,
221
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
1061205
Quan họ cổ, của riêng còn lại chút này…
1
Article
null
,

Quan họ cổ, của riêng còn lại chút này…

Cập nhật lúc 00:10, Thứ Tư, 07/05/2008 (GMT+7)
,

Min Min

(Blog Việt) - Hôm rồi nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền gọi điện bảo tôi có muốn đi nghe một canh quan họ cổ ở làng Đặng Xá, một trong những cái nôi của quan họ Bắc Ninh, tôi đã không bỏ lỡ một dịp may hiếm có này. Giản đơn bây giờ đa phần chúng ta nghe quan họ cải biên, quan họ hát cùng đàn “Óoc” mà hiếm hoi lắm để trở về với một canh hát xa xưa trong một không gian diễn xướng –dưới mái chùa cổ lung linh ánh nến hay mờ ảo trăng khuya. Canh hát thâu đêm đối đáp giữa các liền anh liền chị quyện trong chất giọng điêu luyện, vửa mẩy, vừa dày dặn cất lên trong tĩnh mịch của đêm. Không nhạc đệm, chỉ có giọng hát với sự “đùa giỡn” của thanh âm, từ kỹ thuật lấy hơi, nhả chữ, nảy hạt… Kẻ hát dẫn, người hát luồn, giai điệu Quan họ cứ thế bật ra đồng điệu, in đậm tính chuyên nghiệp của nhạc cổ truyền Việt Nam.

a
Hát mừng bạn đến chơi nhà- Ảnh Min Min

Một canh quan họ cổ phục dựng lại, nó phải cổ từ làn điệu, từ không gian và môi trưòng diễn xướng, từ trang phục biểu diễn. Làng Đặng Xá được xem là một trong 49 làng Quan họ, nơi có những ngôi đình, ngôi làng cổ nơi không gian quan họ ngày xưa vẫn phảng phất trên trên những nếp bụi thời gian và đặc biệt là nơi còn lưu lại những giọng ca, những nghệ nhân có thể hát đúng làn điệu cổ…sẽ là sự lựa chọn số một cho những ai mê đắm một nét duyên độc đáo trong kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam tìm về thưởng thức.

Nỗi trở trăn là quan họ cải biên lên ngôi, những giá trị xưa mai một theo thời gian làm cho những làm điệu quan họ cổ thất truyền dần. Và để thưởng thức được một canh quan họ cổ đôi khi chỉ là một ước mơ rất khó thực hiện cho những ai mong muốn bảo tồn và giữ lại vốn cổ như một thứ hồn cốt của dân tộc. Chị Hai Quýnh ở Làng Đặng là một người được nhiều người biết tới. Biết bởi giọng hát và khả năng nhớ, thuộc các làn điệu quan họ cổ. Biết bởi chị luôn đau đáu cho việc bảo tồn lại di sản văn hoá nghệ thuật quý báu này. Biết bởi cả hai vợ chồng chị, một liền anh quan họ, một liền chị quan họ đi bộ đội về và rồi dành cả thời gian còn lại để đi…bảo tồn quan họ.

y

Các nghệ nhân trong một canh quan họ cổ ở làng Đặng Xá - ảnh Min Min

Giờ thì nhà chị Hai Quýnh thành “Đại bản doanh” của CLB quan họ làng Đặng Xá. Chị kể: “Ngày xưa đi lính về, thấy quan họ mai một đi, nghệ nhân hát được quan họ cổ cứ rơi rụng dần. Xót xa quá nên cả hai vợ chống bỏ tiền túi ra đi…bảo tồn quan họ cổ. Lúc đó mua một cái cát -  xét khá đắt, mua băng rồi hai vợ chồng đi thu âm lại. Vừa để lưu giữ, vừa để học hát các làn điệu cổ…”. Vậy đấy, vốn cổ và di sản văn hoá dân tộc bao giờ người dân cũng đi trước một bước trong công tác bảo tồn. Không có họ nhiều di sản tinh thần quý báu của ông cha ta sẽ lụi dần đi cùng với sự ra đi mãi mãi của nghệ nhân.

Trở lại với canh hát quan họ cổ mà chúng tôi vừa được thưởng thức ở một ngôi chùa cổ ở làng Đặng Xá. Đây là tâm huyết bảo tồn của các nhà nghiên cứu Đỗ Lan Phương, Bùi Trọng Hiền ở Viện Văn hóa - Nghệ thuật và các liền anh, liền chị quan họ làng Đặng. Họ gặp nhau ở một nỗi trở trăn là làm gì để giữ lại những làm điệu quan họ cổ truyền cùng lối chơi xưa để di sản nghệ thuật tinh thần ấy còn mãi lưu truyền cho hậu thế.

Nghĩ cũng thương cho gần 40 liền anh liền chị quan họ trong CLB quan họ làng Đặng do chị Quýnh đứng đầu và khởi xướng. Các cụ bảo “Có bột mới gột nên hồ”, ở đây các liền anh, liền chị không “bột” cũng chẳng “hồ”, họ bỏ bao công sức, tiền của và thời gian vật chất lao động của mình để đi làm công tác bảo tồn. Đôi lúc như công việc đẩu đâu kiểu “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Cũng vậy mà một nghịch lý, hay nói đúng hơn là một mâu thuẫn phải được giải quyết là lo cho cuộc sống của mình hay lo cho… bảo tồn quan họ cổ. Mà gánh nặng cơm áo bây giờ vẫn phải là sự lựa chọn số một nên câu chuyện duy trì hoạt động của CLB Quan họ Làng Đặng cũng bộn bề những khó khăn.

gh
Nếu không kịp bảo tồn, mai này những nghệ nhân này không còn thì quan họ cổ cũng sẽ bị thất truyền- Ảnh Min Min
Giải pháp không phải là không có, một ý tưởng hơi “mạo hiểm” đã được để xuất từ sáng kiến của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền. Đó là lấy quan họ nuôi quan họ. Nghĩa là sẽ cố gắng phát triển quan họ làng Đặng thành một địa chỉ trong các tuor du lịch văn hoá. Những du khách trong và ngoài nước muốn tìm hiều về âm nhạc truyền thống Việt Nam, nhất là quan họ cổ thì sẽ về làng Đặng Xá huyện Yên Phong- Bắc Ninh để thưởng thức ở dạng diễn xướng nguyên bản. Và các du khách sẽ trả tiển cho các chương trình nghệ thuật độc đáo này. Số tiền thu được sẽ có một ý nghĩa vô cùng lớn lao là để bảo tồn quan họ cổ truyền.
Du lịch văn hoá đang là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, nhất là giới trí thức. Vậy nên quan họ cổ Làng Đặng và rộng ra là quan họ cổ Bắc Ninh sẽ được biết đến như một đặc sản du lịch văn hoá là việc phải làm. Có vậy vốn âm nhạc truyền thống trong kho tàng di sản tinh thần của cha ông chúng ta mới không bị thất truyền…

 

Gửi từ Blog MinMin

Về tác giả Blog MinMin: Đôi cánh hoa vàng rơi lận đận...Giật mình mơ trắng, thu dần phai...

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

 

 

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,