Du học sinh và những điều chưa kể…
Du học với ước mơ có được tấm bằng quốc tế để đảm bảo cho tương sau này là điều có thể hiểu, song còn chưa đủ…
Nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam cho rằng đi du học là một ước mơ lớn, nhiều bậc phụ huynh đặt cái đích Du học là mục tiêu phấn đấu cho con em họ và chính gia đình họ. Tôi không phủ nhận đi du học là tốt, và cuộc sống thuận lợi về nhiều mặt.
Đầu tiên là môi trường học tập thoải mái, trang thiết bị đầy đủ, chương trình học không gò bó mà luôn ở diện "mở" giúp sinh viên có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Thứ hai là: sinh viên, học sinh có cơ hội trực tiếp cọ sát nâng cao vốn ngoại ngữ sẵn có thông qua học tập, giải trí và các hoạt động xã hội… Thứ ba: sau khi tốt nghiệp, bằng cấp của họ có giá trị quốc tế và được công nhận là được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế (một sự công nhận rất cần thiết trong thời buổi hội nhập hiện nay). Vì những lý do đó, họ sẽ có cơ hội tốt hơn về mặt việc làm, có ưu thế hơn trong quá trình tuyển dụng vào vị trí cao và tất nhiên kéo theo thu nhập khá cao. Điều cuối cùng, theo tôi là du học sinh được sống và học tập trong một môi trường văn minh thực sự, có sự đồng đều về mặt nhận thức của dân cư.
"Sướng" thì sướng vậy nhưng khổ và thiệt thòi thì cũng trăm đường. Kể ra thì không thể hết, vậy nên xin phép gói gọn vài dòng ý kiến chung chung dưới đây:
-
Từ chuyện sinh hoạt và môi trường sống
Đầu tiên phải kể đến là chuyện ăn uống! Rất nhiều sinh viên “khốn khổ” vì thức ăn bản địa không hợp khẩu vị. Họ đóng tiền ăn cho nhà trường, tuy nhiên hàng tuần họ vẫn phải tự chi thêm để mua thức ăn về nấu - nếu không thì lại tiếp tục "trường ca" Mỳ ăn liền (những tưởng chỉ có sinh viên ĐH ở VN mới trung thành với bản "trường ca" đau khổ này, ai dè các bạn SV du học còn khổ hơn). Tiếp đến là món ăn bình dân "khoái khẩu" hàng ngày của hầu như tất cả học sinh Việt Nam - rau… nhưng sang đến đây, rau lại trở thành món ăn "cao cấp" đắt đỏ và "xa xỉ". Một số loại rau thuộc loại "hàng hiếm" nên giá bán khá cao (ví dụ như rau muống giá 3-4 USD/một mớ mà nhỏ đến mức để đủ một đĩa rau sau khi “ngót nghét" thì cũng mất khoảng từ 8-10 USD tương đương với một món ăn bình dân đầy đủ ngoài nhà hàng). Quả thật không rẻ chút nào nên nếu thèm rau quá thì đành "bấm bụng" chịu chi vậy!
Thứ hai là về tiền học phí. Học phí một số trường so với mức sống và mức thu nhập ở Việt
Thay đổi môi trường sống nhiều lúc là một trở ngại khá lớn cho một bộ phận không nhỏ du học sinh, nhất là đối với những bạn trong thời gian đầu bỡ ngỡ với trường mới, đặc biệt, sự khác biệt văn hoá nhiều khi cũng gây ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc. Một vấn đề luôn làm các du học sinh đau đầu đó là ở nhiều nước tuy xã hội văn minh nhưng vẫn còn nhiều kẻ có tư tưởng phân biệt chủng tộc, sự phân biệt tồn tại ở nhiều hình thức, từ gián tiếp đến trực tiếp. Từ đó, nhiều du học sinh phải chịu những lời châm chọc ác ý ề văn hoá, sắc tộc… ất bức xúc nhưng không thể làm gì được. Phản kháng hoặc báo cáo lên nhà trường cũng chỉ nhận được sự giải quyết thích đáng nhưng hậu quả là nó cũng phát sinh một làn sóng mới: "bài trừ, ghẻ lạnh" của những học sinh khác trong trường.
Sống trong một môi trường như vậy, các du học sinh lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác vì nếu sơ sểnh một chút thì sẽ trở thành đề tài trêu chọc của những kẻ phân biệt thiển cận, những kẻ này luôn tìm cách chọc phá các du học sinh châu Á bằng những lời lẽ khiếm nhã, thậm chí cả bạo lực. Đây là chuyện đã xảy ra ở rất nhiều nơi và đang có dấu hiệu gia tăng khi nhận thức xã hội của những kẻ phân biệt này ngày một sai lệch và phát triển theo hướng tiêu cực.
Có rất nhiều bạn sinh viên, do điều kiện chi tiêu hạn hẹp, họ chọn cho mình một công việc làm thêm song song với việc học hành. Điều đó giúp họ có thêm thu nhập và có thể chi trả cho các chi phí phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng đôi khi cũng chính công việc làm thêm lại là nhân tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc học tập: nhiều bạn đi làm về khuya, và làm việc quá sức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cũng như công việc học hành. Thiệt thòi hơi nữa là các bạn du học sinh theo diện "đài thọ" của nhà nước, chi tiết thế nào thì có lẽ các bạn đã đọc nhiều trên báo chí về vấn đề này nên tôi không tiện đề cập ở đây.
-
…Đến ngày trở về
Vấn đề cuối cùng, và cũng là vấn đề được quan tâm nhất, đó là việc làm sau khi tốt nghiệp. Nhiều bạn nung nấu ý tưởng quay trở lại Việt Nam xin việc với ý niệm: ở VN bằng cấp Quốc tế rất có giá trị, nhưng thực tế, chỉ thấy hiện nay có quá nhiều du học sinh và cũng quá nhiều sinh viên tốt nghiệp với bằng cấp nước ngoài (chưa kể các chương trình liên kết đào tạo của các trường trong nước với ngoài - một hình thức du học tại chỗ) nên bằng cấp quốc tế ở Việt Nam xét ở thời điểm này đã phần nào trở nên "bão hoà" mặc dù vẫn có ưu thế hơn so với bằng cấp nội địa. Không phải bạn nào đi du học về cũng may mắn có được công việc yêu thích, người may mắn có được việc thì lại không bằng lòng với mức lương các công ty chi trả vì họ cho rằng mức đó không xứng đáng với công sức và tiền bạc họ bỏ ra trong bao năm học tập ở xứ người – âu cũng là điều dễ hiểu. Những bạn ở lại nước bản địa trong thời buổi kinh tế khó khăn thế này thì cũng gặp nhiều trở ngại trong khâu giải quyết việc làm, cũng như trong quá trình làm việc với bạn bè quốc tế.
Vì những lý do trên, thiết nghĩ, du học với ước mơ có được một tấm bằng quốc tế để đảm bảo cho một tương lai công việc sau này là điều có thể hiểu được, song còn chưa đủ. Nhiều gia đình điều kiện kinh tế ở mức trung bình lại có tư tưởng cho con cái đi du học là “canh bạc”, nhất là khi việc làm mỗi lúc một khó, liệu có phải đó là đầu tư đúng hướng? liệu có phải là không tốn tiền hao của? nhất là trong thời điểm hiện nay, các trường đại học trong nước đang tích cực liên kết đào tạo du học tại chỗ, rồi nâng cao chất lượng đào tạo… và việc tuyển dụng thì không dựa hoàn toàn vào bằng cấp!
(Theo blog Andre)
Về tác giả blog:
Hình ảnh đại diện của Andre |
Andre, một chàng trai đơn giản, dễ gần, yêu thích cái đẹp của tạo hoá, hiện đang học tập tại