,
221
7081
Sửa mình để bay lên
suaminh
/baylenvietnam/suaminh/
880672
Cấm sử dụng vỉa hè, lòng đường: TNGT giảm?
1
Article
6881
Bay len VietNam
baylenvietnam
/baylenvietnam/
,

Cấm sử dụng vỉa hè, lòng đường: TNGT giảm?

Cập nhật lúc 19:04, Thứ Năm, 28/12/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet)Mật độ xe cộ dày đặc, quản lý giao thông kém hiệu quả, 2 nguyên nhân chính gây ùn tắc và TNGT - đã có cách khắc phục khả thi,  ý kiến của tác giả Khương Kim Tạo - một chuyên gia trong ngành. Đây là một trong những bài viết hưởng ứng lời kêu gọi hiến kế đẩy lùi tai nạn giao thông của Bộ Giao thông - Vận tải

Soạn: HA 994665 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thiếu ý thức trong tham gia giao thông sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên trong thành phố.

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân 

Nguyên nhân dẫn đến sự lộn xộn, mất trật tự trong giao thông là gì? Có thể dễ dàng nhận thấy, trong những năm qua, chúng ta đã có sự thay đổi căn bản về phương thức giao thông: chuyển từ hình thái giao thông bằng các phương tiện giao thông thô sơ là chủ yếu sang hình thái giao thông bằng các phương tiện cơ giới là chủ yếu. Với hai hình thái giao thông này, phải có các mô hình quản lý hoàn toàn khác nhau.  

Khi giao thông bằng các phương tiện thô sơ, nếu có tùy tiện vô ý thức, không chấp hành luật giao thông thì cũng ít xảy ra TNGT gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời nhu cầu diện tích mặt đường cần thiết cho hình thái giao thông này cũng nhỏ, do nhu cầu đi lại ít hơn.  

Còn giao thông hiện đại bằng xe cơ giới với cường độ và tốc độ cao, mọi người tham gia giao thông phải tuân thủ nghiêm ngặt luật giao thông, tạo nên các dòng xe chuyển động có trật tự, có như thế mới giảm khả năng phát sinh tai nạn giao thông. Đồng thời, nhu cầu về diện tích mặt đường cần thiết cho hình thái giao thông này cũng đòi hỏi lớn hơn. 

Đặc biệt, trước sự bùng phát mạnh về số lượng các phương tiện cơ giới, trước hết là xe gắn máy 2 bánh, diện tích mặt đường cần thiết càng thiếu hụt hơn. Vì vậy, đã dẫn đến hiện tượng ùn tắc giao thông ngày một nghiêm trọng hơn, mặc dù, chúng ta đã cố gắng mở rộng và làm thêm nhiều đường với chi phí khổng lồ. 

Nhiều người chờ đợi ở sự phát triển của cơ sở hạ tầng để góp phần giảm TNGT, nhưng thực sự không hoàn toàn như vậy. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, dù đường sá tốt, nhưng nếu công tác quản lý giao thông kém thì tai nạn còn xảy ra nghiêm trọng hơn, vì khi đó các xe vận hành ở tốc độ cao hơn. 

Như vậy, với cách nhìn nhận vấn đề như trên, căn nguyên dẫn đến tai nạn, ùn tắc giao thông trong thành phố có thể quy lại thành hai nguyên nhân chính:

- Do mật độ xe quá lớn.

- Do công tác quản lý giao thông chưa hợp lý, dẫn đến việc các dòng xe lưu thông lộn xộn chen chúc, không có trật tự. 

Chính vì vậy, chúng ta chỉ cần tập trung nghiên cứu giải quyết hai vấn đề: “giảm mật độ xe trong thành phố và lập lại trật tự giao thông đường bộ”, sẽ trị được hai bệnh nan y khó chữa là tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trong thành phố Hà Nội hiện nay. 

Giảm mật độ giao thông? Cấm sử dụng vỉa hè, lòng đường ban ngày 

Trong thời gian qua, chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm số lượng mô tô xe máy như: dừng đăng ký xe ở một số khu vực; có thể sẽ xem xét đến phương án thu phí xe máy vào thành phố, hạn chế tuổi được phép sử dụng xe máy.  

Soạn: HA 994675 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nếu không giảm mật độ xe và quản lý giao thông tốt hơn, sẽ không có đường cho xe chạy nữa!

Tuy nhiên, các giải pháp trên đã và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như: nhân quyền, sự công bằng xã hội, tính khả thi của giải pháp áp dụng chưa cao. Ngoài ra, giải pháp hạn chế đăng ký xe còn ảnh hưởng đến sự pháp triển của kinh tế-xã hội, vì dân cần đi mới mua xe chứ? Không cho đăng ký xe thì người cần đi phải đi bộ sao? Hạn chế đăng ký xe sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ ô tô, mô tô xe máy v.v... 

Xin đề xuất giải pháp giảm mật độ giao thông trong thành phố mà không cần hạn chế việc mua và đăng ký xe cơ giới các loại. Đó là: "Cấm mọi người sử dụng vỉa hè, lòng đường phố vào ban ngày".  

Vấn đề trên được hiểu là toàn thể nhân dân và những người tham gia giao thông đều không được để xe, đỗ xe, buôn bán trên vỉa hè và lòng đường phố. Vỉa hè và lòng đường phố chỉ được sử dụng cho mục đích là phục vụ giao thông. Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, hè phố có thể được sử dụng vào hoạt động công cộng và việc này do thành phố quyết định, tuyệt nhiên không giao cho cấp phường, cấp quận. 

Việc cấm mọi người sử dụng vỉa hè, lòng đường phố vào ban ngày, trước hết là cấm buôn bán, cấm để, đỗ các loại xe, bao gồm cả ô tô, mô tô, xe máy, xe đạp v.v... trên hè phố và lòng đường sẽ mang lại hiểu quả to lớn và quyết định như sau:

- Trả lại sự thông thoáng cho các con phố, tạo điều kiện cho việc tổ chức điều hành giao thông, nâng cao năng lực giao thông, chống ùn tắc và giảm TNGT. 

- Hạn chế ngay một số phương tiện từ ngoài vào thành phố và phương tiện đi lại giữa các phố với nhau do không có chỗ để xe tùy tiện. Các gia đình có khách bắt buộc phải bố trí không gian trong nhà để xe cho khách.

- Là đòn bẩy thúc đẩy các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các cửa hàng… tự di chuyển ra các phố ngoài trung tâm thành phố để đảm bảo việc giao dịch thuận lợi hơn. 

- Tạo ra rào cản vô hình ngăn chặn việc hình thành các cơ sở kinh doanh, dịch vụ mới tại trung tâm thành phố.

- Hạn chế số lượng lớn ô tô, xô xe máy vào thành phố vì không có chỗ để xe. Việc này không ảnh hưởng gì đến nhân quyền, vì vỉa hè trước nhà dân là Nhà nước "cho mượn" khi chưa dùng đến, nay Nhà nước cần thì lấy lại. 

Lập lại trật tự giao thông mạnh mẽ hơn!

Có thể nói rằng, phần lớn các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra đều có nguyên nhân là do vi phạm luật giao thông đường bộ. Vì vậy việc lập lại trật tự giao thông đường bộ, cưỡng bức mọi người tham gia giao thông tuân thủ luật giao thông là vấn đề cốt lõi, là liều thuốc hữu hiệu nhất để trị căn bệnh TNGT đường bộ. Để lập lại trật tự giao thông đường bộ trong thành phố Hà Nội, ngoài các biện pháp đã, đang áp dụng, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Soạn: HA 994663 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các hành vi dễ dẫn đến TNGT cần phải phạt thật nặng.

- Trên cơ sở luật giao thông đường bộ, cần hoàn chỉnh gấp các văn bản dưới luật để việc thực thi việc lập lại trật giao thông đường bộ có hiệu quả hơn.

- Đối với văn bản qui định về xử phạt cần lưu ý đến một số vấn đề sau: 

+ Các hành vi dễ dẫn đến TNGT cần phải phạt thật nặng. Ví dụ: Không có bằng lái xe, nhất là điều khiển xe ô tô không bằng lái; đua xe, lạng lách, đánh võng, chạy cắt qua đầu xe khác, vượt ẩu, đi từ ngõ hoặc đường phụ vào đường chính không đúng luật, chạy quá tốc độ quy định trên 10 km/h, phạt thật cao khi quá 20 km/h, các hành vi vượt đèn đỏ, chống người thi hành công vụ v.v...

+ Tăng cường chế tài phạt tiền, không áp dụng hình thức giữ xe, trừ các trường hợp cần giữ xe để làm vật chứng trong TNGT hay phục vụ công tác hình sự. Nếu chưa có tiền nộp phạt, phải tạm giam giữ xe và tính tiền giữ xe thật cao vì ta đang thiếu bãi giữ xe.

+ Nếu người lái xe không có tiền nộp phạt, chủ xe phải nộp phạt thay để lấy xe về nhà.

+ Đối với các xe không chịu nộp phạt, sau 2 tháng sẽ thanh lý xe sung công quỹ Nhà nước.

- Cưỡng chế mọi người tham gia giao thông phải chấp hành luật giao thông đường bộ một cách quyết liệt bằng cách xử phạt thật nghiêm mọi hành vi phạm luật dù rất nhỏ.

- Công an nên đứng ở vị trí khuất hoặc dùng camera tự ghi hình để bắt lỗi vi phạm luật giao thông, sẽ có hiệu quả tốt hơn, vì khi đó mọi người tham gia giao thông đều phải chấp hành luật giao thông ở mọi lúc, ở mọi nơi, kể cả khi không có cảnh sát giao thông (hình thức này các nước thường áp dụng).

Dĩ nhiên, đây chỉ là ý kiến của cá nhân như một gợi ý cho mọi người quan tâm đến vấn đề này, mong VNN mở diễn đàn cho các chuyên gia trong và ngoài nước “hiến kế” thêm, để tình hình giao thông ở Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn.

  • Khương Kim Tạo

 

,
,