon chia se bot noi dau benh tat cua ngoai con nho nhung loi dan do cua ngoai khi di lam con da hok kip chao ngoai giop vao day con hoi han lam tai sao hok danh thoi gioan de nhin ngoai de cam nhan dc hoi am ay ngoai oi ngoai phai khoe de doi con ve con chi mong ngoi dc khoe manh ngoai dung roi xa con nha ngoai co nho ngoai nhieu lam

Ho ten: chery
Dia chi: UEH
Email: chery_15988@yahoo.com
Tieu de: hok có lần thứ 2...
Noi dung: Bài viết của bạn làm mình nhớ bà Ngoại mình...mình chỉ đc gặp bà coá 1 lần duy nhất...đã 7 năm...kể từ ngày bà ra đi...zậy mà...mình new về thăm mộ Ngaọi coá 1 lần...mình nhớ năm lớp 3 mình cùng cả nhà về thăm quê quán[sau hơn 20 năm Mẹ mình đi làm dâu]...Ngoại đã nấu rất nhìu món cho mình...nhớ lém món bánh kê của Ngoại...những lần cùng bà đi chợ...

Ho ten: Vy
Dia chi: CanTho
Email: thaolinhvy@yahoo.com
Noi dung: Đọc bài viết mình cũng nhớ về Ngoại mình lắm, ngày xưa Ngoại mình đã dạy mình cách ăn, cách mặc, cách sống.. nhưng những lúc ấy mình chưa hiểu hết những lời dạy ấy. Bây giờ đi làm hoà mình vào xã hội mình nhận thấy các lời dạy của Ngoại vô cùng có giá trị và muốn hỏi thêm về các c lời dạy đó nhưng giờ Ngoại đã còn đâu...

Ho ten: huyentrang
Dia chi: hp
Tieu de: ba oi chau nho ba lam
Noi dung: Đọc bài viết của bạn làm tôi nhớ ngoại tôi vô cùng.Thời gian có thể quay trở lại không để tôi có thể ở trong vòng tay ngoại, để mỗi hè về lại có những bát canh cua đồng ngoại nấu, để đàn cháu lại chạy ra cổng đón ngoại mỗi khi ngoại đi chợ về.

Ho ten: thuong
Noi dung: ông ra đi cũng đã 14 năm rồi. Con vẫn nhớ ngày ông đi, trời nắng và rất nhiều gió. Mấy năm nay giỗ ông con không về được. Mỗi khi có chuyện buồn lại nhớ ông. Thương ông vô ngần.

Ho ten: Phan Đức Dũng
Noi dung: Mình gọi điện cho bà ngay khi đọc bài của bạn kết thúc. Cảm ơn bạn nhé.

 

Ho ten: Bống
Email: ly_ruou_doc_1088@yahoo.com
Noi dung: bài viết của chị xúc động lắm ạ.Bà ngoại,hai từ này cũng không gần gũi lắm với em,em thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm của bà nội,bà ngoại...em thấy ghen tỵ với tình cảm của mọi nguời,của những nguời bạn em,chúng nó đuợc ông bà chăm chút,quan tâm,chiều...nhưng em thì không đuợc như thế,có lúc tủi thân lắm chị ạ.Hồi em nhỏ xíu,bố đi công tác xa mẹ đi làm suốt ngày,chỉ có hai chị em thui thủi ở nhà,cần lắm một sự quan tâm,yêu thuơng của ông bà,nhưng không có,mặc dù bà ngoại và bà nội em ở rất gần.Những dòng tâm sự của mọi nguời làm em khóc.

 

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,