Dấu Chân Online 09: Chinh phục nóc nhà Đông Dương
Dấu chân Online
Các bạn đang lắng nghe chương trình Dấu Chân Online.
Bạn thân mến, đối với những ai đam mê dịch chuyển thì có lẽ không có gì tuyệt vời bằng được đứng trên những đỉnh núi cao mà hít thở thật sâu, phóng tầm mắt ra bốn phía. Càng tuyệt vời hơn khi đỉnh núi ấy lại là Fansipal – nóc nhà Đông Dương, là ước muốn chinh phục của biết bao nhiêu người.
Trong chương trình tuần này DCOL sẽ đưa các bạn chinh phục đỉnh Fansipal cùng với hành trình của bạn đọc Dương Nguyên - tác giả của câu chuyện trong DCOL số 3 – Khúc hát ru trên chuyến xe đêm. Nào, các bạn hãy cũng tạm gác lại những lo âu, suy nghĩ bộn bề thường nhật để hòa mình theo cuộc hành trình thú vị này.
- Chinh phục nóc nhà Đông Dương
Leo Fansipal, đó quả là một quyết định thật nhanh và đầy ngẫu hứng. Dù không đủ thời gian tập luyện cho chu đáo, nhưng tôi kiên quyết vẫn giữ nguyên quyết định phải chinh phục đỉnh núi vốn được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương này. Đoàn chúng tôi gồm 7 người, 4 nam 3 nữ với 4 thành viên đến từ thành phố HCM. Với họ, quãng đường đầu tiên trên hành trình chinh phục nóc nhà Đông Dương là một chuyến bay, 1 đêm trên tàu hoả và gần 2 tiếng trên xe ô tô trên những cung đường đèo dốc uốn lượn.
Chúng tôi bắt đầu từ đỉnh đèo Trạm Tôn, nơi có độ cao 1900
Mời các bạn click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 09: Chinh phục nóc nhà Đông Dương |
Mời các bạn click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 09: Chinh phục nóc nhà Đông Dương |
Đi cùng đoàn chúng tôi có một người dẫn đường thâm niên 30 lần lên đỉnh Fanxipăng người Nùng tên là Cương và hai porter người Mông có tên là Minh và Thinh. Hai người này là anh em ruột, một người 17 và một người 19 tuổi. Đồ đạc họ chuẩn bị cho chúng tôi trong 3 ngày được chất đầy trong 2 gùi trên lưng họ, mỗi gùi cũng trên dưới 30 ký. Vậy mà họ vẫn bước đi nhẹ bẫng...
Đỉnh đèo Trạm Tôn đón chúng tôi bằng mây và mưa phùn. Ở độ cao này thì thật khó biết thời tiết sẽ như thế nào vì mây thay đổi thất thường. Cả đoàn bắt đầu lên đường, trong tay mỗi người đều có một chiếc gậy trúc làm chỗ dựa. Chúng tôi vẫn nói với nhau rằng, chuyến đi này sẽ vượt qua sức chịu đựng và giới hạn bản thân nêm mọi người đều phải cùng cố gắng và quyết tâm. Hít vào thật sâu, tôi bắt đầu những bước chân đầu tiên chinh phục nóc nhà Đông Dương.
Mời các bạn click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 09: Chinh phục nóc nhà Đông Dương |
Theo lịch trình, hôm nay chúng tôi sẽ chạm độ cao 2200m và nghỉ đêm ở đó nhưng nếu như thế thì ngày hôm sau mọi người khó có khả năng hoàn thành được mục tiêu leo đến đỉnh và quay lại 2200m. Chúng tôi quyết định sẽ chạm độ cao 2800m và nghỉ đêm ở đó. Trời mưa, đường trơn khiến ai nấy phải căng mắt theo mỗi bước giày và bắt đầu tách nhóm. Nhóm đầu gồm 3 chàng trai và 2 porter khoẻ chân đi trước, nhóm thứ 2 gồm hướng dẫn đi đầu, 3 cô gái đi giữa và tôi chốt đoàn. Những bước chân vốn đã quen với xe ga, đường nhựa và nền gạch hoa nay đang thận trọng bám vào những mép đá, tay quơ gậy dò đường. Cứ thế, cứ thế vượt từng mét một...
Mời các bạn click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 09: Chinh phục nóc nhà Đông Dương |
Qua đến con suối thứ ba thì giày ai nấy đều ướt sũng hết cả. 12h30 đến một bãi đất trống, chúng tôi dừng chân ăn trưa. Bữa trưa đủ chất có bánh mỳ, phô mai, trứng và hoa quả đã giúp chúng tôi lấy lại phần nào sức lực. Từ đoạn này trở đi đường bắt đầu dốc hơn và cũng trơn hơn. Các cô gái bắt đầu có hiên tượng xuống sức và đi chậm dần. Người dẫn đường vừa đi vừa hát động viên các thành viên nữ trong đoàn. Nào là “cúc cu, cúc cu, chim rừng ca trong gió …” rồi lại “bắc kim thang …”. Tiếng hát vang rừng, chặng đường đến 2200m dường như cũng ngắn dần đi.
Mời các bạn click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 09: Chinh phục nóc nhà Đông Dương |
Chúng tôi chạm độ cao 2200m vào lúc 2 gườ chiều, 15 phút nghỉ ngơi và sau đó lại tiếp tục con đường lên đỉnh 2800m. Đi cùng chúng tôi từ đoạn này có thêm hai người Malaysia. một là chủ một công ty máy tính còn khá trẻ, 1 là chủ 1 tập đoàn xây dựng cầu đường đã 50 tuổi. Tuy đã đứng tuổi nhưng vị chủ tịch tập đoàn này quyết tâm thì rất cao. Ông cứ đi khoảng 5 bước là lại đứng lại thở. Các thành viên nữ cũng vì thế mà được động viên hơn nên luôn đi trước người này. Đường dốc và trơn, có những đoạn các thành viên phải bò ra để lên được từng con dốc. Chúng tôi len lỏi qua những mảnh rừng nham nhở với những cây gỗ bị cháy khô trong thảm họa hơn 10 năm trước, băng qua những con đường mà một bên là vực, một chỉ vừa 1 bàn chân, hai tay không gì để bám. Chúng tôi băng qua nguy hiểm bằng sự liều lĩnh và cả sự hiếu thắng của tuổi trẻ...
Mời các bạn click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 09: Chinh phục nóc nhà Đông Dương |
Mời các bạn click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 09: Chinh phục nóc nhà Đông Dương |
5h15 nhìn thấy cái lán ở điểm dừng chân 2800m mà các chẳng ai giấu được sự sung sướng. Tôi ngồi phịch xuống đất, bất động đến 10 phút mà chẳngnói được câu nào. Bữa tối được 2 anh người Mông chuẩn bị chu đáo và khá ngon. Ai xong bữa cũng đều chui túi ngủ vì rét. Chiếc lán trọ mong manh được quây bằng những tấm tôn tạm bợ . Đêm lạnh, gió lùa từ dưới thốc lên khiến vài người co ro và vô thức xích lại gần nhau. Đêm đầu trên non cao, có lẽ không ai ngủ ngon được. Nhớ đến bạn nửa đêm ngồi dậy vì bệnh đau bao tử mà không dám rên vì sợ mọi người tỉnh giấc. Nhớ đứa em không quen đo ăn, ba rưỡi sáng phải mượn áo mưa và đèn pin để chạy ra ngoài trời. Chặng đường ngày hôm nay gian khổ là thế, đêm lại mưa, không biết ngày mai sẽ ra sao nữa. Trong dòng suy nghĩ, tôi bỗng dưng bật khi nhớ đến câu nói đùa của lũ bạn: “Ngày mai chẳng biết ra sao nữa. Mà có ra sao cũng chẳng sao”.
Mời các bạn click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 09: Chinh phục nóc nhà Đông Dương |
Mời các bạn click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 09: Chinh phục nóc nhà Đông Dương |
Chúng tôi dậy từ tinh mơ. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chinh phục nóc nhà Đông Dương, cái đích khát khao của bất ký ai đam mê du lịch. Sau đó sẽ lại quay về điểm 2200m. Một người bỏ cuộc, ở lai lán vì không thể tiếp tục được nữa.
Tôi vẫn thường động viên mọi người, ngày đó sẽ không xa xôi và chính là ngày hôm nay thôi, tất cả hãy cùng cố gắng nhé! Bước chân ra khỏi lán trọ, trời mưa lất phất những đi chừng một giờ đồng hồ thì nắng lại lên. Cảnh vật xung quanh bừng sáng lên, long lanh và đẹp đẽ nhưng con đường thì vẫn khó khăn như thế. Bùn đất ngập ngụa lúc nào cũng chực chôn sống những đôi giày, những con dốc ma mãnh chỉ chờ kéo tuột chân người. Có những đoạn đường đi phải xẻ ngang những rừng trúc xanh mướt Trúc mọc khắp nơi, ở hai bên con suối đang phủ băng giá lên đôi chân bạn rã rời mệt mỏi, ngay bên cạnh bạn trong những con đường ngoằn nghèo đầy lá mục và bùn đất. Cũng nhờ trúc mà chúng tôi có những điểm tựa tránh trơn trượt và chân bước nhanh hơn.
Mời các bạn click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 09: Chinh phục nóc nhà Đông Dương |
3000m là một bãi đất trống. Bước chân ra, ngay lập tự cả mây và gió táp vào mặt, rùng mình tỉnh táo và nhẹ nhõm. 143m sao như dài vô tận, nhìn lên thấy 1 đỉnh núi, vượt qua đỉnh núi ấy lại thấy đỉnh tiếp theo. Qua những đỉnh núi, đôi chân mỏi rã rời tưởng chừng không bước thêm được nữa, hai lá phổi khô khốc, hít thở khó khăn, ngực đau nhức vì không khí loãng. Mười giờ sáng, đỉnh Fansipal là đây, nóc nhà Đông Dương là đây, cột inox sáng lóa trước mặt, sáng bừng ngạo nghễ. Tôi thả lá cờ tổ quốc tung bay trên đỉnh cao, không thể giấu nổi cảm xúc, nhảy múa, cười nói, hò hét. Hét to lên để thoát hết ưu của cuộc sống thành phố bụ bặm dồn nét. Hét lên vì đã chiến thắng giới hạn bản thân, vượt qua ch được chính mình. Hét lên vì tuổi trẻ đã không hoài phí, hét lên vì đã hiện thực được ước mơ...
Trên đỉnh cao ba ngàn mét, chúng tôi cùng nhau sẻ chia lá cờ Tổ Quốc và hát vang bài quốc ca. Niềm tự hào dân tộc vẫn sục sôi trong trái tim mỗi người. Trên nóc nhà Đông Dương, chúng tôi đã chia sẻ với nhau những tâm tư, cảm xúc, những kỷ niệm mà ở dưới xa kia có lẽ chẳng bao giờ nói ra được. Hơn tất cả, đứng ở đây, phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng và hít thở thật sâu khoan khoái. Tôi đã nếm trải cảm giác trọn vẹn là người chiến thắng.
Mời các bạn click vào đây để nghe và tải file audio Dấu Chân Online 09: Chinh phục nóc nhà Đông Dương |
Chặng đường trở lại Trạm Tôn từ 2200m dường như đã nhẹ nhàng đi rất nhiều. Con đường vẫn nhiều mây mù, nhưng từ đây đã ngập tràn tiếng cười nói. Khâm phục bạn khi vượt qua cả con đường này với cái chân trái bị bong gân “tiêu rùi” như bạn nói. 12h30 chúng tôi lại có mặt tại nơi xuất phát, chỉ khác rằng lần này chúng tôi đã chinh phục thành công “nóc nhà Đông Dương”.
Tổng kết lại chuyến đi chúng tôi đã cùng nhau rút ra kinh nghiệm leo Fan như sau:
- Fan là nơi bạn hoàn toàn mất đi cảm giác về thời gian. Không có đồng hồ bạn sẽ không thể biết rằng mình đã đi bao lâu và bao giờ sẽ đến.
- Fan là nơi bạn có thể bước thẳng vào giữa đống bùn mà không thèm né tránh. Né tránh làm gì khi đằng nào giày cũng bẩn. Bạn đừng cố công giữ giày sạch sẽ vì đến lúc kết thúc đôi giày nào cũng như nhau thôi.
- Fan là nơi bạn cảm thấy tinh thần đồng đội và sự sẻ chia cần thiết đến thế nào. Khi bạn đâu chân thì cần lắm một bàn tay.
- Đỉnh Fan là nơi mọi người hướng tới, bạn có thể tới đó theo cách riêng của mình. Đạt tới đỉnh cao vượt qua chính mình bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc cả.
- Thông tin dành cho bạn
Phan Xi Păng, Fansipan, hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.
Phan Xi Păng được hình thành vào thời kỳ tân tiến tạo, kỷ Phấn Trắng - Đại Trung Sinh, cách ngày nay khoảng trên 100 triệu năm.
Hệ thực vật ở Phan Xi Păng khá phong phú. Có tới 1.680 loại cây chia làm 679 chi thuộc 7 nhóm. Có một số loại thuộc nhóm quý hiếm. Dưới chân núi là những cây gạo, mít, cơi với mật độ khá dầy tạo nên những địa danh Cốc Lếu (Cốc Gạo), Cốc San (Cốc Mít) v.v. Từ đây đến độ cao 700 m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp, dây leo chằng chịt. Từ 700 m trở lên là tầng cây hạt trần như pơmu, có những cây ba, bốn người ôm không xuể, cao 50-60 m, tuổi đời tới vài trăm năm. Từ độ cao 2.800 m, phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng 25–30 cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này được gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc các họ như cói, hoa hồng, hoàng liên.
Đỉnh Phan Xi Păng hiện là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Việc chinh phục đỉnh núi này có thể được thực hiện qua các tour của các công ty du lịch lữ hành chuyên nghiệp hoặc tự túc với sự dẫn đường của người bản xứ. Lộ trình leo núi có thể bắt đầu từ Hà Nội đến Lào Cai bằng tàu hỏa trên quãng đường dài 333 km; rồi từ Lào Cai lên Sa Pa bằng ô tô qua 38 km; sau đó từ Sa Pa đến đỉnh đèo Trạm Tôn hoặc ít phổ biến hơn là khu du lịch Cát Cát bằng ô tô hoặc xe ôm. Tại đây có số người dân tộc Mông, Dao làm nghề cửu vạn phục vụ khách leo núi đông nhất.
Trước kia từ Sa Pa lên đỉnh Phan Xi Păng và quay trở về mất khoảng chừng 5–6 ngày. Hiện nay thời gian tổng cộng của chuyến leo núi chỉ còn 3 ngày, thậm chí 2 ngày hoặc với những người thành thạo và sức khỏe tốt thì có thể thực hiện trong một ngày.
Hàng trình phổ biến nhất với khách du lịch là ba ngày. Sáng ngày đầu tiên đi ô tô từ Sapa đến trạm kiểm lâm trên đỉnh đèo Trạm Tôn. Bắt đầu chuyến leo núi ở đó, đi xuyên qua các dãy núi, du khách sẽ dùng chân ở một địa điểm cao khoảng 1.900m cạnh suối. Họ sẽ cắm trại, nấu ăn và nghỉ qua đêm ở đây. Ngày thứ hai từ địa điểm cao 1.900m đó, họ sẽ leo lên tới đỉnh Phan Xi Păng 3.143m và nghỉ ăn trưa trên đỉnh, đây là quãng đường vất vả nhất trong toàn bộ cuộc hành trình. Sau đó du khách quay về trại nghỉ đêm thứ hai. Ngày thứ ba từ trại nơi 1.900m họ quay về Sapa theo một đường khác. Sẽ có xe đón du khách ở chân núi đưa về Sapa. Một quy định cho các nhà leo núi ở đây là không được xả rác trong rừng, tất cả sẽ được mang theo rồi đốt đi.
Mỗi đoàn leo núi có ít nhất hai hướng dẫn viên hoặc người dẫn đường. Ngày thứ hai khi du khách lên đỉnh Phan Xi Păng, một trong hai người sẽ ở lại trại nấu ăn. Ở gần đỉnh núi, du khách có thể hái măng về cho bữa ăn. Viếc nấu nướng cũng rất khó khăn, du khách phải đi kiếm củi, làm bếp. Ban đêm thường mưa và nhiệt độ hạ xuống rất thấp.
Vì đường lên núi phải đi mất 3 ngày nên người leo núi cần có sức khoẻ tốt. Các vật dụng hữu ích cho cuộc leo núi này gồm giầy leo núi, áo mưa, lều, túi ngủ, thuốc men cá nhân, kẹo ngọt ăn để tăng glucose trong máu khi leo núi giúp giảm cảm giác tức ngực và khó thở khi leo lên cao. Việc hạn chế số lượng đồ dùng cá nhân giúp giảm trọng lực và làm việc leo núi dễ dàng.
Thời điểm leo núi thích hợp là từ tháng 9 năm truớc đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên đường lên Phan Xi Păng đẹp nhất là khoảng cuối tháng 2, khi các loài hoa núi bắt đầu nở.
- Blog Việt - Nhacvietplus thực hiện
Dù bạn đang dùng dịch vụ Blog nào, Blog Việt vẫn là người bạn đồng hành cùng cộng đồng Blogger Việt. Hãy chia sẻ những bài viết và đường link blog hay bạn muốn chia sẻ tới chúng tôi như thường lệ bằng cách gửi theo mẫu sau hoặc gửi email về địa chỉ blogviet@vietnamnet.vn
Chép link sau vào chương trình đọc Feed (RSS) để cập nhật những bài viết mới nhất của Blog Việt ngay tại Blog của bạn: feed://vietnamnet.vn/blogviet