Chống cúm: Ý thức cộng đồng là điều kiện hàng đầu
Hà Nội đa phát hiện ca tử vong đầu tiên vì virút cúm gia cầm. Nguy cơ bùng phát dịch đa rất hiện hữu. Làm sao chủ động đối phó, không để đốm lửa làm bùng lên đám cháy, gây thiệt hại cho cộng đồng?
Đứng trước nguy cơ một đại dịch nguy hiểm, ý thức cộng đồng là điều kiện quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa. Nhưng đây lại là điểm yếu nhất trong cỗ máy vận hành phòng chống dịch.Tập quán chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, thói quen sử dụng thực phẩm không cần biết khâu kiểm dịch, những quán nhậu với các loại sản phẩm từ gia cầm bày đầy trên hè phố... Những thực khách thản nhiên ăn tiết canh vịt, nhậu chân gà nướng.
Thậm chí, trước ống kính truyền hình, có chủ quán còn trưng ra một loạt giấy kiểm dịch đa hết hạn từ ... tháng 9 để “phân bua”: nhà hàng chỉ bán chân gà nhập từ... Ôxtrâylia, không lo gì dịch cúm(!).
Dường như nguy cơ dịch bệnh là chuyện ở đâu đó, rất mơ hồ, xa xăm chứ không phải chuyện của đất nước mình, địa phương mình, càng không phải là chuyện có thể gây nguy hiểm cho chính mình. Và chính thái độ thờ ơ ấy đa khiến các nhà chuyên môn có cơ sở để lo ngại hơn về nguy cơ dịch bùng phát trong cộng đồng.
Càng lo hơn khi nghe ông chủ tịch hiệp hội chăn nuôi gia cầm phát biểu trong một hội nghị mới đây: “ Nguy cơ từ thịt gà chưa qua kiểm dịch chưa đáng ngại bằng việc xử lý phân gà. Bà con cứ đổ ra sông, hồ, để lẫn vào nguồn nước. Đó mới là nguy cơ tiềm tàng để dịch bệnh bùng phát nhanh ra cộng đồng”...
ở Việt Nam, dịch cúm gia cầm đa từng gây tử vong cho hơn 40 người, chiếm gần một nửa số ca tử vong do virút cúm gia cầm trên toàn thế giới. Song do dịch xảy ra lẻ tẻ, virút chưa biến thể nguy hiểm nên sự chủ quan trong một bộ phận dân cư là hệ quả tất yếu của việc thiếu một chiến dịch tuyên truyền bài bản.
Dịch tạm “im ắng” thì cũng lơi lỏng tuyên truyền. Thành ra, ngay khi dịch bệnh phát sinh, nhiều hộ vẫn phải bám trụ với đàn gia cầm vì đó là nguồn thu chính nuôi sống họ. Sản xuất ra thì phải tiêu thụ. Bất chấp cảnh báo của các cơ quan chức năng, gia cầm chưa qua kiểm dịch vẫn lũ lượt vào chợ, khiến nguy cơ dịch bệnh đa “nóng” càng “nóng” hơn.
Làm thế nào chặn đứng dịch bệnh, không để đám cháy lây lan, tàn phá cộng đồng? Truyền thống của dân tộc, càng trước thử thách của thiên tai, địch hoạ càng toả sáng ý thức cộng đồng, biết hy sinh lợi ích nhỏ vì lợi ích chung.
Tuyên truyền là hàng đầu, nên đa dạng hoá các hình thức, đưa nội dung phòng chống cúm gia cầm vào trường học, phát tờ rơi đến từng gia đình... Nguy cơ đại dịch rất lớn, đa có trường hợp tử vong vì cúm, mà vẫn chưa có tờ rơi nào được phát đến từng nhà là quá chậm. Có trường hợp, một bác sĩ có tài liệu phòng chống cúm gia cầm, nhiều người háo hức đến xem.
Tiếc rằng, chỉ có một bản duy nhất, lại dành cho giới chuyên môn nên không phải ai cũng được xem, và có đọc cũng không phải ai cũng hiểu. Như thế làm sao người dân ý thức đầy đủ việc phòng chống dịch bệnh, làm sao người dân có được những kĩ năng cụ thể để tự bảo vệ mình và những người xung quanh một khi dịch xảy ra?
Đứng trước sóng cả, cần vững tay chèo. Chính phủ đa nêu cao quyết tâm hành động, các ban ngành chức năng đa chủ động vào cuộc. Nâng cao ý thức của người dân, của các hộ chăn nuôi về nguy cơ đại dịch chính là khâu then chốt để ngăn chặn đốm lửa không loang ra thành đám cháy, giảm thiệt hại cho cộng đồng.
-
Đỗ Chí Nghĩa
Quý vị hãy tiếp tục gửi email: hotnews@vasc.com.vn, gọi điện thoại (0913564657) hoặc phản hồi theo form dưới đây để cung cấp những thông tin nóng nhất quanh mình và hiến kế kiểm soát đại dịch.