,
221
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
882260
Để hội nhập từ... cánh đồng
1
Article
null
,

Để hội nhập từ... cánh đồng

Cập nhật lúc 09:59, Thứ Ba, 02/01/2007 (GMT+7)
,

Đáng buồn là tư duy trông chờ và ỷ lại vẫn còn rất nhiều trong các thành phần xã hội, nhất là những người nông dân và tiểu thương. Sự trông chờ, ỷ lại sẽ là một trong những rào cản của sự phát triển bền vững và toàn diện trên mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội.

Soạn: HA 998503 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hình ảnh: Blog MinMin

Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO làm cho đời sống xã hội nóng lên cùng với niềm vui và bao nỗi lo toan của cả xã hội. Hôm 20 tháng 12, tại Nhà trắng Tổng thống Hoa Kỳ George Bush đã chính thức ký ban hành luật Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Dự luật đã thành luật, và hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ không còn bị phân biệt đối xử, tất nhiên sự bình đẳng này mang tính song phương và chịu sự chi phối của các quy định và luật lệ của WTO.

Cánh cửa giao thương rộng mở, xem như hội nhập đã gần như gõ cửa đến từng ngôi nhà Việt Nam. Và nhiều nỗi trở trăn được đặt ra từ đây khi mà một số người cho rằng vào WTO người nông dân sẽ dễ bị “tổn thương” nhất vì họ chưa chuẩn bị được gì cho hội nhập.

Hôm rồi VTV1 có chương trình truyền hình trực tiếp giao lưu giữa công chúng và các vị khách mời đặc biệt về cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO, trong đó có bà Tôn Nữ Thị Ninh - Phó chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội, ông Trương Đình Tuyển - Bộ trưởng Bộ Thương mại và bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế. Đáng buồn là tư duy trông chờ và ỷ lại vẫn còn rất nhiều trong các thành phần xã hội, nhất là những người nông dân và tiểu thương. Sự trông chờ, ỷ lại sẽ là một trong những rào cản của sự phát triển bền vững và toàn diện trên mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội.

Minh chứng cho điều này là rất nhiều câu hỏi của bà con nông dân là “vào WTO chúng tôi sẽ được gì?” hay “Chính phủ sẽ làm gì cho chúng tôi khi gia nhập WTO?”. Bà Tôn Nữ Thị Ninh đã rất sắc sảo và đúng khi trả lời và nói rằng: “Nên chấm dứt những câu hỏi kiểu này tại đây, câu hỏi đặt ra phải là chính phủ và tôi phải làm gì khi gia nhập WTO”. Quả thật như vậy, người nông dân cũng phải đổi mới tư duy làm ăn để hội nhập. Tất nhiên Chính phủ vẫn sẽ hỗ trợ về mặt nông nghiệp trên một cơ chế chính sách thông thoáng và có lợi để người dân phát huy hết mọi tiềm năng sẵn có của mình trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng cái cốt yếu là người dân phải chủ động hội nhập, thay đổi và hiện đại hoá tư duy cũng như cách thức sản xuất, tư liệu sản xuất để các sản phẩm nông nghiệp làm ra không quanh quẩn trong mấy phiên chợ xép.

Bài học của Trung Quốc vẫn còn giá trị, bao nông dân Trung Quốc cũng đã có lúc lo lắng như ta khi họ chuẩn bị gia nhập WTO nhưng rồi sản phẩm nông nghiệp của họ nhờ tư duy người nông dân được đổi mới nên đã xuất khẩu đi khắp nơi và cạnh tranh với chính cả nông sản của Mỹ.

Tóm lại là không thể ỷ lại và trông chờ, không thể đặt câu hỏi “Chính phủ sẽ làm gì cho tôi?”,mà chính người nông dân phải tự “cởi trói” cho những tư duy kinh tế hội nhập của mình. Chưa bàn đâu xa, hãy hội nhập ngay chính thị trường trong nước, bằng các sản phẩm sạch, có chất lượng, gây được niềm tin từ người tiêu dùng thì cũng đã là bước đệm thành công cho nông dân thời hội nhập.

Vẫn cái kiểu làm ăn phun thuốc cho rau xanh mang đi bán, nhét bánh đúc cho đầy cổ họng con gà để tăng thêm vài lạng, vẫn mua thức ăn chăn nuôi trôi nổi tăng trọng cho lợn mà bất chấp nguy hại cho người tiêu dùng... chừng nào tư duy này còn, chừng đó người nông dân chưa thể nói đến hai từ Hội nhập!

(Theo blog Min Min)

Comment từ Blog:

Reab: Luôn luôn là... vừa mừng... vừa lo... vừa cơ hội... vừa thách thức...


CHIT: Em thấy không riêng gì nông dân mà chúng ta cần thay đổi kiểu tư duy vì lợi ích trước mắt quên mất lợi ích dài lâu.

 

Long Vu: entry của anh Min hay và thời sự ghê! Đọc đến đây rồi tưởng tượng khuôn mặt khắc khổ, và hoang mang của người nông dân. Rồi mình cũng sẽ áp dụng chính sách “ly nông không ly hương”… Tóm lại mình phải đàng hoàng hơn, giàu đẹp hơn.

 

MOC:  Nghĩ ai cũng nghĩ hay nhưng làm chưa tốt và thấu đáo, có sâu và triệt để mới là vấn đề. Mà thực tế diễn ra hàng ngày phần nhiều người chưa hiểu WTO là gì.

 

Về tác giả blog:

Soạn: HA 998501 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giao diện Blog MinMin

Trong cộng đồng blog có nhiều nhà báo, đặc biệt là các nhà báo trẻ. Họ góp một giọng điệu riêng vào sự phong phú của cộng đồng Blog. Đọc blog của MinMin - T.N.H, nhiều người ngỡ Min Min là một nhà báo như vậy… Min Min - một người yêu nhạc Trịnh, yêu tự do, thích những điều lạ lùng và trái khoáy. Với Min Min, cuộc sống luôn phải được “thay đổi thực đơn cho giác quan”. Đây là lần thứ hai MinMin góp mặt cùng Blog Việt.

 

Blog Việt mời bạn tham gia ý kiến trong mẫu phản hồi sau hoặc gửi bài viết, đường link blog về địa chỉ blogviet@vasc.com.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,