,
221
4922
Hình dung về tương lai
tuonglai
/60nam/tuonglai/
773934
Việt Nam có thể trở thành một Trung Quốc mới
1
Article
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
,

Việt Nam có thể trở thành một Trung Quốc mới

Cập nhật lúc 14:36, Thứ Hai, 13/03/2006 (GMT+7)
,

Việt Nam đang nổi lên như một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc vài năm trước đây, đó là nhận xét của các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực Offshoring và Outsourcing.

Mô hình Trung Quốc

Khi Patrick Kruse nhận ra nhu cầu phải mở rộng sản xuất ra nước ngoài nếu muốn duy trì khả năng cạnh tranh, ông bắt đầu với Trung Quốc. Điều đó cho phép ông tiết kiệm được chi phí lao động, nhưng chất lượng không được đảm bảo.

Soạn: AM 712569 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 

''Chúng tôi thực sự đã phải từ chối một số chuyến hàng gây tổn hại tới công việc kinh doanh của chúng tôi'',  đó là bộc bạch của Patrick Kruse - 45 tuổi - người sáng lập công ty Ruff Wear Inc., một nhà sản xuất thiết bị và đồ dùng dành cho chó có trụ sở tại Bend, Ore với doanh số bán trong năm 2005 khoảng 2 triệu USD.

Một chủ doanh nghiệp khác đã gợi ý Kruse nên xem xét Việt Nam và giới thiệu ông với một chủ nhà máy ở đó. Khi Kruse thăm Việt Nam, ông nhận thấy rằng ngành dệt may đang phát triển mạnh mẽ để xuất khẩu sang châu Âu, đặc biệt kể từ khi Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ.

Kruse nhận thấy rằng, nhiều nhà máy ở TP. Hồ Chí Minh chuyên sản xuất ba lô, dụng cụ leo trèo và nhiều sản phẩm khác tương tự như hoạt động sản xuất các thiết bị, đồ dùng dành cho chó của công ty Ruff Wear.

Offshoring hiểu đơn giản là hình thức sử dụng nguồn lực từ nước khác. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Offshoring thường là các hợp đồng gia công phần mềm (hay phát triển phần mềm). Việc giao tiếp thường được thực hiện thông qua đường kết nối dữ liệu tốc độ cao, cho phép các kỹ sư và nhà quản lý giao tiếp trên cơ sở thời gian thực. Khách hàng có thể giám sát từ xa quá trình và các mốc phát triển dự án trên cơ sở từng phút, đảm bảo chất lượng và quy trình.
 

"Ở đó có cơ sở hạ tầng. Và tất cả những gì chúng tôi phải làm là nhảy vào'', Kruse cho biết. Kể từ khi ký thoả thuận hợp tác với một công ty tại TP. Hồ Chí Minh năm 2003, những vấn đề về chất lượng của ông biến mất.

Giờ đây, Kruse làm ăn trực tiếp với các nhà sản xuất Việt Nam, không còn phải thông qua hàng loạt môi giới ở Hồng Kông nữa.

Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều ưu đãi về thuế và tài chính cho các dự án xây dựng nhà máy trong các đặc khu kinh tế. Kruse đang phải trả tri phí cao hơn ở Trung Quốc một chút, nhưng chất lượng và sự tiện lợi cũng đáng với cái giá đó, ông cho biết.

Theo các chuyên gia, Việt Nam có thể đang nổi lên như một mô hình nhỏ của Trung Quốc vài năm trước đây. Kết quả điều tra do hãng tư vấn Mỹ NeoIT công bố năm 2004 cho thấy, Việt Nam có mức lương trả cho nhân công trong lĩnh vực IT thấp nhất trong số 7 nước gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Cầu đã đuổi kịp cung ở một số quốc gia đóng vai trò đi đầu trong hoạt động offshoring, Theo ông Ton Heijmen, cố vấn cấp cao về outsourcing cho Conference Board tại Thành phố New York, tình trạng trên sẽ đẩy chi phí lên cao tại một số nơi vốn trước đây dựa chủ yếu vào chi phí thấp. 

''Ấn Độ đang ngày càng đắt đỏ, đặc biệt là outsourcing liên quan đến IT. Và, ở đó thiếu những kỹ năng IT nhất định'', Heijmen nhận xét. 

Atul Vashistha, Tổng giám đốc NeoIT, nhận xét Việt Nam có hàng loạt lợi thế khác chứ không riêng gì lợi thế về chi phí. Ví dụ, quốc gia Đông Nam Á này có số lượng lớn y tá có trình độ và giá rẻ, điều này thích hợp với các hãng y tế Mỹ outsource công việc của mình. Đặc biệt, nhiều người Việt Nam nói tiếng Anh và tiếng Pháp tốt, dễ dàng trong giao tiếp hơn so với ở Trung Quốc.

Người đến sau

Outsourcing là việc quản lý và/hoặc thực hiện toàn bộ một chức năng kinh doanh được giao cho một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài. Dịch vụ có thể được cung cấp bên trong hay bên ngoài công ty khách hàng; có thể thuộc nước sở tại hoặc ở nước ngoài. 

IT Outsourcing là việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Outsourcing phổ biến trong các công ty có nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến. IT outsourcing cũng có nghĩa là việc thuê người bên ngoài thực hiện mảng công nghệ thông tin của công ty mình. Một đối tác như vậy sẽ cung cấp nhân lực làm việc sát cánh với nhân viên của công ty, có khả năng nắm bắt các vấn đề của riêng công ty và từ đó giúp công ty chuyển giao và thực hiện các giải pháp thích hợp.

Tuy nhiên, Offshoring ở Việt Nam cũng gặp phải một số vấn đề. Với dân số tương đối nhỏ, Việt Nam sẽ không bao giờ bằng được Trung Quốc hoặc Ấn Độ xét về lực lượng lao động.

NeoIT ghi nhận rằng, trong lực lượng lao động Việt Nam vẫn thiếu các chuyên gia cao cấp về IT. Xét về mặt tổng thể, nhìn chung lực lượng lao động Việt Nam thiếu kinh nghiệm và không được đào tạo tinh vi như một số nước khác. V

iệc phát triển đường sá, sân bay, mạng lưới điện và bất động sát kém hiện đại hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ và một vài nước khác. "Việt Nam là người gia nhập muộn vào lĩnh vực này'',  Vashistha cho biết.

Alan Tonelson, một nhà nghiên cứu tại Hội đồng Thương mại và Công nghiệp Mỹ tại  WashingtonDC, tin tưởng rằng, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng. 

''Giống như phần lớn các nền văn hoá Đông Á, ở đó có rất nhiều năng lực kinh doanh''.

Ông Tonelson nhận xét thêm, kỹ năng ngôn ngữ của người Việt Nam, cùng với những mong mỏi của các nhà outsource Mỹ muốn đa dạng hoá bên ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển đất nước. 

Về phần mình, Kruse cho biết ông thấy Việt Nam là nơi tuyệt vời để outsource hoạt động sản xuất của mình và rằng, ông rất ấn tượng với năng lực của các nhà cung ứng Việt Nam, nắm bắt nhanh nhạy và đáp ứng tốt những đòi hỏi về mẫu mã sản phẩm mới. 

''Họ có khả năng đưa ra giải pháp nhanh và những giải pháp đó thật xuất sắc'', Kruse nhận xét. 

  • Trần Kiên (tổng hợp)

,
,