,
221
6881
Bay len VietNam
baylenvietnam
/baylenvietnam/
888828
Bệnh ì: Do năng lực bị đánh át bởi quyền lực
1
Article
null
,

Bệnh ì: Do năng lực bị đánh át bởi quyền lực

Cập nhật lúc 09:04, Thứ Sáu, 19/01/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - "Không riêng gì tôi mà nhiều người bạn của tôi cũng bị rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần, tư tưởng với tâm trạng chán nản vì mình không được trọng dụng, năng lực của mình chẳng biết dùng vào việc gì. Hầu hết họ đều là những người có năng lực thực sự, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn..."- Một bạn đọc gửi thư về tham gia diễn đàn "Tìm thuốc chữa cho căn bệnh ì của công chức".

"Bệnh ì của Công chức nhà nước không phải do họ ì mà do họ không bị đòi hỏi, năng lực của họ bị đánh át bởi quyền và lực". Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Phạm Hải

Tôi cũng là một công chức, đến nay đã sắp về hưu. Bài viết này khiến tôi chạnh lòng nghĩ đến những tháng năm tuổi trẻ của mình.

Tôi học tốt, và đã từng được đi du học tại Liên xô từ những năm nhà nước Xô viết vẫn còn. Về nước, tôi được phân công vào một cơ quan nhà nước. Vốn quen tác phong học tập và làm việc bên nước bạn, tôi nhiệt tình hăm hở bắt tay vào công việc. Những việc được phân công trong tháng tôi thấy chỉ cần làm trong chốc lát nếu như tất cả mọi người liên quan đều cùng có chung trách nhiệm để hoàn thành.

Thế nhưng lòng nhiệt tình của tôI hình như không nhận được sự ủng hộ của ai. Lúc đầu tôI không hiểu lý do vì sao, nhưng dần dần những ánh mắt và thái độ không hợp tác đã khiến tôi nhận ra rằng: lòng nhiệt tình của tôi không phù hợp, lạc lõng với môi trường xung quanh.

Sau một thời gian, tôi đã dần quen với cung cách làm việc nhàn tản, chậm trễ, ì ạch. Đời sống khó khăn, người ta để ý nhiều tới chế độ phân phối quyền lợi hơn là việc phải hoàn thành nhiệm vụ. Bởi vì nhiệm vụ chưa làm cũng chẳng chết ai. Bởi vì có kiểm tra thì người ta cũng chỉ kiểm tra trên sổ sách giấy tờ chứ có mấy khi kiểm tra cụ thể người thật việc thật?

Tôi thì vẫn có thói quen tiếc thời gian. Sự nuối tiếc dẫn tôi tới các lớp học ngoại ngữ. Ngày ấy người ta cũng kêu gọi phải học ngoại ngữ, rằng là biết thêm một ngoại ngữ là mở thêm được một cánh cửa nhìn ra bên ngoài... Tôi học ngoại ngữ chăm chỉ, với hy vọng sẽ có ngày được sử dụng. Và thấy tôI nhanh nhẹn, thủ trưởng khen tôi có chí tiến thủ, mọi người khen tôi có nghị lực, có năng lực...

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Theo bạn, đâu là biện pháp hữu hiệu nhất để chữa căn bệnh ì của công chức hiện nay?

1. Giao quyền tuyển dụng cho cơ quan sử dụng công chức trực tiếp.
2. Khoán lương theo công việc.
3. Bỏ hẳn biên chế.
4. Kỷ luật người đứng đầu cơ quan có công chức làm việc không hiệu quả.
5. Ý kiến khác.

Đằng đẵng thời gian trôi đi. Mặc dù được khen hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng tôi cũng chẳng được cất nhắc gì, thậm chí còn không được kết nạp vào Đảng. Xung quanh tôi, nhiều người chẳng có thành tích gì nổi bật lại được cất nhắc lên các vị trí lãnh đạo. Thế rồi hàng ngày họ ngồi lên xe công đi đi về về với lý do họp hành. Họ đi họp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. "Không biết họp gì mà họp lắm thế". "Tại các cuộc họp đó họ sẽ phát biểu gì nhỉ?". Tôi luôn tự hỏi.

Thực tế cuộc sống đập vào mắt đã làm tôi chán nản và tặc lưỡi: hình như tất cả không phải như mình tưởng.

Sau đó tôi bị rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần, tư tưởng với tâm trạng chán nản vì mình không được trọng dụng, năng lực của mình chẳng biết dùng vào việc gì. Không riêng gì tôi mà nhiều người bạn khác của tôi cũng đã bị rơi vào tình trạng tương tự. Hầu hết họ đều là những người có năng lực thực sự, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, song chỉ vì thẳng thắn, chân thực và dám nói “không” thay vì phải nói “Nhất trí” nên nhiều người đã không có cơ hội để phát huy năng lực.

Chúng tôi ngồi với nhau nhâm nhi mấy câu thơ của Phạm Thị Xuân Khải (lúc đó bài thơ của cô đang bị đặt trong vòng dư luận): “Mỗi mùa gặt phải đâu là lép cả, trách ai gieo trồng mà quên gặt hái”. Tôi khủng hoảng và hoang mang: bao nhiêu năm học hành cố gắng là vậy, nỗ lực trong công tác là vậy mà lại bỏ phí cuộc đời sao?

Quan sát xung quanh thấy có những người chỉ trưởng thành từ một học sinh tốt nghiệp bổ túc văn hoá, hoặc mới chỉ tốt nghiệp phổ thông nhưng do là người nhà của lãnh đạo hoặc bằng cách nào đấy đã được bố trí vào làm công nhân hoặc tạp vụ, sau một thời gian được hưởng lương ngân sách lại xin đi học ĐH tại chức. Thế là, vừa ăn lương nhà nước họ vừa đi học. Lúc về đã nghiễm nhiên có một tấm bằng mà chẳng vất vả gì. Thực chất của mảnh bằng đó ra sao cũng chẳng ai kiểm tra.

Thế rồi, lần lượt, "vào dây" với lãnh đạo thì anh ta dù có học hành chắp vá, bằng tại chức thôi thì vẫn được bố trí vào vị trí "ngon". Rõ ràng Phạm Thị Xuân Khải đã đúng: “Bằng cấp không bằng bằng lòng”. Đây là thực tế đang diễn ra ở nhiều cơ quan Nhà nước. Bởi vì làm trong nhà nước được hưởng chế độ bao cấp. Các lãnh đạo thường đưa người nhà vào làm ở cơ quan dù trình độ có ra sao thì cũng cố tìm mọi cách hợp pháp hoá để kiếm suất lương nhà nước, sau này lại hưởng chế độ hưu trí. Mà không chỉ có thế, khi đã được đề bạt vào một chức vụ nào đó rồi thì họ không khác gì một con tàu được đặt vào đường ray, cứ thế tuần tự mà tiến trên con đường danh vọng một cách thuận lợi, vì cơ cấu chỉ có lên chứ có ai bị hạ xuống bao giờ đâu?

...Hiện thực đó đã làm đau lòng những trí thức có tâm huyêt, huỷ diệt lòng nhiệt tình, và làm lây lan căn bệnh thờ ơ, vô cảm, bởi đấu tranh thì tránh đâu. Vì vậy sự chây ì của cán bộ là một hệ qủa tất yếu. Không làm gì cũng vẫn hưởng lương, vẫn đều đặn ba năm lên lương một lần. Có gương mẫu cũng chẳng ai noi theo. Một mình cố gắng mà mọi người khác không cùng cố gắng thì việc cũng không chuyển động được.

Do vậy, bệnh ì của công chức nhà nước không phải do họ ì mà do họ không bị đòi hỏi, năng lực của họ bị đánh át bởi quyền và lực, bởi sự thờ vô cảm vốn là bệnh thâm căn cố đế của bộ máy. Nếu không tin, chỉ cần kiểm tra đột xuất bất kỳ một cơ quan nào đó sẽ thấy một bức tranh toàn cảnh thực tế sử dụng cán bộ, sự lãng phí chất xám, lãng phí thời gian, tiền của đến như thế nào, đặc biệt là ở các địa phương.

Vốn là một người năng động, tôi cũng không muốn biến mình thành một kẻ chây ì. Nhiều lúc nghĩ “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” quả là sự lãng phí. Sự nhàn hạ khiến con người cảm thấy mình vô dụng, đầu óc như trở nên ngu si.

Đó chính là nguyên nhân dẫn đến chứng ỳ như VietNamNet đã đề cập trong bài báo "bắt mạch bệnh ì". Để mình khỏi lạc hậu với thời cuộc tôi cũng phải tự tạo ra việc mà làm, nhưng tôi luôn nghĩ nếu các cơ quan nhà nước vẫn cứ ở trong tình trạng như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa bộ máy của ta sẽ lạc hậu và càng ngày càng xa rời thực tế.

Hiện nay, các sinh viên giỏi thưòng tranh thủ cơ hội đi làm cho các công ty nước ngoài. Mặc dù nhà nước đã cải cách tiền lương, cuộc sống của công chức đã bớt phần khó khăn hơn, đội ngũ cán bộ phần nào đã được trẻ hoá, nhưng nếu không có những cải tổ triệt để trong quản lý thì e rằng đội ngũ cán bộ trẻ này chẳng bao lâu nữa lại cũng rơi vào tình trạng chây ì mà thôi.

Bệnh ì của công chức là căn bệnh mang tính hệ thống. Cải cách hành chính, cải cách cơ chế quản lý triệt để mới mong chữa được căn bệnh này. Cảm ơn VietNamNet đã gợi lên một vấn đề rất nhức nhối này.

Ý kiến của bạn:

,
,