,
221
6945
APEC 2006
apec2006
/apec2006/
865042
APEC 2006: Việt Nam chuyển thông điệp gì tới thế giới?
1
Article
null
,

APEC 2006: Việt Nam chuyển thông điệp gì tới thế giới?

Cập nhật lúc 08:45, Thứ Năm, 16/11/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - "Các nhà lãnh đạo của Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để thiết lập các một quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh hàng đầu của thế giới, và để trao đổi với họ về những mong muốn của chính phủ Việt Nam được gắn bó một cách mật thiết hơn với những trào lưu kinh tế và chính trị của khu vực và thế giới, cũng như về những điều phần còn lại của thế giới đang nói về Việt Nam" - Ý kiến của ông Thomas J. Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn đã có cuộc trao đổi với chuyên gia về Việt Nam, Thomas Vallely về Hội nghị Các nhà lãnh đạo Kinh tế APEC và quan hệ Việt - Mỹ nhân chuyến thăm của Tổng thống Bush tới Việt Nam.

Thất bại trong cuộc bỏ phiếu PNTR chỉ là nhất thời

Quốc hội Hoa Kỳ đã không thông qua được Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam vào thứ hai, 13/11, và việc bỏ phiếu tiếp theo đã bị trì hoãn.  Vậy, Tổng thống Bush sẽ đến Hà Nội với bàn tay trắng. Ông phân tích tình hình này thế nào?

Ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của ĐH Harvard.

Trước hết, tôi xin nói rằng việc Quốc hội Hoa Kỳ không thông qua được  PNTR không có liên quan gì đến tình hình ở Việt Nam.  Việt Nam đã nỗ lực và đạt kết quả tuyệt vời trong suốt tiến trình đàm phán gia nhập WTO với Hoa Kỳ và các đối tác khác.

Thời báo New York đã viết rằng Tổng thống Bush vô cùng thất vọng trước sự kiện mới này và thấy bối rối khi không tới thăm Hà Nội với PNTR trong tay.  Chính quyền Bush và Nhà nước Hoa Kỳ rất coi trọng quan hệ với Việt Nam trên nhiều cấp độ khác nhau.

Nói thật thì phiên bỏ phiếu PNTR trong tuần này là nạn nhân của sự thất bại trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng hòa ở Hạ viện sau thắng lợi của Đảng Dân chủ tại cuộc bầu cử vào thứ ba tuần trước, ngày 7/11.  Như anh cũng biết, các thành viên Đảng Cộng Hòa trong Hạ viện đã bị đánh dữ dội sau hàng loạt vụ xì-căng-đan gần đây.

Theo tôi, sau khi thất bại trong cuộc bầu cử, hàng ngũ lãnh đạo tại Hạ viện đã không thể phối hợp lực lượng để thông qua PNTR; điều này được phản ánh bởi sự vắng mặt cao của các đại biểu trong tuần này – nhiều thành viên Đảng Cộng hòa đã không có mặt để bỏ phiếu.  Thật là một điều rất thất vọng, nhưng tôi tin rằng nó chỉ mang tính nhất thời.  

Tôi cho rằng phiên bỏ phiếu PNTR sẽ được tổ chức lại vào tháng 12 hay tháng 1.  Nếu nhìn vào phiên bỏ phiếu vào thứ hai vừa rồi, ta sẽ thấy các thành viên Đảng Dân chủ, những người sẽ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong Hạ viện vào sang năm, tất cả đều bỏ phiếu ủng hộ việc trao quy chế PNTR cho Việt Nam, trong đó có cả Nancy Pelosi, người sẽ trở thành Chủ tịch Hạ viện, Charlie Rangel và George Miller.  Họ sẽ có khả năng phối hợp với phía Cộng hòa trên cơ sở hợp tác giữa hai bên để thông qua PNTR.  

Ở Thượng viện, PNTR cũng sẽ nhận được sự ủng hộ từ hai phía dưới sự lãnh đạo của các Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ là Max Bachus, John Kerry và Đảng Cộng hòa là Chuck Hagel, John McCain.

Tôi cũng rất vui khi nghe tin Chính quyền Bush đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “những quốc gia có vấn đề đặc biệt quan ngại” (Countries of Particular Concern) về tự do tôn giáo.  Tôi xin nói thật rằng việc ghi Việt Nam vào danh sách này là một sự xúc phạm đối với Việt Nam.  Động thái vừa rồi đã chứng tỏ mong muốn tiếp tục tăng cường mối quan hệ song phương của Chính quyền Bush.

Ông đã theo dõi sự phát triển của Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Ông nghĩ gì về những sự kiện mới diễn ra ở Việt Nam? Liệu Việt Nam có đang thật sự “bay lên”?

Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuần trước thực sự là một thành tích ấn tượng vì gia nhập WTO không dễ. Quá trình đàm phán thường đặc biệt khó khăn đối với một quốc gia với nhiều tiềm năng kinh tế như Việt Nam.  Người dân Việt Nam chắn hẳn sẽ rất tự hào về thành tựu này của đất nước mình.

Nhưng tất nhiên, như Ông Vũ Khoan - một người mà theo tôi đã có công rất lớn trong thành công chung của Việt Nam gia nhập WTO - mới đây phát biểu trên báo Tuổi Trẻ, WTO chỉ là phương tiện chứ bản thân nó không phải là cứu cánh.

Qua những sự kiện như cuộc viếng thăm Nhật Bản thành công của Thủ tướng, việc Việt Nam là ứng viên duy nhất của Châu Á được đề cử vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) nhiệm kỳ 2008-2009, và tất nhiên, việc trở thành chủ nhà của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam đang chứng tỏ nguyện vọng tăng cường vai trò và vị thế quốc tế của mình, cả trong và ngoài địa hạt kinh tế.

Tuy nhiên, để có tiếng nói trong các vấn đề quốc tế, trên hết Việt Nam phải tiếp tục phát triển và đảm bảo rằng mọi người Việt Nam được chia sẽ những lợi ích và thành quả của tăng trưởng kinh tế. Những quốc gia thành công là những quốc gia có tầm ảnh hưởng.

APEC mang đến cơ hội gì cho VN?

Chắc chắn là Hội nghị Thượng đỉnh APEC được tổ chức trong tuần này sẽ biến Việt Nam trở thành tiêu điểm chú ý của thế giới.  Theo Ông, Việt Nam có thể và nên làm gì để tận dụng những cơ hội do Hội nghị Thượng đỉnh APEC đem lại? Chúng tôi có thể kỳ vọng gì từ APEC?

 Ông Thomas Vallely trong một cuộc trao đổi trực tuyến với Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn.

APEC là một diễn đàn cho các nền kinh tế trong khu vực thảo luận các vấn đề mà các bên cùng quan tâm. Tôi tin là anh cũng biết câu nói đùa rằng APEC là chữ viết tắt của “A Perfect Excuse to Chat” (một dịp lý tưởng để tán gẫu). Nhưng ngay cả khi các nhà lãnh đạo cao nhất của các quốc gia gặp nhau để bàn chuyện phiếm thì cũng chẳng có gì sai trái cả.

Các nhà lãnh đạo của Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để thiết lập các một quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh hàng đầu của thế giới, và để trao đổi với họ về những mong muốn của chính phủ Việt Nam được gắn bó một cách mật thiết hơn với những trào lưu kinh tế và chính trị của khu vực và thế giới, cũng như về những điều phần còn lại của thế giới đang nói về Việt Nam.

Quan hệ Việt - Mỹ hậu bầu cử

Tham dự APEC cũng là chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Mỹ George W. Bush ra nước ngoài kể từ khi Đảng Cộng hòa mất quyền kiểm soát cả Thượng và Hạ viện.  Có vẻ như cuộc bầu cử giữa kỳ đã làm thay đổi một cách cơ bản bức tranh chính trị của nước Mỹ. Ông có cho rằng thắng lợi của Đảng Dân chủ sẽ có những hệ lụy quan trọng đối với quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam?

Rõ ràng là kết quả của cuộc bầu cử vừa rồi phản ánh sự bất mãn của người dân Mỹ đối với chính sách đối ngoại cũng như quan hệ của Mỹ với phần còn lại của thế giới nói chung.

Tôi cho rằng ngay lập tức chúng ta sẽ chứng kiến sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong đó nhấn mạnh hơn tới đối thoại và ngoại giao. Nước Mỹ sẽ trở nên cởi mở hơn trong việc tham gia đối thoại một cách xây dựng với các quốc gia hiện không có mối quan hệ tốt đẹp với Washington, như Iran chẳng hạn. 

Cụ thể về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, tôi chưa thấy bất kỳ một sự thay đổi quan trọng nào cả. Tôi cảm thấy thất vọng khi Hạ viện Mỹ không phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam hôm 13/11 vừa qua. Tôi hy vọng rằng trong thời gian tới Hạ viện sẽ bỏ phiếu lại.  Không thông qua PNTR là một thiệt thòi đối với Việt Nam, nhưng đồng thời cũng không tốt cho nước Mỹ. 

Tuy nhiên, chúng ta không nên để việc này phủ bóng tối lên mối quan hệ kinh tế quan trọng giữa Việt Nam và Mỹ và tiềm năng to lớn của nó.   Tôi cho rằng, nhìn chung quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam hiện đã rất bình thường. Tất nhiên là những sự kiện gần đây như việc Việt Nam gia nhập WTO, việc Intel đầu tư vào Việt Nam, và APEC nữa, tất cả cùng giúp tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại Mỹ, đặc biệt là trong giới kinh doanh.

Về phương diện kinh tế và thương mại, tôi e rằng thắng lợi của Đảng Dân chủ có thể dẫn tới quan điểm bảo hộ của Washington.  So với Đảng Cộng hòa thì Đảng Dân chủ thường có tính bảo hộ và hoài nghi hơn đối với toàn cầu hóa. Đây là vấn đề Việt Nam cần ý thức rõ, nhất là khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ liên tục tăng.

  • Nguyễn Anh Tuấn (thực hiện)
     
     

,
,